Qua những chiêu thức marketing “bá đạo” cho các sản phẩm 18+, Pornhub đã chứng minh được rằng không phải lúc nào cũng cần chi nhiều tiền để phủ sóng truyền thông.
Nắm trong tay lượng lớn phương tiện truyền thông, ngân sách “khủng” hoặc hợp tác với KOLs có thể giúp các thương hiệu dẫn đầu thị trường của Gen Z. Thế nhưng Pornhub lại không hề sở hữu bất cứ yếu tố nào nói trên.
Ngân sách tiếp thị hàng năm của Pornhub chỉ ngang tầm số tiền mà CEO Disney – Bob Iger làm ra trong một ngày, sản phẩm chính của họ chẳng có gì khác ngoài cảnh giường chiếu. Vậy mà danh tiếng của Pornhub thì luôn “như diều gặp gió” và làm tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí.
Dưới đây là 3 bài học từ Pornhub mà các nhà tiếp thị có thể xem xét ứng dụng cho chiến dịch của mình.
Áp dụng chiến thuật “Juxtaposition”
Juxtaposition (Sự tương cận) là một thuật ngữ về cách đặt hai vật thể liền kề nhau, nếu hai vật này càng khác biệt thì càng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Pornhub đã khéo léo chèn các chủ đề táo bạo của mình vào những quan tâm thường ngày của khán giả.
Một trong những sản phẩm được đánh giá cao của Pornhub đó là quảng cáo dịch vụ cộng đồng “Dirtiest Porn Ever” quay tại vùng biển Caribbean để phản ánh vấn đề dọn dẹp rác thải ngoài bãi biển.
Ngoài ra, Pornhub còn ra mắt gói đăng ký xem phim người lớn trọn đời vào Thứ Sáu Đen cùng sự bày tỏ: “Cứ đến dịp Black Friday – lễ hội mua sắm đình đám nhất trong năm, chúng ta lại tràn ngập trong những chương trình khuyến mãi của các cửa hàng điện tử hay quần áo. Tuy nhiên khi chuẩn bị các món quà truyền thống như vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã thấu hiểu người mình yêu thương nhất bằng quà tặng họ thực sự muốn và cần”.
Đến cả Disney cũng ước rằng bộ phim “Sự trỗi dậy của Skywalker” của mình cũng có thể nhận được nhiều review tích cực từ các trang báo New York Post, Forbes, The Clio Awards blog, Daily Dot… như về quảng cáo của Pornhub.
Trở thành người tiên phong
Làm người tiên phong trong bất kì điều gì đều lôi cuốn sự quan tâm của báo chí, đặc biệt khi đó là một lĩnh vực hoàn toàn do bạn tạo ra.
Chưa từng một ai yêu cầu một quảng cáo cho dịp Hanukkah – lễ hội ánh sáng của người Do Thái trong thế giới phim 18+. Nhưng 2 năm trước, Pornhub đã tung quảng cáo “Hanukkah Gets Lit” để góp vui cho ngày lễ và giành được rất nhiều sự chú ý của truyền thông.
Và cũng chưa từng có ai nhắc về những “ham muốn” của con người bên ngoài Trái Đất. Vậy mà Pornhub đã lập hẳn chiến dịch Indiegogo để gây quỹ 3.4 triệu đô la cho bộ phim người lớn đầu tiên ở không gian vũ trụ “Sexploration”.
Thể hiện sức mạnh thương hiệu
Nếu bản chất doanh nghiệp của bạn là theo định hướng dữ liệu (Data-Driven Marketing), hãy nghĩ đến việc khai thác kho tàng dữ liệu quý giá để đưa thương hiệu của mình đứng đầu thị trường. Trong năm 2018, Pornhub đã chuyển đổi lượng dữ liệu khổng lồ được so sánh với “dung lượng não bộ của toàn thể sinh viên đại học Stanford”. Vào năm 2019 vừa qua, số lượng dữ liệu ấy đã tăng lên đến hàng triệu tỷ byte.
Các nhà tiếp thị sẽ dần quên mất Google khi họ có thể tìm hiểu insight của người dùng thông qua hành vi người dùng được ghi lại bởi những lần truy cập trang người lớn Pornhub.
Kết luận
Như bạn thấy đấy, khi lựa chọn con đường gập ghềnh và khó đi hơn nhưng lại nhận được nhiều sự chấp thuận hơn hầu hết các nhãn hàng khác, cả thế giới marketing sẽ ngồi lại và chăm chú học hỏi từ bạn, chẳng hạn như Pornhub.
Hãng bán lẻ trực tuyến hàng đầu Amazon tiếp tục là thương hiệu giá trị nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp. Thậm chí đây là lần đâu tiên có một thương hiệu đạt giá trị vượt mốc 200 tỷ USD.
Theo báo cáo Brand Finance Global 500 mới nhất, Amazon tiếp tục trở thành thương hiệu có giá trị nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp. Giá trị ước tính của thương hiệu này lên tới 220,7 tỷ USD.
Đây cũng là lần đầu tiên một công ty đạt giá trị thương hiệu vượt mốc 200 tỷ USD. Nhìn chung giá trị của Amazon đã tăng 17,5% so với hồi năm 2019.
Sự tăng trưởng này được cho đến từ việc mở rộng của Amazon trong lĩnh vực điện toán đán mây, dịch vụ phát trực tuyến, điện tử tiêu dùng và logistic. Lướt qua danh sách top 10, một số cái tên khác không có sự thay đổi quá lớn.
Google vẫn đứng vị trí thứ hai với giá trị thương hiệu lên tới 159,7 tỷ USD. Theo sau là Apple với 140,5 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm ngoái.
Microsoft có trị giá thương hiệu hơn 177 tỷ USD, xếp thứ tư và đứng thứ năm là Samsung với 94,4 tỷ USD. Trong khi đó, Facebook đứng thứ 7 với giá trị thương hiệu ước tính 79,5 tỷ USD. Huawei cũng lọt danh sách top 10 với 65 tỷ USD.
Đáng chú ý là thương hiệu Nokia chứng kiến mức tăng 1%, lên 9,9 tỷ USD và cũng là ứng viên Phần Lan duy nhất trong top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới. Vị trí của Nokia đã tăng từ 188 (năm ngoái) lên 182 trong năm nay.
Nhìn chung, lĩnh vực công nghệ đang cho thấy giá trị thương hiệu cao nhất. Tổng giá trị thương hiệu gộp từ 46 công ty công nghệ trong danh sách lên tới 986,5 tỷ USD.
Sự sụt giảm đáng kể về giá trị thương hiệu thể hiện rõ trong lĩnh vực viễn thông. Khi phần lớn các thương hiệu nhà mạng lớn đã không còn giá trị như trước. Ví dụ như thương hiệu AT&T đã giảm 32% về giá trị thương hiệu. Tuy nhiên sự bùng nổ về mạng 5G trong năm nay dự kiến sẽ giúp các thương hiệu này tăng trưởng trở lại.
Xét theo khu vực, Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu giá trị nhất. Tổng cộng Mỹ có 205 công ty với trị giá lên tới 320,4 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 70 công ty, giá trị thương hiệu đạt 133,4 tỷ USD.
Bảng xếp hạng các quảng cáo Youtube được xem nhiều nhất tháng 12 năm 2019 tại khu vực APAC đã gọi tên 13 TVC – MV đến từ 13 thương hiệu khác nhau. Trong đó, đại diện Việt Nam là MV Vinamilk Bóng Đá “Việt Nam Ta Có” – sản phẩm đánh dấu việc Vinamilk đồng hành cùng VFF và đội tuyển quốc gia trên hành trình chinh phục giấc mơ Vươn Cao Việt Nam.
Xem danh sách các quảng cáo thuộc top Youtube Ads Leaderboard tháng 12 năm 2019 tại đây
Các thương hiệu xe hơi của Mỹ bị mang tiếng là sản xuất những chiếc xe quá lớn, đốt nhiên liệu không cần thiết và dễ bị hỏng trong vòng vài năm.
Nissan, Toyota, Suzuki, Mitsubishi và Honda có điểm gì chung? Tất cả chúng đều là thương hiệu Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Ngay cả ở Hoa Kỳ, các công ty Nhật Bản cũng kiểm soát được phần lớn thị trường. Ví dụ, Ford sở hữu 14,1% thị trường xe hơi, trong khi Toyota, một công ty Nhật Bản, sở hữu mức gần như tương tự là 14%.
Còn tại thị trường Nhật, Ford đã phải rời khỏi đây vào năm 2016 vì không cạnh tranh được thị phần. Vậy tại sao các thương hiệu xe của Nhật làm tốt như vậy còn các hãng của Mỹ thì không?
Trước tiên, mức thuế cao không phải là lý do được nhắc đến ở đây. Trên thực tế, các công ty Nhật Bản phải trả thuế để được nhập khẩu ô tô vào Mỹ, nhưng chính phủ Nhật Bản rất tử tế khi không tính bất kỳ mức thuế như vậy đối với các công ty Mỹ nhập khẩu ô tô vào Nhật Bản.
Vậy tại sao xe hơi Mỹ lại thất bại ở xứ sở mặt trời mọc như vậy:
Vấn đề kích thước
Nếu bạn tìm trên YouTube, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những video từ Nhật Bản nơi nhân viên nhà ga phải đẩy mọi người lên tàu để đóng cửa. Sự đông đúc là một vấn đề lớn ở một số thành phố của Nhật Bản cho đến tận ngày nay.
Tất nhiên, những người lái xe ô tô có thể thoát khỏi thử thách hàng ngày này, nhưng giao thông trên những con đường Tokyo đông đúc vẫn là một thách thức.
