Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

OMD – Global Media Agency đạt kỷ lục kinh doanh ấn tượng nhất năm 2019

Tài năng, công nghệ kỹ thuật và sự phát triển không ngừng chính là những yếu tố giúp cho OMD nhận được danh hiệu Global Agency trong hai năm liên tiếp.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu COMvergence, tập đoàn truyền thông OMD (Omnicom Media Group) đạt kỷ lục hiệu suất kinh doanh cao nhất trong mạng lưới truyền thông toàn cầu năm 2019.

Theo báo cáo Media Agency New Business Barometer của COMvergence, OMD đứng đầu bảng xếp hạng với 2,02 tỷ đô la giá trị tài sản kinh doanh ròng trong năm qua. Công ty này tiếp tục bảo vệ vị trí dẫn đầu của minh với hơn 1,2 tỷ đô la hoạt động kinh doanh vào năm 2019 – nhiều hơn khoảng nửa tỷ so với đối thủ cạnh tranh gần nhất.

Báo cáo của COMvergence đã thông báo top 3 bảng xếp hạng thu nhập doanh nghiệp trong năm 2019 với vị trí đầu tiên thuộc về OMD, theo sau đó là công ty tư vấn toàn cầu R3 và cuối cùng là công ty nghiên cứu agency truyền thông RECMA.

Báo cáo này cũng đã chốt hạ vị trí đầu tiên của agency trong bảng xếp hạng Global Media Agency Rankings và Billings 2019 của COMvergence được công bố vào tháng 12, cho thấy agency dẫn đầu ngành với tổng số hóa đơn lên đến 19,6 tỷ đô la (hơn 1,7 tỷ đô la so với đại lý xếp hạng thứ hai); và với tốc độ tăng trưởng tăng thêm 6,1%, vượt xa tốc độ tăng trưởng 0,6% của toàn ngành.

Nói về hiệu suất dẫn đầu ngành của OMD trong năm 2019, Giám đốc OMD toàn cầu , ông Adam Adamski nhận xét: “OMD đang bắt đầu thập kỷ mới với nguồn lực mạnh mẽ và cam kết mạnh mẽ hơn bao giờ hết để truyền tải những lựa chọn tốt hơn, ý tưởng tốt hơn và kết quả tốt hơn, nhanh hơn cho khách hàng của chúng tôi trên toàn thế giới.”

Tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương, mạng lưới công ty đã chào đón 104 doanh nghiệp mới vào năm 2019. Thành công này nhờ vào năng lực và sự phát triển sản phẩm. Stephen Li, Giám đốc điều hành OMD Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết: “Chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để duy trì vị trí đứng đầu bảng xếp hạng trong 12 tháng qua. Năm 2019 là một năm then chốt đối với chúng tôi. Không chỉ về thành công trong kinh doanh, mà cả những nỗ lực chúng tôi đã bỏ ra để phát triển năng lực và sản phẩm của mình ở châu Á-Thái Bình Dương để thực sự đưa ra những quyết định tốt hơn, nhanh hơn cho các khách hàng. Do đó, những sự công nhận mới nhất này thuộc về toàn bộ mạng lưới OMDers và kể cả khách hàng của chúng tôi, những người đã cống hiến và cam kết đã làm cho năm 2019 thêm một kỉ lục mới.”

OMD Worldwide là cơ quan truyền thông lớn nhất thế giới với hơn 13.000 người làm việc tại hơn 100 quốc gia. Với sự phát triển của thế giới mở ra nhiều cơ hội mới, phương châm của họ là đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn – kết hợp sự đổi mới, sáng tạo, đồng cảm và minh bạch để mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.OMD là một agency thuộc Omnicom Media Group, hiện cũng được xếp hạng là mạng lưới agency truyền thông hiệu quả nhất thế giới trong Effie Effectiveness Index.

*Nguồn: Omnicom Media Group

The post OMD – Global Media Agency đạt kỷ lục kinh doanh ấn tượng nhất năm 2019 appeared first on Advertising Vietnam.


OMD – Global Media Agency đạt kỷ lục kinh doanh ấn tượng nhất năm 2019 posted first on https://advertisingvietnam.com

Nhân vật phản diện không được dùng iPhone

Rian Johnson, đạo diễn phim Star Wars: The Last Jedi cho biết Apple không chấp nhận cho kẻ xấu trong phim sử dụng iPhone.

Trong cuộc phỏng vấn với Vanity Fair, đạo diễn Johnson chia sẻ: “Apple cho phép iPhone xuất hiện trong phim, nhưng điểm mấu chốt là: nếu đang xem một bộ phim trinh thám, có tình tiết khó đoán, bạn có thể nhận biết qua việc kẻ xấu không sở hữu iPhone”.

Nhiều người cho biết, tiết lộ của Johnson có thể ảnh hưởng tới việc họ thưởng thức các bộ phim thời gian tới, nhất là những phim mà nhân vật nào cũng bị nghi là kẻ sát nhân, chỉ lộ diện vào phút cuối. Giờ họ có thể phần nào đoán trước bằng cách loại trừ những người sử dụng iPhone.