Giải pháp cho vấn đề này với người Nhật là xe Kei. Những chiếc xe này được sản xuất tại Nhật Bản, nhỏ gọn để dễ dàng lái vào bãi đỗ xe nhưng cũng đủ an toàn để chạy trên đường cao tốc. So với những chiếc xe lớn của Mỹ, những chiếc xe nhỏ hơn này phù hợp với đất nước đông dân Nhật Bản một cách dễ dàng.
Khách hàng Nhật không chỉ mua những gì sẵn có
Không giống những đại lý ở phương Tây, nơi khách hàng phải mua những chiếc xe cố định, khách hàng ở Nhật sẽ có quyền tự do tùy chỉnh chiếc xe của mình.
Người mua xe ở Nhật không thích buộc phải mua những gì họ được đưa cho. Họ thích tự thiết kế một mẫu xe độc đáo của riêng mình, đưa thiết kế đó cho đại lý và đại lý sẽ gửi đi sản xuất theo yêu cầu của họ.
Họ sẽ mất khoảng vài tuần để đưa ra mẫu xe tùy chỉnh cho khách hàng. Nhưng nếu họ có thể kiểm soát được vẻ ngoài, nội thất bên trong hay công suất động cơ theo ý mình thì vài tuần là khoảng thời gian chờ đợi xứng đáng.
Còn các hãng xe của Mỹ lại không sẵn sàng cung cấp dịch vụ xa xỉ như vậy cho khách hàng Nhật của mình.
Trải nghiệm khách hàng cũng là một vấn đề
Tham quan các đại lý xe ở hầu hết các nước phương Tây có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Lấy ví dụ tại một đại lý xe ở New Zealand, nhân viên sẽ không cho bạn ra ngoài cho đến khi bạn mua một chiếc xe nào đó của họ.
Nếu bạn nói sẽ suy nghĩ và trả lời vào ngày mai. Họ sẽ nói những câu dạng như:
– OK, bạn hãy trả 500 USD để giữ chiếc xe này và trả phần còn lại vào ngày mai.
– Chúng tôi sẽ cho bạn vay tiền lãi suất thấp.
– Hãy cân nhắc lại vì xe sẽ tăng giá vào ngày mai.
Ở các đại lý Nhật Bản mang đến một trải nghiệm mua xe khá thanh lịch cho khách hàng của. Mối quan hệ giữa các đại lý xe hơi và người mua không phải chỉ là tiền. Đó là tinh thần hiếu khách và chăm sóc và khách hàng Nhật Bản sẽ không phải trải qua khó khăn mà người mua ở phương Tây phải trải qua.
Các hãng xe Mỹ không có nhiều tiếng tăm ở Nhật Bản
Thử thách lớn nhất mà các thương hiệu ô tô Mỹ tại Nhật Bản phải đối mặt là nhận thức lỗi thời về chất lượng rằng xe của Mỹ ngốn nhiều xăng và quá lớn so với đường phố.
Nhận thức về một thương hiệu là điều rất quan trọng khi khách hàng đưa ra quyết định mua. Ví dụ, McDonald’s được coi là không lành mạnh mặc dù họ cũng bán cả xà lách. Một người có ý thức về sức khỏe thậm chí sẽ không bước vào McDonald’s vì nhận thức tiêu cực này.
Tương tự, các thương hiệu xe hơi của Mỹ bị mang tiếng là sản xuất những chiếc xe quá lớn, đốt nhiên liệu không cần thiết và dễ bị hỏng trong vòng vài năm. Nhận thức cần một thời gian dài để thay đổi, có thể là vài năm nhưng cũng có thẻ là vài thập kỷ. Và đôi khi, họ không bao giờ thay đổi định kiến của mình.
Rõ ràng, cách duy nhất ô tô Mỹ có thể tồn tại ở Nhật Bản là bắt tay với các công ty Nhật Bản hoặc ít nhất là thuê các chuyên gia xe hơi địa phương để giúp họ tìm đường vào thị trường Nhật Bản.
Tất cả mọi thứ từ tùy biến đến trải nghiệm khách hàng đều quan trọng đối với người mua xe Nhật Bản, và vì vậy những người bán xe Mỹ sẽ phải thay đổi nhiều khía cạnh để thành công hơn ở quốc gia này.
Chọn có 1 triệu USD trong tài khoản hay 1 đồng xu tăng giá gấp đôi mỗi ngày? Câu trả lời sẽ cho thấy cuộc đời bạn có thể trở nên khác biệt và thành công vượt trội hay không.
Đón mừng kỷ niệm 7 năm có mặt tại Việt Nam, Starbucks giới thiệu loạt các thiết kế mới độc quyền, tôn vinh văn hóa Việt cùng các sản phẩm mới.
Vừa qua, Starbucks Việt Nam đã chính thức công bố một loạt các thiết kế mới độc quyền, tôn vinh văn hóa Việt, bao gồm: phin pha cà phê Việt Nam, bộ sưu tập ly cốc mang tên “Vietnam Been There” và thẻ Starbucks độc quyền tại thị trường Việt Nam. Đồng thời đại diện hãng cũng công bố việc bắt đầu cung cấp ống hút giấy tại các cửa hàng trong thời gian tới.
Starbucks chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng tại Sài Gòn, đến nay sau 7 năm hoạt động được cho là rất thành công, thương hiệu cafe này đã có tới 62 cửa hàng tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn. Tại sự kiện, Tổng giám đốc Starbucks chia sẻ: “Thử thách nhất trong 7 năm qua của Starbucks là đi tìm thị trường mới. Rất nhiều khách hàng thường xuyên hỏi khi nào Starbucks có ở Nha Trang, Quy Nhơn, Vinh, Bắc Ninh… song để kinh doanh ở những địa điểm này vẫn cần phải nghiên cứu, tìm hiểu thêm”.
Theo Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc (UNEP), đã có 80 nước trên thế giới đưa ra các lệnh cấm đối với các vật dụng nhựa sử dụng một lần. Từ sau lệnh cấm ống hút nhựa ở Canada vào tháng 6/2019, Starbuck đã tiến hành một loạt thay đổi về nhựa dùng một lần không chỉ ở những cửa hàng Bắc Mỹ mà còn trên toàn cầu với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn ống hút nhựa vào năm 2020. Bên cạnh Starbuck, các thương hiệu chuỗi lĩnh vực đồ uống khác tại Việt Nam cũng đã có động thái sử dụng một phần ống hút giấy như: Trung Nguyên Legend, Phúc Long Coffee & Tea…
Ở tuổi ngoài 60, doanh nhân Trịnh Thành Nhơn vẫn miệt mài tìm lại ánh hào quang cho thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan.
Ra đời từ năm 1988, sản phẩm kem đánh răng Dạ Lan là sản phẩm hợp tác giữa Cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải sau này) và kỹ sư Lưu Trung Nghĩa – một trong những chuyên gia đầu ngành sản xuất kem đánh răng tại Việt Nam vào thời điểm đó.
Câu chuyện đầy cay đắng
Ban đầu, kem đánh răng Dạ Lan gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, doanh nghiệp tiềm năng. Đích thân ông Trịnh Thành Nhơn, chủ Cơ sở sản xuất Sơn Hải, đã phải tự bươn chải, chở hàng đi bán từ Đà Nẵng xuống tận Cà Mau và sau này “Bắc tiến” để giới thiệu sản phẩm ở hội chợ Hà Nội nhưng hầu như không thu được đồng nào vì khách hàng đa số chấp nhận ký gửi.
Ở tuổi 60, ông Trịnh Thành Nhơn luôn khao khát đưa Dạ Lan trở về thời hoàng kim.
Năm đầu tiên, khi Dạ Lan chở một container hàng ra ngoài miền Bắc để bán và chào hàng tại các khu chợ thì đã gặp tình trạng tồn đọng suốt nhiều ngày dài.
“Cuối cùng, tôi phải chọn một cái giải pháp đó là đến gặp các cấp chính quyền, các khu du lịch gửi quà tặng và viết tên lên sản phẩm của mình. Sau đó, tôi ra nhà sách đặt mua lịch, thuê in lên dòng chữ: “Công ty Sơn Hải, kem đánh răng Dạ Lan kính biếu”. Cứ mỗi quầy bán tạp hóa, tặng vài cuốn lịch kèm 10 ống kem đánh răng Dạ Lan.
Thời điểm đó, có một quyển lịch rất quý, người ta tranh nhau nhận kem đánh răng chỉ để có cuốn lịch. Sau đó, có người đã tìm đến chúng tôi, sau 10 ngày sản phẩm của chúng tôi được bán hết. Đó có lẽ là kỉ niệm mà cả cuộc đòi tôi chẳng thể nào quên được. Cũng từ đó, sản phẩm Dạ Lan bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc”, ông Trịnh Thành Nhơn chia sẻ.
Theo ông chủ Dạ Lan, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, luôn bị khó khăn bủa vây, vì thế, sự kiên trì, nỗ lực theo đuổi ngành nghề lựa chọn là điều vô cùng quan trọng. Ông cũng khuyên nhà khởi nghiệp, không có gì dễ dàng và nếu dễ dàng có, cũng sẽ dễ dàng mất.
Giai đoạn năm 1993 – 1994, Dạ Lan hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường kem đánh răng nội địa, nắm trong tay tới 70% thị phần cả nước, riêng từ Đà Nẵng trở vào là 90% thị phần. Nhờ vậy, Dạ Lan được xem là “công thần” số một trong việc đánh đuổi kem Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam. Không chỉ được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam, kem Dạ Lan còn được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1995, thị trường kem đánh răng nội địa bị đảo lộn do những “ông lớn” ngành hóa mỹ phẩm thế giới là Unilever và Colgate Palmolive đặt chân tới Việt Nam.
Trả lời cho câu hỏi khi Dạ Lan đang ở giai đoạn phát triển và đã có thành tựu, lý do gì khiến thương hiệu này sát nhập với Colgate, liệu đây có phải là một quyết định sai lầm như trước đây ông Nhơn từng phát biểu hay không, ông chủ Dạ Lan lý giải, đó là bước đi đúng thời điểm.
Dạ Lan phát triển trong bối cảnh đất nước khi đó vẫn còn khó khăn về cơ chế và điều luật với kinh doanh tư nhân. “Khi tôi nghe đến chuyện khởi nghiệp ngày nay của các bạn trẻ, thật sự tôi thấy đó là một điều hạnh phúc mà thời kì chúng tôi không có được”, ông Nhơn nói.
Theo ông Nhơn, ở thời kỳ hoàng kim, mỗi sáng, trước cửa nhà máy luôn là hàng dài người xếp hàng chờ mua sản phẩm Dạ Lan, doanh nghiệp tựa như một “cô gái đẹp” và nhận được nhiều lời “dụ dỗ” và đã “xiêu lòng” trước Colgate.
Năm 1995, công ty quốc tế Colgate Palmolive đặt vấn đề liên doanh với Sơn Hải, công ty sở hữu nhãn hiệu Dạ Lan. Ban đầu, ông Nhơn không đồng ý với Colgate Palmolive, nhưng việc Công ty Phong Lan tuyên bố bán lại P/S, thương hiệu kem đánh răng “anh em” với Dạ Lan, cho Unilever với giá 5 triệu USD đã khiến ông phải cân nhắc.
Khi đó Dạ Lan và P/S đang cùng nhau độc chiếm thị trường kem đánh răng, việc P/S về tay Unilever – một doanh nghiệp lớn ngành hóa mỹ phẩm thế giới, khiến vị trí dẫn đầu của Dạ Lan bị đe dọa. Chưa kể, Colgate đã tỏ rõ tham vọng tấn công vào thị trường dù không đạt được liên doanh với Dạ Lan.
“Thời điểm đó, chúng tôi có thương hiệu được nhiều người biết đến, có dây chuyền công nghệ khoa học kỹ thuật, tương tự chúng tôi, P/S cũng được Unilever tìm đến và dụ dỗ với nhiều chính sách và đãi ngộ tốt.
Ở thập niên 90, chính sách chỉ cho doanh nghiệp nước ngoài vào liên doanh và nếu P/S liên doanh với Unilever thì đó sẽ là một nguy cơ lớn cho Dạ Lan. Chưa kể Colgate vẽ ra một bức tranh tốt đẹp trong nhiều năm tới, nhãn hiệu của chúng tôi được mua lại với giá cao rất nhiều lần.
Lúc đó tôi đã bị dao động, đây không phải là vì tiền mà là tôi đang tìm được một người giúp cho công ty tôi phát triển”, ông Nhơn cho biết.
Nhìn lại quyết định bắt tay với Colgate, ông Nhơn cho rằng, đó là quyết định đúng ở thời điểm khi mà ông đã tìm được đối tác có thể giúp công ty đi xa hơn.
Tuy nhiên, đáng tiếc là Colgate đã không phát triển nhãn hàng Dạ Lan tốt hơn lên như cách Unilever đã làm với P/S. Chỉ sau 1 tháng thay đổi chiến lược sản xuất, sản phẩm bị khách hàng và thương nhân từ chối đón nhận. Không lâu sau đó, Colgate dẹp bỏ Dạ Lan vì không có lợi nhuận.
Chưa hết, năm 1998, phía Colgate Palmolive còn quyết định giải thể luôn công ty này vì thua lỗ. Tuy nhiên, ông Nhơn cho biết, sau 3 năm liên doanh với Dạ Lan, Colgate Palmolive đã chiếm được 10% thị phần, tương đương với 30 triệu USD.
Khát vọng hồi sinh
Sau khi Dạ Lan biến mất khỏi thì trường, ông Nhơn cũng lui về ở ẩn. Ông cùng vợ dự định sang Canada định cư an dưỡng tuổi già để nuôi con cái ăn học. Nhưng máu kinh doanh trong ông Nhơn luôn sôi sục, thôi thúc ông trở về nước tiếp tục kinh doanh. Và Công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế ra đời với các sản phẩm bột giặt, nước rửa chén, nước lau sàn, kem đánh răng…
“Cả cuộc đời tôi gắn liền với việc kinh doanh, nó là sự sống của tôi. Kinh doanh có thành công, có thất bại, có nuối tiếc nhưng chưa bao giờ tôi bỏ cuộc. Trong cuộc đời tôi không biết bao lần gặp khó khăn và thất bại nhưng tôi vẫn theo đuổi”, ông Nhơn tâm sự.
Ông cho biết, sau khi ngưng hợp tác với Colgate, 5 năm sau thì ông Nhơn bắt đầu mở một nhà máy sản xuất mì. Nhà máy cũng ăn nên làm ra và là thương hiệu có tiếng, khi đó tập đoàn Unilever mời liên doanh với họ để làm sản phẩm Knor. “Họ hỏi tôi có muốn liên doanh nữa hay không, khi đó tôi trả lời dứt khoát là không. Bây giờ nếu tôi liên doanh với Unilever thì có lẽ cũng sẽ mang một món nợ giống như với Colgate ngày trước”.
Sau khi “đứa con” tinh thần Dạ Lan bị dìm chết, may mắn khi Colgate Palmolive tuy mua thương hiệu Dạ Lan nhưng không đăng ký bảo hộ độc quyền. Và 10 năm sau, khi hợp đồng liên doanh giữa Dạ Lan và Colagate hết hiệu lực, ông Nhơn từ Canada trở về Việt Nam tiếp tục đăng kí và phát triển Dạ Lan. Hiện nay, kem đánh răng Dạ Lan đã quay trở lại và xuất hiện trên thị trường.
“Tôi nghĩ cho dù chúng ta chọn ngành nghề gì thì mình phải nỗ lực hết lòng, hết sức và có tâm huyết với nó thì mới có thể có hy vọng thành công. Ngay cả bản thân tôi hôm nay có được một thương hiệu như thế này cũng đã bỏ ra rất là nhiều tâm huyết trong suốt hơn 40 năm. Có những lúc tôi nhớ lại những năm thập niên 70, khi đó có lúc trở về hai bàn tay trắng, chỉ còn duy nhất một can dầu dừa với mục tiêu là cố gắng gầy dựng lại từ đống tro tàn.
Cho đến giờ, tôi đã 60 tuổi, tôi vẫn tiếp tục kiên trì để có thể giành lại thị phần mà Dạ Lan đã từng có trước đây. Tôi cũng từng nói với các con tôi là nếu như không may bố không thể đeo đuổi được thì các con sẽ là người nối nghiệp. Mỗi ngày qua đi tôi đều phải nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, khi ăn, khi ngủ tôi cũng mơ đến ngày Dạ Lan giành lại ngôi vương”, ông Nhơn chia sẻ.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, kem Dạ Lan vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở thị trường. Đã 10 năm trôi qua, mục tiêu tìm lại hào quang xưa cho Dạ Lan của ông Nhơn vẫn còn rất xa và đầy chông gai.
Theo iPrice Group, các công ty thương mại điện tử năm 2020 cần nâng hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời thay vì tăng trưởng ngắn hạn.
Chỉ hai tuần cuối 2019, lần lượt Adayroi và Lotte.vn khép lại cuộc chơi thương mại điện tử, dù đã từng có những mục tiêu rất tham vọng khi ra mắt. Trước đó, cũng trong năm ngoái, sàn Robins.vn và VuiVui dừng bước.
Lý do tuy khác nhau nhưng cả hai đều muốn tập trung vào những hoạt động kinh doanh chủ đạo, mang lại hiệu quả cao hơn. “Điều này phù hợp với một làn sóng thay đổi về tư duy đang xuất hiện trong giới đầu tư và startup công nghệ toàn cầu là phát triển bền vững, tập trung vào lợi nhuận và giảm lỗ”, nhóm chuyên gia của iPrice nhận định.
Làn sóng này bắt nguồn một phần từ vụ IPO thất bại của startup kỳ lân WeWork hồi giữa năm 2019. Xu hướng này cũng đã lan nhanh đến giới startup châu Á. Tại Ấn Độ, hai công ty trước đó đang tăng trưởng mạnh là Ola và OYO đồng loạt sa thải hàng nghìn nhân sự nhằm giảm lỗ. Tại Indonesia, “kỳ lân” Gojek cũng bị buộc phải cắt giảm hoạt động của một số mảng kinh doanh không hiệu quả từ tháng 12.
Tương tự, sàn thương mại điện tử Bukalapak (Indonesia) mới đây cũng đã cho thôi việc 250 nhân viên. Giải thích cho quyết định này, ông Teddy Oetomo, Giám đốc Chiến lược của công ty, cho biết rằng họ muốn nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững thay vì chỉ tăng trưởng ngắn hạn như trước.
Theo iPrice, ngành thương mại điện tử Việt Nam cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng và sự việc Adayroi, Lotte.vn hay Robins.vn chia tay chính là những chỉ báo đầu tiên.