Theo MacRumors, Apple mong muốn các sản phẩm của họ trong phim luôn xuất hiện với ánh sáng đẹp nhất cùng thông điệp tích cực.

Trong Parasite, người nghèo dùng Android, còn gia đình giàu dùng iPhone. Tuy nhiên trong phim này, tuyến phản diện và chính diện không được phân chia rõ ràng.

Trước đó, từ năm 2002, khi iPhone chưa ra đời, tạp chí Wired cũng đăng bài viết thú vị rằng trong series 24 của Fox, tất cả các nhân vật phản diện đều dùng máy tính Windows còn các anh hùng và người tốt đều sử dụng MacBook.

*Nguồn: VNExpress

The post Nhân vật phản diện không được dùng iPhone appeared first on Advertising Vietnam.


Nhân vật phản diện không được dùng iPhone posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Criteo và Cốc Cốc hợp tác mở rộng inventory quảng cáo cho các chiến dịch Digital tại Việt Nam

Sự hợp tác giữa Trình Duyệt Internet hàng đầu Việt Nam và công ty tiên phong toàn cầu về công nghệ đa giải pháp sẽ giúp gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các thương hiệu và nhà bán lẻ khi làm Marketing.

Nền tảng quảng cáo hàng đầu trên Internet, cùng với Cốc Cốc – trình duyệt web và công cụ tìm kiếm hàng đầu tại Việt Nam đã công bố về sự hợp tác chung, qua đó cho phép các nhà bán lẻ và thương hiệu trực tuyến mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng trong các chiến dịch Marketing của họ tại Việt Nam. Sự kết hợp này cho phép Criteo tăng cường inventory quảng cáo còn Cốc Cốc tối đa hóa doanh thu từ nền tảng quảng cáo sẵn có của họ.

Ra mắt vào năm 2013, Cốc Cốc được phát triển dành riêng cho người dùng Việt và là công cụ tìm kiếm, trình duyệt Internet được sử dụng nhiều thứ hai tại Việt Nam với 24 triệu người dùng hoạt động hàng tháng1. Cốc Cốc cung cấp các tính năng như trang tin tức cá nhân hóa không giới hạn, nhập dấu phụ tự động, tích hợp từ điển tiếng Việt và trình kiểm tra chính tả Anh-Việt. Trong phạm vi của quan hệ đối tác này, Cốc Cốc sẽ cung cấp cho Criteo quyền sử dụng hai trong số các định dạng quảng cáo phổ biến của mình, gồm Search Banner và Magnetic Masthead.

Shukhrat Yakubov, Trưởng phòng Đối tác Quảng cáo của khu vực Nam Á- Thái Bình Dương thuộc Criteo cho biết: “Bối cảnh thương mại điện tử của Việt Nam đang phát triển, với 77% người Việt Nam đã từng mua hàng trực tuyến vào năm 20192 so với con số 47% vào năm 20183”. Ông nói thêm: “Việc cần thiết nhất hiện nay chính là quy trình quảng cáo cá nhân hóa phải thúc đẩy người mua hàng tiếp tục mua thêm sau trải nghiệm mua hàng lần đầu. Điều này bao gồm việc tiếp cận họ trên các nền tảng phù hợp. Cùng với hướng tiếp cận quảng cáo hình phễu của Criteo, các khách hàng doanh nghiệp của Criteo giờ đây có thể truy cập vào nền tảng quảng cáo đấu thầu theo thời gian thực của Cốc Cốc. Từ đó họ có thể tối ưu hóa các chiến dịch Marketing của mình tại thị trường Việt Nam thông qua việc sử dụng hiệu quả nền tảng quảng cáo rộng rãi trên trình duyệt.”

“Cốc Cốc đã trở thành một trong những nền tảng quảng cáo thông minh và hiện đại nhất Việt Nam, hợp tác với hơn 7.500 thương hiệu và nền tảng marketing trong nước cũng như quốc tế”, nhận định của ông Anton Shestakov, Giám đốc Marketing của Cốc Cốc Ad Platform. “Chúng tôi cố gắng nâng cao trải nghiệm sử dụng web của người dùng bằng cách liên tục cung cấp các tính năng và công cụ phù hợp và hữu ích trên trình duyệt. Chúng tôi rất vui mừng khi được mang đến chất lượng quảng cáo và sự tương tác được cải thiện cho người dùng Cốc Cốc thông qua quan hệ hợp tác giữa chúng tôi và Criteo.”

Về Criteo:

Criteo (NASDAQ: CRTO) là công ty công nghệ toàn cầu cung cấp năng lượng cho các nhà tiếp thị thế giới với quảng cáo đáng tin cậy và có tác động. Criteo có hơn 2,800 nhân viên với 20,000 khách hàng và hàng ngàn đơn vị quảng cáo trên toàn thế giới nhằm mang lại những quảng cáo hiệu quả trên mọi nền tảng bằng việc ứng công nghệ máy học đến những hệ dữ liệu chưa từng có. Criteo đồng hành cùng các công ty thuộc mọi quy mô với công nghệ họ cần để biết rõ hơn và phục vụ khách hàng của họ tốt hơn. Tìm hiểu thêm thông tin tại: www.criteo.com

Về Trình duyệt và Công cụ Tìm kiếm Cốc Cốc:

Ra mắt năm 2013, Cốc Cốc là công ty công nghệ tại Việt Nam với các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam. Cốc Cốc nổi tiếng với các sản phẩm như công cụ tìm kiếm Cốc Cốc và trình duyệt Cốc Cốc với hơn 24 triệu người dùng truy cập hàng tháng. Trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, Cốc Cốc là một trong những công ty dẫn đầu thị trường, sở hữu nền tảng quảng cáo trực tuyến tiên tiến và có 7500 khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong hơn 20 ngành công nghiệp khác nhau. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập https://coccoc.com/

Media Contact:
Hotline: (024) 38 838 838.
Email: sales@coccoc.com

*Nguồn: Cốc Cốc

The post Criteo và Cốc Cốc hợp tác mở rộng inventory quảng cáo cho các chiến dịch Digital tại Việt Nam appeared first on Advertising Vietnam.


Criteo và Cốc Cốc hợp tác mở rộng inventory quảng cáo cho các chiến dịch Digital tại Việt Nam posted first on https://advertisingvietnam.com

Grab bắt tay với startup hàng không để triển khai taxi bay ở Đông Nam Á

Các ông lớn gọi xe trên thế giới, bao gồm Grab và Uber, đều đang ấp ủ giấc mơ triển khai dịch vụ taxi bay trong tương lai gần.Các ông lớn gọi xe trên thế giới, bao gồm Grab và Uber, đều đang ấp ủ giấc mơ triển khai dịch vụ taxi bay trong tương lai gần.

Startup lĩnh vực hàng không Đức Volocopter đang hợp tác với ông lớn gọi xe Đông Nam Á Grab để thử nghiệm dịch vụ taxi bay. Cụ thể, The Verge nói hai công ty này đã kí kết một thoả thuận hợp tác với mục đích “tìm những thành phố và những lộ trình phù hợp nhất để triển khai taxi bay ở Đông Nam Á, đánh giá những trường hợp tối ưu để triển khai taxi bay đồng thời đánh giá khả năng triển khai các dịch vụ bay thử nghiệm, cùng một số vấn đề khác.”

Volocopter mới đây đã thử nghiệm sản phẩm máy bay điện của mình tại một hội thảo công nghệ ở Singapore cùng với đó là một đế hạ cánh tạm thời có tên VoloPort. Đây là một cách để hãng này trình diễn cách các phương tiện VTOL (hạ cánh và cất cánh thẳng đứng) chạy điện có thể được triển khai trong tương lai gần. Mô hình này sẽ rất phù hợp với những khu vực dân cư đông đúc.

Được biết, máy bay X2 của hãng này có thiết kế khá nhỏ nhắn cùng hình ảnh của một quả trứng. Nó vận hành nhờ hệ thôgns 18 rotor khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, X2 chỉ có thể vận chuyển một hành khách tại một thời điểm. Volocopter hi vọng có thể triển khai thương mại dịch vụ của mình vào năm 2022.

Cho tới thời điểm năm 2035, công ty này kì vọng sẽ lắp đặt rất nhiều hệ thống VoloPort tại Singapore. Mỗi VoloPort có thể phục vụ 10.000 hành khách mỗi ngày. Mục tiêu cuối cùng của công ty là chiếc X2 có thể hạ cánh, cất cánh mà không cần đến bất kì một thiết bị hay hạ tầng đặc biệt nào. Hợp tác với Grab một lần nữa cho thấy Volocopter đang lựa chọn Đông Nam Á như một điểm đến để thực hiện các dịch vụ liên quan đến hàng không của mình.

Có trụ sở tại Singapore, Grab hiện tại đã vận hành ở Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, và Japan.

Trước đó, Uber cũng cho biết sẽ triển khai dịch vụ taxi bay cho tới thời điểm năm 2023 và đang hợp tác với nhiều đối tác để hiện thực hoá mục tiêu này.

*Nguồn: Diễn đàn Doanh Nghiệp

The post Grab bắt tay với startup hàng không để triển khai taxi bay ở Đông Nam Á appeared first on Advertising Vietnam.


Grab bắt tay với startup hàng không để triển khai taxi bay ở Đông Nam Á posted first on https://advertisingvietnam.com

Ứng dụng nào được download nhiều nhất trong những năm gần đây?

Từ hẹn hò cho đến hỗ trợ các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự sống ngoài trái đất; ứng dụng (hay còn gọi là app) xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống. Không quá bất ngờ khi ứng dụng đã trở thành một trong những hệ sinh thái tiêu dùng lớn nhất trên hành tinh, với doanh thu toàn cầu dự kiến đạt 6.300 tỷ USD vào năm 2021.

Dữ liệu trong bài đến từ báo cáo của Sensor Tower, xếp hạng 20 app được tải xuống nhiều nhất trong năm 2019. Những công ty công nghệ mới đang trên đà tăng trưởng, đe doạ sự thống trị của các ông lớn công nghệ – đặt ra câu hỏi các đối thủ lớn liệu giữ vị trí đầu bảng được bao lâu?