Theo Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam của iPrice Group, Adayroi chưa bao giờ xuất hiện trong top 5 website thương mại điện tử tại Việt Nam xét theo lượng truy cập, kém khá xa so với các đối thủ chính là Shopee Việt Nam, Lazada Việt Nam, Tiki và Sendo. Tương tự, Lotte.vn thậm chí chưa bao giờ có mặt trong top 10.
Với những kết quả đó, không khó để thấy tình hình hoạt động của cả hai sàn này đã không như mong đợi và do đó cũng dễ hiểu khi phải khép lại cuộc chơi.
Trong khi, top 4 sàn hàng đầu là Shopee Việt Nam, Lazada Việt Nam, Tiki và Sendo, dù đều có sự tăng trưởng bền vững qua các năm về lượng người sử dụng, nhưng lợi nhuận thì lại đi theo chiều ngược lại. Theo báo cáo kinh doanh của bốn sàn này mà iPrice tổng hợp được, trong năm 2018, tổng mức lỗ của bốn sàn đã lên đến con số 5.100 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2017.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh cần ‘giáo dục’ người tiêu dùng về thương mại điện tử, đồng thời chạy đua tăng trưởng thì việc các sàn chịu lỗ nhiều năm cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, với tình hình chung hiện nay trên toàn cầu, các công ty này sẽ cần sớm có sự thay đổi.
Mới đây, chính Tiki cũng liên tiếng xác nhận cho thực tế đó. Ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó tổng giám đốc phát triển doanh nghiệp tại Tiki, nhận định, năm 2020 là sẽ một năm đầy thử thách với những công ty khởi nghiệp nói chung và các công ty trong lĩnh vực công nghệ nói riêng do lượng tiền đầu tư vào các mô hình khởi nghiệp công nghệ sẽ giảm đi đáng kể.
Cũng theo ông Khánh, những thử thách này chính là bàn đạp để các doanh nghiệp chứng minh năng lực. Doanh nghiệp nào mang lại nhiều giá trị thiết thực và lâu dài cho khách hàng, cũng như kiểm soát dòng tiền hiệu quả, sẽ trụ vững trên thị trường.
“Như vậy bước vào năm 2020, dự báo ngành thương mại điện tử Việt Nam sẽ chứng kiến một bước ngoặc quan trọng khi thị trường dần đề cao hơn hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời thay cho các chỉ số tăng trưởng ngắn hạn”, iPrice dự báo.
Trước sự ra đi của một số đơn vị thương mại điện tử trong năm qua, đồng thời từ quan sát trên thế giới, những lĩnh vực mới như thương mại điện tử lúc nào cũng sẽ rất sôi động ở giai đoạn đầu, nhưng sau đó chỉ còn từ 2-3 tay chơi sẽ trụ lại và chiếm phần lớn thị phần. Câu hỏi đặt ra là liệu kịch bản này có lặp lại với thương mại điện tử ở Việt Nam?
“Nếu chỉ gói gọn trong thương mại điện tử thì kịch bản như thế có thể diễn ra. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn rộng hơn cho cả nền kinh tế số, và toàn ngành bán lẻ cả online lẫn offline, thì sẽ có nhiều người cùng chiến thắng. Và cuối cùng, thế giới online và offline sẽ cùng kết nối với nhau để mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng”, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị Tiki, trả lời.
Nhìn chung, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho những công ty biết đổi mới và biết giữ chân khách hàng bằng chất lượng, theo iPrice. Với người trong ngành, dù khốc liệt nhưng không thể phủ nhận mức hấp dẫn, với quy mô từ 0,4 tỷ USD năm 2015 tăng lên 5 tỷ USD vào 2019 và kỳ vọng đạt 23 tỷ USD vào 2025, theo Google – Temasek.
“Việt Nam là một quốc gia rất có tiềm năng về thương mại điện tử. Chúng tôi đã ở đây và cam kết đầu tư lâu dài”, ông James Dong, CEO Lazada Việt Nam nói với báo giới hồi đầu năm.
Với sự gia nhập của 2 thương hiệu có lịch sử lâu đời tại châu Á là Bonchon (Hàn Quốc) và J&G 1973 (Đài Loan) trong năm 2019, thị trường gà rán Việt Nam vài năm tới chính là cuộc chiến giữa các thương hiệu kỳ cựu theo phong cách phương Tây – Mỹ và các “tân binh” có vị phương Đông – châu Á.
Có thể nói, trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, không có thị trường gà rán nào lại phức tạp và cạnh tranh khốc liệt như ở Việt Nam.
Hiện tại, hầu hết các thương hiệu gàn rán nổi tiếng trên thế giới đã đến tham chiến tại Việt Nam, chúng ta có thể kể ra đây 2 nhóm chính, gồm: nhóm đầu tiên đến từ ‘vương quốc gà rán’ Mỹ như KFC, Popeyes, Burger King, McDonald’s; nhóm thứ 2 đến từ châu Á giống Jollibee – Philippines, J&G 1973 – Đài Loan, Otoke Chicken – Việt Nam cùng bộ 3 đến từ Hàn Quốc – Lotteria, Bonchon và Papa’s Chicken. Người Hàn Quốc rất ưa thích gà rán, chẳng kém gì người Mỹ.
Bonchon và J&G 1973 là chính là 2 tân binh của thị trường gà rán Việt Nam, khi Bonchon ra mắt cuối năm 2018, còn J&G 1973 chào sân gần cuối năm 2019.
Còn nếu phải phân chia theo phong cách, chúng ta có 2 phong cách chính là gà rán phong vị phương Tây – cụ thể là Mỹ gồm KFC, Popeyes, Burger King, McDonald’s, Jollibee, Lotteria và gà rán phong vị phương Đông như Bonchon, Otoke Chicken, Papa’s Chicken cùng J&G 1973.
Thế nên, không ngoa khi nói, thị trường gà rán Việt Nam trong năm 2020 và ở tương lai sẽ là cuộc chiến không khoan nhượng giữa những cựu binh theo vị chuẩn quốc tế kiểu Mỹ và tân binh đậm chất châu Á.
Ưu – nhược điểm của các “cựu binh” vị phương Tây
Ưu điểm đầu tiên và dễ thấy nhất của các cựu binh chính là thời gian, nhờ là người tiên phong của thị trường, họ đã chiếm một thị phần đáng kể.
Dù không phải là thương hiệu gà rán đầu tiên khai phá thị trường Việt (danh hiệu này thuộc về KFC và Jollibee), nhưng sau 22 năm có mặt ở thị trường cộng với việc cho phép nhượng quyền cho các nhà nhượng quyền nhỏ lẻ, Lotteria đang là thương hiệu gà rán có nhiều cửa hàng nhất – với hơn 210 cửa hàng bao phủ hơn 30 tỉnh thành.
Cũng như thế, KFC cũng đã kịp có khoảng 135 cửa hàng tại hơn 19 tỉnh thành phố của Việt Nam sau 23 năm gầy dựng.
Dù đến sớm nhất nhì thị trường, giống như KFC, nhưng do phát triển cầm chừng trong khoảng 10 năm đầu tiên và phải đến năm 2009, thì Jollibee mới quyết định bung mạnh, nên hiện tại họ chỉ mới có 100 cửa hàng tại Việt Nam. Dù có xuất phát điểm từ Philippines, nhưng phong vị của Jollibee nghiêng về phương Tây hơn phương Đông, còn nếu so với KFC hay McDonald’s, vị của Jollibee ngọt hơn một chút, theo sở thích của người Phillipines.
Nhờ cho phép nhượng quyền, Lotteria đang là thương hiệu gà rán có nhiều cửa hàng nhất Việt Nam.
Ngoài độ phủ, thì các thương hiệu kể trên đã có một chỗ đứng nhất định trong lòng người Việt Nam; đến nỗi, cách đây mới tầm 5 năm, cứ nói đến đi ăn gà rán là người ta sẽ nghĩ ngay đến việc đến KFC, Lotteria hay Jollibee.
Thậm chí, trong tâm thức không ít người việc, KFC đồng nghĩa với gà rán, như kiểu nói xe Honda đồng nghĩa với xe máy, dù thương hiệu xe máy đang có mặt tại Việt Nam không chỉ có mỗi Honda.
Còn nhược điểm đầu tiên, theo thời gian, với sự tuyên truyền của giới truyền thông, gà rán của những thương hiệu nói trên đang bị gán nhãn là ‘đồ ăn không tốt cho sức khỏe’ và sắc đẹp.
Ví dụ: Theo một nghiên cứu của Đại học Iowa, Hoa Kỳ, những người thường xuyên ăn gà rán, cụ thể mỗi ngày một lần, có nguy cơ tử vong sớm vì mọi nguyên nhân cao hơn 13% so với những người tránh loại thực phẩm này. Đối với những người ăn cá rán, con số cũng cao hơn 7%.
“Ăn thực phẩm chiên rán làm tăng tổng lượng calo và nguy cơ béo phì, có liên quan đến gia tăng nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, trong phân tích của mình, chúng tôi đã sàng lọc tổng lượng calo, thói quen sinh hoạt và tình trạng béo phì của những người tham gia. Sau khi kiểm soát các yếu tố này, mối liên hệ giữa thực phẩm chiên rán với cái chết do mọi nguyên nhân và tử vong do bệnh tim mạch vẫn còn“, tiến sĩ Wei Bao, tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Iowa cho biết.
Điều này gợi ý bản thân gà rán và cá rán là những món ăn không lành mạnh.
Nhược điểm thứ hai, mặc dù các thương hiệu gà rán nói trên đã cố gắng ‘Việt hóa’ để phù hợp hơn với thị trường Việt Nam như thêm món có cơm, thêm vị cay; nhưng về cơ bản, họ vẫn phải giữ đúng phong vị phương Tây để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế chung của thương hiệu. Mà rõ ràng, phong vị này không phù hợp với người Việt – khi gà thường làm từ gà đông lạnh khiến thịt gà quá mềm, khá nhạt; chỉ phù hợp với khẩu vị của các em bé.