Theo báo cáo, số lượt tải ứng dụng lên đến 115 tỷ lượt vào năm 2019, bao gồm gần 31 tỷ lượt tải trên App Store và 84 tỷ trên Google Play.

Facebook sở hữu 4/5 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất: Facebook, Facebook Messenger, WhatsApp và Instagram với tổng số lượng 16 tỷ lượt tải – với WhatsApp giữ ngôi đầu bảng trong 4 năm liên tiếp.

Hạng mục video ngắn có sự tăng trưởng rõ ràng. Ứng dụng tạo video Likee đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng, với 330 triệu lượt tải, chủ yếu đến từ Ấn Độ. Likee – app chỉnh sửa video ngắn với các hiệu ứng khác nhau đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với TikTok – ứng dụng cho phép người dùng ‘hát nhép’ theo bài lọt vào bảng xếp hạng 2018, hiện đang đe doạ vị trí số một của WhatsApp.

App nào đang leo hạng?

TikTok là nền tảng mới nhất có thể ‘hô biến’ người dùng thành hiện tượng mạng xã hội, thu về 177 triệu USD trong năm 2019, gấp 5 lần doanh thu năm 2018, đồng thời thế chỗ Instagram (Facebook) trong top 4 ứng dụng toàn cầu.


Bên cạnh loạt ứng dụng video dạng ngắn, nhiều app mới đến từ các ngành công nghiệp khác cũng dần leo hạng. Tuy những ứng dụng này chưa nằm trong danh sách app được tải xuống nhiều nhất nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai.

Dịch vụ streaming trực tuyến

Netflix là dịch vụ streaming trực tuyến duy nhất lọt vào top 20 app được tải xuống nhiều nhất nhưng sự xuất hiện của Disney+ có khả năng thay đổi điều đó. Dù ra mắt người tiêu dùng vào tháng 11/2019, Disney+ trở thành ứng dụng phổ biến thứ 2 trong năm.

Chỉ trong 1 tháng, dịch vụ streaming này đã thu về 50 triệu USD doanh thu. Disney+ chiếm 34% lượt tải xuống trong 3 tháng, đạt 30 triệu lượt theo dõi – bằng nửa số lượng người theo dõi Netflix tại Mỹ. Con số này cũng vượt qua số lượng người theo dõi Hulu và Amazon Prime trong cả năm 2019.

Trò chơi

Với 2,4 tỷ người chơi mobile game, hạng mục này đang trở thành ‘ông lớn’ trong ngành kinh tế ứng dụng.

Hai thương hiệu game nổi tiếng Call of Duty và Mario Kart đã dấn thân vào thị trường điện thoại để trở thành 2 tựa game thành công nhất trong hạng mục mobile game.

Bản chơi miễn phí trên điện thoại của Call of Duty có lượt download trong quý II cao nhất từ trước tới nay, với 170 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Pokémon Go, tựa game đạt 300 triệu lượt download khi ra mắt vào năm 2016.

Điều dẫn đến thành công của những app này phần nào đến từ cơ sở dữ liệu người dùng sẵn có cũng như xu hướng chuyển dịch sang chơi game mobile khi công nghệ sản xuất và vi xử lý của smartphone ngày càng phát triển.

Quốc gia dẫn đầu ngành Kinh tế Ứng dụng

Ngành kinh tế ứng dụng còn được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga, nhờ tốc độ internet nhanh và tỷ lệ người dùng smartphone nhiều hơn. Việc số hoá Ấn Độ cũng đóng góp một phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của thị trường. Đất nước này có 5 tỷ lượt tải ứng dụng trong quý IV/2019, bỏ xa Mỹ với 3 tỷ lượt cài đặt.

Lượt cung khổng lồ từ Ấn Độ đến từ việc một nửa dân số nước này dưới 25 tuổi. Với lượng dân số trẻ, sành sỏi công nghệ, quốc gia này đã trở thành thị trường hàng đầu của TikTok, chiếm hơn 45% lượt tải ứng dụng lần đầu vào năm 2019.

Nền kinh tế ứng dụng 2.0

Với sự bùng nổ của người tiêu dùng và vô vàn cơ hội đổi mới, nền kinh tế ứng dụng toàn cầu cho thấy nhiều hứa hẹn.

“Người tiêu dùng toàn cầu chi 101 tỷ USD cho app vào năm 2018, gấp đôi quy mô thị trường sneaker, gấp 3 quy mô ngành chăm sóc răng miệng”. – Danielle Levitas, Phó chủ tịch về Tiếp thị toàn cầu và Dữ liệu thị trường tại App Annie.

Thị trường ứng dụng có thể cán mốc nghìn tỷ USD nhờ sự tăng trưởng trong tiêu dùng với các hình thức kiếm tiền như quảng cáo hay thương mại di động.

Nhiều chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp ứng dụng đang ‘giậm chân tại chỗ’ nhưng dữ liệu gần đây lại vẽ ra một câu chuyện khác.

*Nguồn: Cafebiz

The post Ứng dụng nào được download nhiều nhất trong những năm gần đây? appeared first on Advertising Vietnam.