Ngoài ra, sự bùng nổ của thị trường F&B tại Việt Nam, sự góp mặt của các chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nhì thế giới, cộng với sự tấn công ‘điên cuồng’ của ẩm thực Nhật Bản – Hàn Quốc vào thị trường ẩm thực Việt Nam, đã ảnh hưởng xấu đến doanh số của những ‘người khổng lồ’ nói trên. Hồi xưa, KFC và Lotteria đại diện cho sự ‘sang chảnh’, nay nó đã được thay thế bằng đồ Nhật.
Minh chứng rõ nét nhất: số liệu của Công ty CP Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấy, tổng doanh thu năm 2018 của 5 chuỗi KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, The Pizza Company đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Tuy nhiên, tốc độ này giảm đáng kể so với tỷ lệ 24% của năm 2017.
KFC và Lotteria, hai chuỗi đồ ăn nhanh giữ thị phần cao nhất, cán mốc doanh thu ngàn tỷ đồng, bắt đầu giảm tốc. Báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty Liên doanh TNHH KFC Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 1.480 tỷ đồng, chỉ tăng 7,5% so với năm 2017. Trong khi trước đó một năm, tốc độ tăng doanh thu của KFC đạt hơn 18,3%. Doanh thu năm 2018 của Lotteria Việt Nam chỉ tăng hơn 2%, so với mức 17% một năm trước.
Sau thời gian đầu gây sốt, McDonald’s nhanh chóng hạ nhiệt một cách khó hiểu ở thị trường Việt Nam.
Khi McDonald’s tham gia vào thị trường VN hồi 2014, hãng đã có dự định mở hàng trăm cửa hàng trong vòng 10 năm, nhưng cho tới thời điểm này thì mới mở được 23. Điều tương tự cũng xảy ra với Burger King khi công ty này đầu tư 40 triệu USD vào Việt Nam vào năm 2012, với mục tiêu mở được 60 cửa hàng trước năm 2016. Và cho tới thời điểm này, trên website của thương hiệu này chỉ có 10 cửa hàng.
“Theo thống kê từ Ủy Ban Châu Âu, người Việt Nam chi một khoản đáng kể thu nhập của họ cho tiền ăn, và trong lượng tiền dành cho việc ăn uống đó, 78% là tiền mặt – khác hẳn so với thói quen tiêu dùng qua thẻ của người phương Tây. Dòng tiền khổng lồ đó đi thẳng ra các khu chợ và kiosk bán hàng, và chỉ có 1% chảy vào túi các thương hiệu đồ ăn nhanh.
Có khoảng 540.000 cửa hàng bán thực phẩm và đồ ăn ở Việt Nam; 430.000 trong số đó nằm ở chợ và các kiosk bán hàng. Có gần 80.000 cửa hàng ăn ở Việt Nam, gần 22.000 quán cafe và bar, thế nhưng chỉ có khoảng 7000 cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam. Đây là một sự chênh lệch và thua kém rõ rệt“, hãng CBNC lý giải về một trong nguyên nhân khiến McDonald’s và Burger King chưa thành công tại Việt Nam.
Ưu – nhược điểm của các “tân binh” vị châu Á
Tuy nhiên, sự phát triển cầm chừng của 2 ‘chiến binh’ đến từ Mỹ nói trên không khiến nhiều tay chơi khác chùn tay. Không ít nhà đầu tư đã lóe lên suy nghĩ: nếu ta có thể giới thiệu một thương hiệu gà rán khắc phục 2 điểm yếu lớn của các cựu binh mà chúng ta đã đề cập ở trên: vị không hợp với người Việt và không tốt cho sức khỏe – sắc đẹp, hẳn là chúng ta sẽ thành công, không đi theo vết xe đổ của họ.
Có lẽ, cả nhà đầu tư của Bonchon và J&G 1973 đều có suy nghĩ như thế khi mang 2 thương hiệu nói trên về Việt Nam trong năm 2018 và 2019.
Nói về ưu điểm, thì ưu điểm đầu tiên của 2 ‘tân binh’ này chính là sản phẩm được làm từ gà tươi chứ không phải là gà đông lạnh và đậm đà vị Á, hợp với khẩu vị mạnh của người Việt.
Bonchon có xuất xứ từ Busan – Hàn Quốc, được sáng tạo bởi Jinduk Seo. Bonchon trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là ‘Quê nhà của tôi”. Có một điều hết sức thú vị là, dù có xuất phát điểm từ Hàn Quốc và đậm vị Hàn, nhưng 2 quốc gia ưa chuộng thương hiệu này nhất chính là Thái Lan và Mỹ. Hiện ở Thái Lan, họ có 43 cửa hàng, ở Mỹ có 101 cửa hàng.
Tại Thái Lan, Bonchon được ưa chuộng đến nỗi, nó nằm trong danh sách “phải ăn thử – must try” khi đến du lịch đất nước này của các công ty du lịch danh tiếng. Các cửa hàng Bonchon tại Thái luôn trong tình trạng quá tải, vào dịp cao điểm du lịch, cảnh xếp hàng trước các cửa hàng Bonchon trên khắp nước Thái là không hiếm. Sau khi đi du lịch Thái và chứng kiến sự yêu thích của người Thái với Bonchon, người viết còn tưởng đây là thương hiệu gà rán của người Thái!
Bonchon được mang đến Việt Nam từ cuối năm 2018. Sau hơn 1 năm hoạt động, hiện Bonchon đã có 4 cửa hàng tại Việt Nam – 2 tại Hà Nội và 2 tại TP. HCM.
Giống như Bonchon, J&G 1973 cũng nằm trong danh sách ‘phải ăn thử – must try’ của nhiều website du lịch khuyên du khách khi viếng thăm Đài Loan.
Được bắt đầu từ một xe gà rán tại chợ đêm thành phố Taichung vào năm 1973, trải quan hơn 40 năm gầy dựng và phát triển, J&G trở thành một trong những thương hiệu gà rán lớn nhất và được yêu thích nhất Đài Loan, với 50 chuỗi cửa hàng trên khắp lãnh thổ. Ngoài ra, J&G 1973 còn có 500 cửa hàng tại Canada, HongKong, Malaysia, Philippines, Singapore, Trung Quốc, Úc…
“Như mọi khách du lịch khác, tôi cũng cố thử ăn món gà rán J&G 1973 khi đến du lịch Đài Loan. Sau khi ăn xong, tôi đã cảm thấy rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao nó ngon và khác những món gà rán trước đây mình từng ăn đến như vậy. Sau đó, khi đi qua vài tiệm J&G 1973 khác, tôi luôn thấy hình ảnh khách xếp một hàng dài để chờ tới lượt mình được phục vụ.
Vậy nên, ý tưởng mang thương hiệu này về Việt Nam đã manh nha trong đầu tôi ngay trong chuyến du lịch đó“, chị Trần Thị Thu Hiền – Giám đốc Công ty CP Joy Foods kể về cơ duyên của mình khi quyết định nhượng quyền J&G 1973.
Một trong những điều khiến chị Hiền rất tự tin khi đưa J&G 1973 về Việt Nam là bởi tính khác biệt của thương hiệu này so với các thương hiệu gà rán khác trên thị trường.
Đầu tiên, gà rán và rau củ của J&G 1973 được chiên theo phong cách tempura của Nhật – khi được áo một lớp bột khá mỏng – trong và ít thấm dầu mỡ; nhưng, hương vị lại được tẩm ướp theo bí quyết riêng của gia tộc Huang tại Đài Trung, có ngũ vị hương – gia vị truyền thống của người Trung Quốc. Gà được tẩm ướp khá đậm đà nên không có nước chấm kèm theo và các loại thức ăn đi kèm khác như khoai lang, khoai tây hay khoai mỡ sẽ không tẩm ướp gì nhằm điều vị.
Tất cả gà để làm gà rán trong cửa hàng J&G 1973 đều tươi, tức là từ lò giết mổ đến cửa hàng chỉ trong 24h; sau 3 ngày, lượng gà tươi còn lại sẽ được mang đi tiêu hủy. 100% gà rán đều được chiên bằng dầu nậu nành và được thay mới mỗi ngày. Vì là bếp mở, nên thực khách có thể quan sát được màu sắc dầu để biết các nhân viên của quán có làm đúng quy định hay không. Chỉ khi khách đặt món, thì đầu bếp của cửa hàng mới bắt đầu nấu nướng.
Còn nhược điểm của các tân binh cũng không ít. Thứ nhất, dù định vị J&G 1973 là thương hiệu gà rán tươi và tốt cho sức, nhưng theo chị Thu Hiền, để thuyết phục khách hàng tin vào điều đó là không hề dễ dàng.
“Thành kiến của người Việt Nam về việc gà rán không tốt cho sức khỏe chẳng thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nên chúng tôi đã rất khó khăn trong việc thuyết phục người dùng Việt tin vào sự khác biệt và lành mạnh của J&G 1973. Tiếp theo, do định kiến quá nặng, nên dù thú nhận sản phẩm của J&G 1973 hợp khẩu vị, song không ít khách hàng vẫn nhắn tin phàn nàn với chúng tôi là giá hơi cao.
Mặc dù, với chất lượng và sự đầu tư vào thực phẩm như thế, mức giá chúng tôi đưa ra đã là tối ưu nhất, nhằm có thế cạnh tranh với các thương hiệu khác trong thời gian đầu“, chị Thu Hiền than thở.