Ứng dụng nào được download nhiều nhất trong những năm gần đây? posted first on https://advertisingvietnam.com

Cách các marketers nhắm mục tiêu đến gen Z châu Á

Theo một nghiên cứu của Wunderman Intelligence tại khu vực APAC, gen Z (những  người sinh từ năm 1996 đến 2012) kỳ vọng sẽ có công việc ổn định hơn thế hệ cha mẹ của họ, họ chấp nhận sự thay đổi của các tiêu chuẩn xã hội.

Bất kỳ thương hiệu hay những marketers nào muốn tìm cách khai thác và tiếp cận gen Z, sẽ cần phải gạt đi những suy nghĩ và thói quen cũ để nắm bắt những chiến lược mới phù hợp với phân khúc đầy khác biệt này. Như ta đã biết, gen Z lớn lên trong thời kỳ xung đột ở khắp nơi, xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu và thay đổi xã hội đối với mọi thứ, từ tình dục cho đến kinh tế. Dần dần, thế hệ này đã và đang sống theo quy luật sống của chính họ.

Ở châu Á, nhóm gen Z lạc quan về tương lai của mình, họ tham gia nhiều vào các vấn đề kinh tế xã hội và cởi mở hơn bao giờ hết khi nói về chủng tộc, tôn giáo và các mối quan hệ xã hội. Dựa vào nghiên cứu dữ liệu người tiêu dùng gần đây của đơn vị dữ liệu nội bộ Sonar trên 4.500 người tiêu dùng từ 13 đến 23 tuổi, Wunderman Intelligence đã xác định được yếu tố thúc đẩy nhóm người tiêu dùng này. Dữ liệu này được lấy từ các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam bao gồm các chủ đề về mua sắm, tài chính, công nghệ và truyền thông, cũng như giới tính và chính trị.

Bất chấp thời kỳ hỗn loạn mà họ đang sống, Gen Z vẫn lạc quan cho rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn thế hệ cha mẹ, với ba phần tư số người được hỏi nói rằng họ sẽ có vị trí vững chắc hơn trong xã hội. Gen Z ở Trung Quốc lạc quan nhất (94%) tiếp theo là Indonesia (91%), Thái Lan (88%), Việt Nam (84%), Philippines (78%), Singapore (74%) , Hồng Kông (71%) và Đài Loan (60%) và Nhật Bản (28%).

Trong khi đó, không giống như bất kỳ thế hệ nào khác trong quá khứ, các thành viên của Gen Z thoải mái với việc xem điện thoại di động là trung tâm và có xu hướng sử dụng thiết bị của họ thường xuyên. Khoảng 76% số người được hỏi đều cho rằng họ sử dụng điện thoại thông minh của họ rất nhiều lần trong một ngày, thậm chí có gần chín trong số mười người cảm thấy họ dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử.

Ngay cả khi họ trở nên thoải mái trong việc sử dụng các thiết bị di động, có rất nhiều người (89% số người được khảo sát) cẩn trọng về những gì họ đăng trên mạng xã hội. Nhờ vào số liệu này, các marketers nên biết rằng nhóm thế hệ này chưa từ bỏ thế giới thực. Theo kết quả, 76% nói chung họ thoải mái mua hàng trực tuyến như ngoại tuyến, tăng lên 88% tại Trung Quốc. Thế nhưng, 62% tổng thể nói rằng họ thích mua hàng trong một cửa hàng vật lý hơn là mà sắm trực tuyến.

Những marketers đang tìm cách nhắm mục tiêu đối tượng này cũng phải đối mặt với những thách thức khác. Mặc dù sống trong thời đại của sự phát triển điện thoại di động, phương tiện truyền thông xã hội và sự lan rộng những người có sức ảnh hưởng trên nhiều nền tảng, một phần đáng kể của thế hệ này thường chọn thành viên trong gia đình làm thần tượng của riêng mình, vị trí tiếp theo được ngưỡng mộ chính là giáo viên của họ, đặc biệt là ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam. Trong khi những người ở Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan chọn những người nổi tiếng làm thần tượng, thì phần lớn giới trẻ với lòng tự tôn cao ở Trung Quốc thích các nhà khoa học, doanh nhân và chính trị gia.

Khi nhóm đối tượng khách hàng này tích cực tìm cách tham gia vào các hoạt động để thay đổi thế giới tốt hơn, các thương hiệu sẽ được khuyên rằng họ nên căn chỉnh các thông điệp của họ cho phù hợp hơn với thế hệ này. Khi thế hệ Z trở nên ý thức hơn và nhận thức được về cách họ ăn mặc, mua sắm và đi du lịch, việc mua hàng và lòng trung thành của họ sẽ được quyết định bởi những thông điệp này. Thế hệ này cũng đưa một cái nhìn bao quát hơn về giới tính và chủng tộc, quan điểm về cộng đồng LGBTQ được chấp nhận rộng rãi hơn và bình đẳng giới ngày càng trở thành chuẩn mực, các thương hiệu có thể sẽ được hưởng lợi từ việc giảm các định kiến về ​​giới tính trong truyền thông.

Không giống như bất kỳ thế hệ nào khác trước đây, các thương hiệu ngày nay phải đối mặt với thử thách bán sản phẩm cho một nhóm người có nhận thức sâu sắc hơn về thế giới hỗn loạn mà họ đang sống. Ví dụ, có 80% nói rằng giới tính không định nghĩa một người nhiều như trước đây, ba phần tư nói rằng họ sẽ hẹn hò với những người khác chủng tộc với mình và tại thời điểm hiệu ứng nóng lên toàn cầu, hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ đang cố gắng ăn ít thịt hơn trước.

Đây là thế hệ kết nối toàn cầu nhất từ trước đến nay” Chen May Yee, Giám đốc của Wunderman Thompson Intelligence khu vực APAC cho biết. “Thế hệ Z châu Á sinh ra trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu và địa chính trị đầy bão tố, và họ lo lắng về mọi thứ, từ triển vọng công việc trong tương lai đến quyền riêng tư trực tuyến. Tuy nhiên, khoảng ba phần tư nói rằng họ sẽ có cuộc sống tốt hơn thế hệ cha mẹ họ. Sự pha trộn giữa tích cực và trưởng thành này đã ảnh hưởng đến cách các thương hiệu suy nghĩ và hành động.”

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Campaignasia

The post Cách các marketers nhắm mục tiêu đến gen Z châu Á appeared first on Advertising Vietnam.


Cách các marketers nhắm mục tiêu đến gen Z châu Á posted first on https://advertisingvietnam.com

Visual Design là gì? Tiềm năng của ngành Visual Design như thế nào?

Visual Design là một khái niệm quen thuộc trong ngành thiết kế, đặc biệt là thiết kế quảng cáo và thiết kế web. Vậy Visual Design là gì, đặc điểm và các nguyên tắc của Visual Design thế nào? Tiềm năng của Visual Design ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

I. Visual design là gì?

1. Khái niệm Visual Design

Visual design (thiết kế trực quan) là loại hình thiết kế tập trung vào trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác của sản phẩm đối với người xem.

“Thiết kế trực quan” ít được nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày nên có thể hơi lạ lẫm với một số người. Tuy nhiên đây là thuật ngữ đang ngày càng phổ biến trong giới thiết kế, được sử dụng trong thiết kế website-ứng dụng, giao diện,.. sao cho bề ngoài bắt mắt và hấp dẫn người truy cập.

2. Đặc điểm của visual design

Để kích thích sự tò mò, hứng thú, thu hút người xem quan tâm và có trải nghiệm đáng nhớ hơn, Visual Design cần chú ý đến những yếu tố như:

-Tính thống nhất, đồng bộ
-Nguyên tắc Gestalt (tập hợp nguyên tắc tâm lý học lý giải cách thức não người tiếp nhận 1 hình ảnh nào đó)
-Không gian
-Màu sắc
-Sự phân cấp bậc
-Tương phản
-Tỉ lệ

Nhiệm vụ của Visual Design qua việc mang lại thẩm mỹ cho giao diện là giúp người dùng có trải nghiệm mới mẻ, độc đáo thông qua hình ảnh, minh họa, kiểu chữ màu sắc, bố cục và các hiệu ứng.

Một sản phẩm Visual Design được coi là thành công khi vừa đảm bảo thẩm mỹ và trải nghiệm hấp dẫn, vừa đảm bảo nội dung – chức năng của trang. Qua đó có thể xây dựng lòng tin và sự hứng thú của người xem với website/ sản phẩm. Các lĩnh vực thiết kế trực quan luôn chứa đựng rất nhiều vấn đề cho các nhà thiết kế cần lưu ý, từ sự khác nhau về cách diễn giải văn hóa về màu đỏ, sử dụng đúng khoảng trắng…

II. Tiềm năng của Visual Design?

1.Công việc của Visual Designer là gì?

Nhắc đến Visual Designer thì không thể không nhắc đến 2 khái niệm lân cận là Graphics Designer và UI Designer.

Về Graphics Designer:
Graphic designers phải biết các nguyên tắc cơ bản của thiết kế: những thứ như lý thuyết màu sắc và kiểu chữ. Họ cũng cần biết cách xây dựng tài sản thương hiệu (như logo) và đảm bảo chúng phù hợp với tất cả các mẫu thiết kế cho thương hiệu.

Về UI Designer:
UI designers chịu trách nhiệm về “giao diện” của trang web, ứng dụng hoặc sản phẩm khác. Họ xây dựng trang web, ứng dụng web, bố cục web nói chung và cần phải có kỹ năng wire framing mạnh mẽ trong bộ công cụ thiết kế của mình. Họ cần thông thạo với HTML và CSS để hiểu thiết kế của mình sẽ hoạt động như thế nào trên các trang web, ứng dụng và sản phẩm thực tế và cũng vì lý do đó, nó sẽ giúp ích rất nhiều nếu họ có ít nhất một sự hiểu biết cơ bản về JavaScript.

Giống như các graphic designer, họ cũng cần phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản thiết kế chung như lý thuyết màu sắc và kiểu chữ.

Về Visual Designer:
Các visual designers thực hiện rất nhiều công việc khác nhau hàng ngày. Đó là một sự kết hợp giữa những gì graphic designers và các UI designers làm, nhưng với một loạt các kỹ năng khác tổng hợp hơn. Họ phải hiểu trải nghiệm người dùng, giao diện người dùng và thiết kế web. Nhưng, họ không cần phải biết làm thế nào để code (mặc dù với hầu hết các công việc ngày nay, sẽ là điểm cộng lớn nếu bạn có ít nhất là kỹ năng viết mã cơ bản).