Cũng theo quan sát của chúng tôi, 2 cửa hàng mà Bonchon mở tại TP. HCM không hề đông như kỳ vọng. Có lẽ, việc thương hiệu này không chú trọng đến việc PR – Marketing cũng là một trong những nguyên nhân khiến ít khách hàng Việt biết đến, dù nó rất nổi tiếng ở các nước khác.
Một điểm khó nữa trong việc mở rộng thị trường, theo chị Thu Hiền chính là vấn đề mặt bằng. Hiện tại, giá mặt bằng mở quán tại các khu vực trung tâm của các thành phố lớn đã lên nhiều con số không tưởng. Để tìm được địa điểm vừa hợp túi tiền lại phù hợp với sản phẩm là điều vô cùng khó khăn.
Theo đó, xét về quy mô, các thương hiệu vị Á rất khó để so bì với các thương hiệu vị Âu, nhưng với những ưu điểm mà những Bonchon, J&G 1973 hay Papa’s Chicken đang có, nếu họ biết các là PR – marketing, thì sẽ chiếm được vị thế nhất định tại thị trường. Vì dù sao, chẳng ai có thể cưỡng lại xu hướng tiêu dùng hướng đến tốt cho sức khỏe và ‘ăn ngon, mặc đẹp’ của người Việt.
Trong cuộc chiến thương mại điện tử “đẫm máu” có người đến, có người đi, Tiki là doanh nghiệp Việt hiếm hoi thuộc nhóm “người ở lại”, và ở tới 10 năm, dù có 5 lần suýt chết hoặc “vô hòm”. 2019 là năm đánh dấu tên tuổi của đơn vị TMĐT này khi đi cùng với một loạt sản phẩm âm nhạc, từ “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” của Min đến “Anh ơi ở lại” của Chipu…
“Trong 9 năm, Tiki suýt chết hay “vô hòm” 5 lần, nguyên do rất nhiều: hết tiền, nhà đầu tư nghi ngờ, anh em nghi ngờ…”, Tổng Giám đốc Tiki Trần Ngọc Thái Sơn chia sẻ rất thẳng thắn trong một sự kiện về startup hồi cuối năm ngoái.
Nhân dịp đầu Xuân năm mới 2020, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó Tổng Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp tại Tiki, đã có buổi chia sẻ với Trí thức trẻ. Nhìn lại 1 năm qua, vị Phó Tổng của doanh nghiệp thương mại điện tử có 10 triệu khách hàng và hơn 5.000 nhân viên thừa nhận: “Tiki không quan tâm đến việc trở thành kỳ lân hay không, vì suy cho cùng điều đó không phải là lý do chúng tôi khởi nghiệp”.
2019 – Năm ra đi của vuivui, Robins, Adayroi…
* 2019 là năm rút lui của nhiều “tay to” trong lĩnh vực thương mại điện tử. TMĐT năm 2020 sẽ ra sao, theo nhìn nhận của ông?
Ông Ngô Hoàng Gia Khánh: Thị trường TMĐT trong năm 2019 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng với xu hướng tích cực. Cụ thể theo báo cáo của Google – Temasek, TMĐT Việt Nam năm 2019 đạt 5 tỷ USD, tăng 81% so với 4 năm trước, và được mong đợi đạt 23 tỷ USD trong năm 2025.
Các nền tảng có cơ bản tốt (cơ bản tốt ở đây bao gồm các yếu tố như nền tảng công nghệ, hiệu quả sử dụng vốn cao, tư duy hướng đến khách hàng…) sẽ tận dụng được đà tăng trưởng của ngành để phát triển hơn nữa, cũng như có được lợi thế để giành thêm thị phần từ các doanh nghiệp ít khả năng cạnh tranh hơn.
12 tháng qua cũng đã chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn của ngành TMĐT trước sự rút lui của một số “tay chơi”. Điển hình có thể kể đến việc Thế giới Di động (MWG) đóng cửa trang Vuivui.vn vào tháng 12/2018, sau đó là Central Group đóng cửa trang Robins.vn vào giữa năm 2019, và đến cuối năm 2019 lại là một loạt những thay đổi về chiến lược bán lẻ của Vingroup bao gồm cả việc tái cấu trúc trang thương mại điện tử của họ là Adayroi.
Hướng đến năm 2020, chúng tôi nhận định đây là sẽ một năm đầy thử thách của những công ty khởi nghiệp nói chung và các công ty trong lĩnh vực công nghệ nói riêng. Việc nhiều công ty khởi nghiệp trong mảng công nghệ thực hiện IPO không thật sự thành công trên thế giới, như Uber, Slack, hay Wework, đã ảnh hưởng khá nhiều đến các nhà đầu tư trong việc định giá và đầu tư doanh nghiệp, mặc dù mỗi công ty và mỗi ngành nghề sẽ có những đặc thù khác nhau. Bên cạnh đó, những bất ổn về tình hình vĩ mô, như kinh tế, chính trị toàn cầu, cũng tác động đến dòng vốn, và điều này có thể dẫn đến lượng tiền đầu tư vào các mô hình khởi nghiệp công nghệ sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, những thử thách này cũng chính là bàn đạp để các doanh nghiệp chứng minh năng lực thực sự của mình. Điển hình là những doanh nghiệp mang lại nhiều giá trị thiết thực và lâu dài cho khách hàng, cũng như kiểm soát dòng tiền hiệu quả, sẽ là những nhân tố tiếp tục trụ vững trên thị trường và hướng đến phát triển bền vững.
* Một năm có thể nói là có nhiều sự kiện đối với Tiki, trong đó nổi bật là việc hợp tác với một số đối tác…
Chúng tôi luôn quan niệm rằng, muốn đi xa phải đi cùng nhau, vì thế, hợp tác luôn là tinh thần mà chúng tôi luôn hướng tới trong các hoạt động tại Tiki.
Kể về những “được” từ việc hợp tác thì rất nhiều.
Điển hình như việc hợp tác cùng Fahasa – đơn vị lâu đời và uy tín hàng đầu trong ngành sách Việt Nam – nhằm mang đến cho bạn đọc trên toàn quốc nhiều lựa chọn sách thật và chất lượng.
Một sự hợp tác đặc biệt khác chính là việc sáp nhập Ticketbox về Tiki Corporation, giúp mang đến dịch vụ vé sự kiện cho người tiêu dùng Việt Nam. Một kết quả rất lạc quan là sau khi sáp nhập vào Tiki, doanh số của Ticketbox tăng vượt trội và tháng 12 đã đạt doanh số kỷ lục kể từ khi thành lập.
Trong tương lai, Tiki vẫn tiếp tục chào đón sự hợp tác “win-win” với các đối tác nhằm mang đến giá trị cho các bên.
Đầu tư vào hàng trăm MV của sao Việt hiệu quả gấp 20 lần các hình thức quảng cáo trên Youtube
* Từ “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” của Min đến “Anh ơi ở lại” của Chipu đều có “bóng hình” của Tiki. Việc đầu tư liên tục 100 dự án quảng cáo vào hàng loạt MV của sao Việt của Tiki, tính hiệu quả đến đâu?
Có thể thấy rất rõ, mọi người đều nhắc đến dự án này và cụm từ “Tiki đi cùng sao Việt” dần trở nên quen thuộc với khán giả. Đó chính là minh chứng cho sự thành công về mặt truyền thông của dự án này.
Tuy nhiên, để lượng hóa độ ảnh hưởng và phủ sóng của dự án “Tiki Đi Cùng Sao Việt”, chúng tôi có thể chia sẻ một số con số về lượng brand impress, số lượng view…trên các video ca nhạc của nghệ sĩ tính đến thời điểm tháng 11/2019 như sau.
Brand Impression hơn 2,3 tỷ
Tổng view gần 1,6 tỷ view
Đáng chú ý, có đến 13 video của dự án chiếm vị trí top 1 trending Youtube.
Riêng về hiệu quả về mặt chi phí, “Tiki Đi Cùng Sao Việt” mang đến hiệu quả gấp 20 lần so với các hình thức quảng cáo thông thường khác trên nền tảng Youtube.
Trong tháng 05/2019 ra mắt, dự án “Tiki Đi Cùng Sao Việt” cũng lọt Top 10 chiến dịch nổi bật trên mạng xã hội từ báo cáo của Buzzmetrics.
* Nhiều người vẫn nói TMĐT là lĩnh vực “đốt tiền”. Cụ thể thì Tiki “đốt tiền” vào những đâu?
Nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, bên cạnh nghĩ đến lỗ lãi, doanh nghiệp, đặc biệt là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như Tiki, cần chú trọng đầu tư vào sức mạnh lâu dài, như công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân sự… nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động kinh doanh khi quy mô doanh nghiệp càng ngày càng mở rộng theo cấp số nhân.
Tại Tiki, chúng tôi không ngừng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kho bãi trải dài trên toàn quốc tại các thành phố trọng điểm, gồm Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ. Tính đến cuối năm 2019, tổng diện tích kho bãi của Tiki đạt 70.000 m2, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Công nghệ cũng là yếu tố mà chúng tôi chú trọng đầu tư. Dịch vụ TikiNOW 2h là một ví dụ điển hình. Công nghệ giúp chúng tôi tinh gọn quy trình kho bãi, rút ngắn thời gian xử lý đơn hàng, từ đó đảm bảo lời hứa giao hàng đúng hẹn với khách hàng.