Các visual designers hiếm khi làm việc trên các sản phẩm in, nhưng họ cần sự hiểu biết sâu sắc về thiết kế đồ họa, thiết kế nhận dạng và xây dựng thương hiệu. Họ cũng cần phải có những kỹ năng truyền thông hình ảnh và giao tiếp đặc biệt.

Họ chủ yếu làm việc với các bố cục web và các sản phẩm, bao gồm những thứ như biểu tượng, bảng thống kê, logo và bản trình bày.

Cuối cùng, visual designers cần phải biết cách những người phát triển giao diện người dùng (UI developer) làm việc như thế nào và ngôn ngữ mà họ sử dụng. Mặc dù visual designers không cần phải biết làm thế nào để code, nhưng ít nhất họ cũng cần biết cách giao tiếp với những người làm ra code và cách tạo ra các thiết kế có thể code sau này.

2. Tiềm năng phát triển của Visual Design

Mức lương trung bình của các designer (châu Âu):

Graphics Designer: $40.666/ năm

UI Designer: $67.678/ năm

Visual Designer: $87.000/ năm

Quả thật là con số biết nói. So với Graphic Designer, Visual Designer đang có thu nhập trung bình cao hơn hẳn, vì vậy xu hướng hiện nay graphic designer thường học thêm kỹ năng thiết kế UI-UX để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Trên thực tế mọi thương hiệu ngày nay đều có sự hiện diện trên website-app, nhiều khi sự xuất hiện của chúng trên các nền tảng online còn mạnh mẽ hơn so với trên các phương tiện in ấn.

Kết luận được đưa ra ở đây là, biết cách thiết kế cho web giúp cho bạn có một vị trí vững mạnh hơn nhiều trong thị trường việc làm.

Nếu bạn quan tâm đến mã hóa và kỹ thuật hơn, thì thiết kế giao diện người dùng (UI) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Một số UI designer ít nhất có thể code một số mã hóa thông thường (mặc dù không phải tất cả họ đều làm).

Visual design thật tuyệt vời cho những ai muốn có một sự nghiệp thiết kế tốt hơn, với ít hoặc không có mã hóa. Các visual designer sẽ được phụ trách làm mọi thứ từ việc xây dựng thương hiệu đến thiết kế trang web và ứng dụng web.

*Nguồn: Colorme

The post Visual Design là gì? Tiềm năng của ngành Visual Design như thế nào? appeared first on Advertising Vietnam.


Visual Design là gì? Tiềm năng của ngành Visual Design như thế nào? posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Loạt quảng cáo “cà khịa” đối thủ làm nên tên tuổi của Burger King

Cuộc chiến không hồi kết giữa các thương hiệu từ lâu đã trở thành chủ đề nóng hổi trong giới quảng cáo. Bên cạnh đối thủ truyền kiếp Coca Cola – Pepsi thì McDonald’s và Burger King là hai cái tên đình đám trong cuộc đại chiến bánh kẹp.

Tuy sinh sau đẻ muộn so với McDonald’s đến 13 năm nhưng Burger King luôn nổi bật với những quảng cáo bá đạo, giọng điệu mỉa mai và khiêu khích khiến bậc tiền bối bao phen lâm vào tình huống dở khóc dở cười.

1. Whopper Secret (2019)

Cuối năm 2019, Ông hoàng Burger đã tiết lộ một bí mật động trời với khách hàng rằng: Thực ra, trong tất cả quảng cáo của họ luôn xuất hiện hai loại bánh là Whopper của hãng và Big Mac của McDonald’s. Nhưng vì Whopper có kích cỡ to hơn và vẻ ngoài bắt mắt hơn nên “rất tiếc” đã che khuất món bánh của đối thủ.

Chiến dịch Whopper Secret là sự khẳng định cho thực khách thấy rằng món bánh Whopper của Burger King là lựa chọn lớn hơn và tuyệt hơn hẳn so với của McDonald’s.

2. Burn that Ad (2019)

Có vẻ như lòng hiếu chiến của Burger King trong quảng cáo lần này đã lên đến đỉnh điểm, bằng chứng là họ muốn thiêu rụi mọi hình ảnh của đối thủ. Thương hiệu đã khuyến khích người dùng mỗi khi bắt gặp banner hay tờ rơi của “ai đó” và chỉ cần đưa điện thoại lên, đốt cháy quảng cáo đó trên màn hình ứng dụng Burn that Ad. Sau đó, phần quà cho họ sẽ là một chiếc bánh Whopper miễn phí.

3. KFG (2019)

Hết McDonald’s, Burger King lại mở rộng mục tiêu sang khiêu khích chuỗi nhà hàng gà rán KFC. Nhân vật có vẻ quen quen trong quảng cáo KFG không ai khác chính là tạo hình Colonel Sanders, cha đẻ thương hiệu KFC đang giới thiệu món bánh sandwich gà nướng mới ra lò của Burger King.