Nhân sự là yếu tố quan trọng nhất tại Tiki mà chúng tôi cực kỳ chú tâm. Tính đến nay, nhân sự tại Tiki lên đến hơn 5.000 người. Ngoài những nhân tài trong nước, chúng tôi cũng thu hút những chuyên gia nước ngoài về làm việc tại Tiki, giúp mang những kiến thức và kinh nghiệm quốc tế áp dụng vào các hoạt động để mang lại các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng; cũng như hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân sự trẻ, năng động và ham học hỏi tại Tiki.
* TikiNOW có vẻ vẫn là lợi thế cạnh tranh của Tiki trên thị trường TMĐT?
Dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 giờ TikiNOW 2h là một lợi thế bán hàng độc đáo (USP: Unique Selling Proposition) của Tiki trên thị trường TMĐT Việt Nam, và có thể nói là trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện doanh số đến từ chương trình TikiNOW đang chiếm trên 1/3 tổng doanh số tại Tiki. Chất lượng dịch vụ cũng được thể hiện tốt thông qua các chỉ số vượt trội, như tỷ lệ giao hàng đúng giờ trên 99,8% (số còn lại đến từ các yếu tố ngoài ý muốn khác như thời tiết, kẹt xe, hay khách hàng không nghe máy…); số lượng mặt hàng áp dụng TikiNOW cũng cực kỳ phong phú giúp đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng
Nhằm tiếp tục mang đến nhiều lợi ích tốt hơn cho khách hàng, TikiNOW sẽ có nhiều cải tiến, điển hình như khách hàng có thể lựa chọn giao hàng trong 2 giờ hoặc vào ngày kế tiếp tùy vào thời gian phù hợp. Ngoài ra còn có các ưu đãi độc quyền chỉ dành cho thành viên TikiNOW như hoàn tiền; hoặc gần đây nhất vào dịp Tết Nguyên Đán, thành viên TikiNOW sẽ nhận ưu đãi giảm giá trực tiếp lên đến 9% khi mua các sản phẩm tiêu dùng nhanh; và còn nhiều lợi ích ưu việt khác sẽ được tiết lộ trong thời gian sắp tới.
Tiki đặt mục tiêu sẽ mang lại giá trị gấp 10 lần số tiền khách hàng chi trả cho gói dịch vụ TikiNOW.
* Trong năm 2020, Tiki có gì đột phá để cạnh tranh trên thị trường TMĐT?
Để tạo sức mạnh cạnh tranh, Tiki luôn hướng đến việc tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng. Những giá trị mà theo thời gian vẫn sẽ giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng được trọn vẹn hơn, bao gồm: sự đa dạng của sản phẩm, giá tốt và sự tiện lợi khi mua sắm. Đây cũng là 3 yếu tố mà Tiki sẽ tiếp tục đẩy mạnh làm tốt hơn trong năm 2020.
* Khởi nghiệp TMĐT vốn không dễ dàng. Nhìn lại cả quá trình đến với Tiki, ông thấy điều gì là khó khăn nhất, còn trăn trở nhất đối với lĩnh vực TMĐT? Đâu là động lực đưa Tiki đi lên, có thể ước mơ trở thành kỳ lân trong tương lai gần?
Khó khăn lớn nhất tôi nghĩ là tìm được những người đồng hành có cùng giá trị và tầm nhìn với công ty. Đồng thời là người có đủ năng lực để bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của công ty. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Tiki đều tăng trưởng 3 chữ số mỗi năm, vì vậy công việc của mọi người cũng ngày càng thử thách hơn và đòi hỏi phải luôn học tập không ngừng.
Động lực lớn nhất của tôi chính là sự tin tưởng của 10 triệu khách hàng và sự cống hiến của hơn 5.000 nhân viên hiện tại ở tập đoàn. Chúng tôi thường nhận được câu hỏi khi nào Tiki trở thành kỳ lân. Nhưng thú thật, anh chị em Tiki không quan tâm đến việc trở thành kỳ lân hay không.
Suy cho cùng, trở thành kỳ lân không phải là lý do chúng tôi khởi nghiệp. Cái mà đội ngũ Tiki mong muốn hướng đến chính là phát triển xây dựng công nghệ và hạ tầng nhằm kết nối thế giới số với thực tế, từ đó giúp cuộc sống trở nên đơn giản hơn và thương mại dễ dàng hơn.
Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ trọng đại nhất của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… Hãy đón xem bộ sưu tập quảng cáo của các thương hiệu quốc tế “chung vui” cùng dịp Tết cổ truyền, đồng thời tô đậm các giá trị bản sắc dân tộc phương Đông.
Adidas
TVC mới nhất của Adidas đã làm “náo loạn” thị trường Tết Canh Tý khi quy tụ các tên tuổi đình đám ở thị trường đại lục như Angela Baby, Dịch Dương Thiên Tỉ, Trần Dịch Tấn, Bành Vu Yến, Ninh Trạch Đào.
Với sự kết hợp khéo léo giữa âm thanh hiện đại và gam màu rực rỡ của Tết cổ truyền, bộ sưu tập Adidas Originals gồm giày UltraBoost 20, áo Hoodie, Jacket đã có màn ra mắt đậm chất nghệ thuật.
Nike
Không kém cạnh đối thủ Adidas, quảng cáo của Nike cũng khiến người xem đứng ngồi không yên trước thềm Tết Canh Tý.
Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép “nhận lì xì”! Với phim ngắn “The Great Chase” (tạm dịch: Cuộc rượt đuổi vĩ đại), văn hóa mừng tuổi đầu năm của các nước châu Á được thương hiệu kể lại với lăng kính hài hước và dí dỏm.
Bộ sưu tập 10 đôi giày thể thao “chất như nước cất” của Nike cũng được trình làng cho dịp Tết con Chuột.
Apple
Hóa thân vào vai người mẹ lái taxi luôn mang theo đứa con gái nhỏ của mình trên những chuyến xe, “Ảnh hậu” Hoa Ngữ – Châu Tấn đã truyền tải thành công câu chuyện mẫu tử đầy cảm động vào dịp năm mới 2020.
Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi biết phim Tết của Apple được quay toàn bộ bằng siêu phẩm iPhone 11 Pro, thậm chí nhiều cảnh không cần đến công cụ hỗ trợ.
Chào các bạn, mình là Chuột. “Chuột” mà các bạn thường thấy trong:
“Hôi như chuột chù”
“Nói dơi nói chuột”
“Cháy nhà ra mặt chuột”…
Tuy nhiên, chuột cũng có “chuột this chuột that”, mình còn là “chuột” trong:
“Chuột Mickey – một trong những nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất trên toàn thế giới, một biểu tượng huyền thoại của Walt Disney”.
Chưa hết, loài chuột nhà mình còn là cảm hứng cho các nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nghệ nhân…trong nước và quốc tế.
Gần đây nhất, mình còn xuất hiện trong dự án Tết Canh Tý của team Climax. Nhằm thay đổi định kiến không-mấy-tốt-đẹp của mọi người về loài chuột, team Climax đã biến chuột hôi thành hên, chuột bẩn thành bảnh, chuột hại thành “hịn”, chuột đáng ghét thành đáng yêu. Từ đó, biệt đội chuột-tưởng-vậy-mà-hổng-phải-vậy ra đời. Mỗi em chuột là hiện thân của một điềm lành, cùng nhau mang đến năm Tý như ý cho mọi người.
Trạm dừng chân đầu tiên của biệt đội “chuột như ý” chúng mình chính là những túi quà Tết mà nhà Climax gửi tặng đến khách hàng và nhân viên nội bộ công ty thay cho lời cảm ơn sau một năm cùng nhau gắn bó.
Không chỉ là những tấm thiệp thông thường, bạn còn có thể “hô biến” các em ấy thành món trang trí cho cây mai, cây đào ngày Tết nữa nha!
Chúng mình còn “xâm chiếm” mạng xã hội lớn nhất hiện nay dưới hình thức một trò chơi tương tác. Chỉ với một cú click, người chơi có thể chơi trực tiếp trên Facebook và biết được em chuột nào sẽ “độ” mình trong năm tới.
Ai nói loài chuột chúng mình chỉ mang lại toàn điều xấu xí và xui xẻo? Qua những câu chữ và hình ảnh dí dỏm, team Climax đã chứng minh được rằng chỉ cần suy nghĩ lạc nhiều kết quả bất ngờ và ý nghĩa.
Nằm trong chuỗi dự án dài hơi do chính Climax khởi xướng với thông điệp purposeful reminders, Năm Tý Như Ý tiếp tục làm tròn nhiệm vụ của mình – nhắc nhớ mọi người đến một góc nhìn khác về loài chuột, một góc nhìn tích cực và dễ thương hơn, mở màn cho năm Canh Tý đầy màu sắc và đủ vận may.
Giáp Tết, nhu cầu di chuyển, mua sắm tăng cao, để tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số, hàng loạt bảng quảng cáo đang khoe sắc ở những địa điểm đông người. Giá thuê treo quảng cáo từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng.
Hiện nay các trục đường trung tâm TP.HCM như Lê Duẩn, Đồng Khởi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… đã trang hoàng đường đèn đẹp mắt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Quang Nhựt (chủ nhiệm CLB quảng cáo ngoài trời TP.HCM), nhận định tết này tỉ lệ lấp kín bảng quảng cáo ngoài trời tăng hơn 50% so với ngày thường.
Nếu như mùa thấp điểm, sau tết nhiều đơn vị sẵn sàng giảm giá cho thuê bảng quảng cáo lên đến 40% thì dịp tết này các chủ bảng quảng cáo thường không giảm giá hoặc giảm nhưng rất thấp vì nhu cầu nhiều, không bán được bảng cho người này thì có người kia.
Nhóm hàng sử dụng quảng cáo ngoài trời nhiều phải kể đến nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) chiếm 29%, sau đó đến F&B chiếm 20%, nhóm thương mại điện tử và di chuyển đạt 10%, dưới 10% thuộc về nhóm bất động sản, tài chính – tín dụng, công nghệ, di động, thời trang, giáo dục, y tế.
Tại TP.HCM, giá thuê bảng quảng cáo căng bạt đắt nhất rơi vào khoảng 180.000 – 200.000 USD (tương ứng 4,14 – 4,6 tỉ đồng) cho 1 năm.
Trường hợp ngã sáu Phù Đổng (TP.HCM), dịp tết có hàng chục bảng quảng cáo lớn nhỏ đang hoạt động ngày đêm, bảng điện tử chiếu nội dung sống động của các thương hiệu lớn.
Ghi nhận thời điểm này hầu hết các bảng quảng cáo tại điểm nóng này đã kín chỗ và không thể nhận thêm nữa, kể cả bảng căng bạt và bảng điện tử.
Tại vị trí ngã sáu Phù Đổng, đối với loại bảng căng bạt có giá từ 110.000-150.000 USD (tương đương 2,53 – 3,45 tỉ đồng) cho 1 năm.
Dữ liệu mới đây từ Công ty cổ phần Compasstech đo được trước tết, trung bình 1 bảng quảng cáo gắn tại SatraFood Lê Thị Riêng (nằm ngay ngã sáu Phù Đổng) chiếu sáng từ 6h-22h, trong 2 tuần có khoảng 2,21 triệu người đi qua, trong đó có khoảng 1,81 triệu lượt nhìn thấy quảng cáo. Song song đó, các đơn vị thuê quảng cáo trên bảng điện tử, nội dung linh hoạt, các nhân vật, cảnh vật chuyển động như đang xem phim sẽ có giá từ 6.000-9.000 USD (khoảng 138 – 207 triệu đồng) để mỗi ngày thương hiệu được xuất hiện tổng thời gian là 1 giờ, chạy trong vòng 1 tháng.
Bên cạnh quảng cáo biển bảng, nhiều đơn vị bán nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) như thực phẩm đóng gói, đồ uống, mỹ phẩm… khá ưu chuộng quảng cáo trên các phương tiện giao thông như taxi truyền thống, xe buýt. Thời điểm này các taxi truyền thống gần như đã được dán kín quảng cáo bên hông xe. Để có vị trí dán quảng cáo lên taxi truyền thống dịp tết, doanh nghiệp phải chi từ 2-3 triệu cho 1 xe trong 1 tháng, tùy kích thước miếng dán. Tuy nhiên, các đơn vị taxi thường chỉ chấp nhận tối thiểu là 50 xe cho 2 tháng.
Tết cận kề, nhu cầu mua sắm, đi lại nhiều nên các điểm nóng của ngành quảng cáo ngoài trời còn nằm ở sân bay, trung tâm thương mại, siêu thị, bến xe. Trong khi đó, quảng cáo tại sân bay có quy trình kiểm duyệt khá chặt, do đó ngay từ trong năm các đơn vị lớn đã lên kế hoạch, không đợi nước đến chân mới nhảy.
Đối với các đơn vị mua gấp vị trí quảng cáo ở sân bay thì thường phải chốt hợp đồng trước tết khoảng 1 tháng. Theo đó, giá thuê bảng quảng cáo căn bạt, hộp đèn thường trên 1 tỉ đồng/năm. Bảng điện tử trong sân bay có giá từ 4.000-5.000 USD (92-115 triệu đồng)/giờ/tháng.
Nếu bạn đã từng cảm thấy xót xa khi để thú cưng ở nhà một mình, Spotify có thể “cứu rỗi lương tâm” của bạn bằng cách phát hành một loạt playlist giúp xua tan nỗi cô đơn của vật nuôi.
Ý tưởng độc đáo của Spotify được truyền cảm hứng từ một bài khảo sát: 71% người chủ trên thế giới thường xuyên cho vật nuôi nghe nhạc và phần lớn trong số họ tin rằng âm nhạc giúp những người bạn bốn chân cảm thấy hạnh phúc, xua tan cảm giác tủi thân khi chủ vắng nhà.
Dịch vụ mới nhất của Spotify cho phép người dùng thiết kế một danh sách nhạc riêng cho thú cưng bằng cách nhập tên loài vật, sau đó lựa chọn đặc điểm tính cách của chúng – năng động, thoải mái, nhút nhát hay thân thiện,… Nền tảng sẽ tự động tạo ra một playlist gồm khoảng 30 giai điệu và hiện giới hạn cho các loài chó, mèo, chim, chuột hamster và cự đà (rồng Nam Mỹ). Việc “làm giàu thính giác” cho thú cưng bằng những thể loại cổ điển, soft-rock có thể giúp chúng đạt được “trạng thái sinh lý thoải mái hơn”.
Nếu như Pet Playlists do người dùng tự tạo, thì My Dog’s Favourite Podcast sẽ được tạo sẵn bởi các chuyên gia hàng đầu – bao gồm âm nhạc thư giãn, tiếng nói con người, tiếng mưa… với khả năng “trấn an căng thẳng” ở động vật – theo Spotify đưa tin.
Tuy nhiên, Pet Playlists và My Dog’s Favourite Podcast không phải là những sản phẩm đầu tiên của Spotify “xâm nhập” vào thế giới loài vật. Ở Đức, một trung tâm dành cho các chú chó vô gia cư đã sử dụng nền tảng stream nhạc này để chia sẻ gu âm nhạc của loài vật với những “người cha người mẹ” có tiềm năng nhận nuôi chúng. Và hiển nhiên, Apple Music hay Soundcloud vẫn chưa theo kịp Spotify ở khoản sáng tạo ra những playlist thú vị và hữu ích như thế này.
Bạn nghĩ sao nếu trong phần quà Tết của Agency xuất hiện một lọ quẻ xăm chứa đầy lời tiên đoán vận mệnh tương lai “chất lừ”, khiến Client phải “há hốc” mồm vì ngạc nhiên?
Nếu như ở các nước phương Tây, Giáng Sinh được xem là một dịp lễ quan trọng, “funny” thì đối với các nước phương Đông, Tết không chỉ là dịp lễ lớn nhất mà còn là thời điểm để lưu truyền những nét văn hoá truyền thống đặc trưng nhất. Một trong số đó phải kể đến phong tục xin quẻ đầu năm.
Xin quẻ, hay còn gọi là xin xăm là một trong những tục lệ có từ thời xa xưa của người Việt nói riêng và Á Đông nói chung. Tục lệ này thường gắn liền với các hoạt động tâm linh khác như đi chùa, khấn Phật… giúp mọi người có thêm niềm tin vào những điều tích cực và cầu mong nhiều may mắn trong một năm sắp đến.
Vậy thì, qua bàn tay đạo diễn của Agency, những quẻ xăm đó sẽ được “phá cách” như thế nào để tạo sự ngạc nhiên cho Client?
Những quẻ xăm truyền thống thường có thể là những câu đối hoặc câu thơ, tục ngữ, có cả những vận tốt và vận rủi. Nhưng theo “style” Agency, vận mệnh của bạn sẽ biến thành những lời tiên đoán “siêu cool” gắn liền với tên các thương hiệu, được chuyển sang tiếng Anh, phù hợp với đối tác nước ngoài. Khi gieo quẻ, các Client ắt hẳn sẽ “mát ruột” khi vô tính bắt gặp tên của mình xuất hiện và được ví von với những lời chúc tốt đẹp. Hầu hết lời tiên đoán sẽ chỉ toàn điều tích cực, hoặc có nhọ thì nhọ “vui vui”, chẳng hạn như: “Bạn sẽ bay thật cao và xa với một thương hiệu lớn trong năm 2020, đó chính là…. Vietnam Airlines” hoặc “Sẽ có người mang thức ăn đến cho bạn mỗi khi cần, anh ta là …. Grab”
Ngoài ra, quẻ xăm không chỉ đề cập đến cá nhân người nhận, mà còn tiên đoán những vấn đề của đất nước, xã hội trong năm 2020 sẽ có dấu hiệu khả quan. Không chỉ góp phần “thắt chặt” tình yêu thương giữa Agency và Client, trò chơi nhỏ này qua đó còn bày tỏ sự quan tâm đến những hiện trạng của xã hội hiện nay, đồng thời cũng chính là mong ước của tất cả mọi người trong dịp đầu năm.
Bật mí những “bí mật” về những quẻ xăm đặc biệt
Tác giả của những quẻ xăm vui nhộn này là Le Nom – một Agency về truyền thông thị giác. Trò chơi này nằm trong bộ quà tặng năm mới 2020 dành tặng cho đối tác và đội ngũ nhân viên. “Độc – lạ – bất ngờ” là những tính từ diễn tả chính xác nhất. Concept bộ quà Tết được lấy ý tưởng từ những vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (Ngọc Hoàng, Táo, Địa, Phúc, Lộc, Thọ), đại diện cho 6 món quà và 6 mùng. Ý tưởng “đầy chất xám”, thiết kế ấn tượng, in ấn, thủ công tỉ mỉ – mỗi công đoạn đều được chuẩn bị thật kĩ lưỡng để thành phẩm cuối cùng trở nên chỉn chu.
Sáng tạo không bao giờ có giới hạn.Vì thế, hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những ý tưởng mới mẻ, khác biệt để áp dụng vào những chiến dịch truyền thông cũng như các kế hoạch xây dựng nội dung và hình ảnh.