4. #NeverTrustAClown (2017)

Bắt trend bộ phim kinh dị ăn khách nhất năm 2017 – IT, chuỗi bán lẻ thức ăn nhanh đã tranh thủ cơ hội để gửi đến khách hàng một thông điệp “The moral is: never trust a clown” (Tạm dịch: Bài học rút ra là đừng bao giờ tin tưởng một chú hề). Trong khi đó người hâm mộ đều biết đến chú hề Ronald được xem như là nhân vật gắn liền với McDonald’s.

5. Very Scary (2017)

Lấy đà thành công từ quảng cáo #NeverTrustAClown trước đó, Burger King quyết định đẩy mạnh chiến dịch thêm một bước nữa. Ưu đãi có một không hai cho 500 khách hàng đầu tiên hóa trang thành chú hề đến nhà hàng của họ trong mùa Halloween sẽ được miễn phí các phần Whopper. Thế này chẳng khác gì McDonald’s đang cử “sứ giả” qua nhà hàng xóm để ăn mừng sao?

6. The McWhopper (2015)

Chào mừng ngày Hoà bình Thế giới, thật bất ngờ khi Burger King tuyên bố ngừng chiến với McDonald’s trong quảng cáo mới, thậm chí là đề xuất hai bên bắt tay để tạo nên món bánh McWhopper.

Bất chấp lời ngỏ ý chân thành (cũng có thể là cú troll của Burger King), McDonald’s đã khéo léo từ chối nhưng không may bị người hâm mộ quay ngược lại chỉ trích. Quả là một mũi tên trúng hai đích! Chiến dịch của Burger King ngày càng thu hút lượng tương tác “khủng” trên các phương tiện truyền thông xã hội.

 

Tuy nhiên, không phải lúc nào Ông hoàng Burger cũng cố tình đánh bóng tên tuổi bằng cách châm chọc đối thủ. Thương hiệu này cũng tích cực lan toả những thông điệp ý nghĩa qua những quảng cáo đề cập đến nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội.

Burger Queen (2018)

Với Burger Queen, thương hiệu đã mạnh dạn phản ánh một vấn đề tồn tại lâu đời ở Trung Quốc: Sự chênh lệch giới tính khiến nhiều phụ nữ cảm thấy bản thân bị bỏ rơi.

Chiến dịch mở màn bằng những câu hỏi đặt ra cho phụ nữ Trung Quốc “Bạn có nghĩ rằng mình có thể trở thành một nữ hoàng?” (Đa số câu trả lời đều thể hiện sự tự ti về ngoại hình, trình độ của bản thân họ).

Tiếp theo đó, những người này sẽ được mời đến cửa hàng Burger King vào đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, nơi Nữ hoàng Burger sẽ được tiết lộ. Kết quả là mỗi người tham gia đã được tặng những hộp bánh burger có lắp gương ở mặt dưới, cho thấy hình ảnh phản chiếu của chính họ là Burger Queen.

Whopper Neutrality (2018)

Cùng năm đó, “gã khổng lồ” ngành fast-food đã tung ra một PSA (Quảng cáo dịch vụ công cộng) để định nghĩa về tính trung lập của internet – thuật ngữ ám chỉ tất cả các lưu lượng truy cập mạng phải được đối xử một cách công bằng và không phân biệt.

Trong thời gian triển khai chiến dịch, khách hàng nào muốn nhận được món ăn nhanh hơn thì họ sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Nếu có người cảm thấy vô lý và tỏ ra phẫn nộ, ngay lúc này nhân viên của Burger King sẽ giải thích cho họ rằng đây chính là cảm giác khi Internet trung lập bị vi phạm.

Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Theo The Drum

The post Loạt quảng cáo “cà khịa” đối thủ làm nên tên tuổi của Burger King appeared first on Advertising Vietnam.


Loạt quảng cáo “cà khịa” đối thủ làm nên tên tuổi của Burger King posted first on https://advertisingvietnam.com

5 lưu ý để khai thác quảng cáo Facebook 2020, gia tăng 30% chuyển đổi đơn hàng

Nếu bạn là người kinh doanh online hay người đang kiếm tiền với affiliate marketing thì chắc sẽ không còn xa lạ gì với việc chạy quảng cáo trên Facebook. Trong 2020, Facebook vẫn đang đứng đầu trong top những MXH thu hút đông đảo người dùng nhất thế giới. Chỉ tính rêng ở Việt […]

The post 5 lưu ý để khai thác quảng cáo Facebook 2020, gia tăng 30% chuyển đổi đơn hàng appeared first on Kiemtiencenter.


5 lưu ý để khai thác quảng cáo Facebook 2020, gia tăng 30% chuyển đổi đơn hàng posted first on https://kiemtiencenter.com

2020 kiếm tiền với blogging có còn hiệu quả? Top 4 lời khuyên cho người mới bắt đầu viết blog

Viết blog kiếm tiền là một trong những hình thức MMO uy tín, mang lại thu nhập bền vững và có từ lâu khi internet xuất hiện. Ở thời điểm 2020, đã có rất nhiều blogger (người viết blog) nước ngoài và cả ở Việt Nam rất thành công với việc xây dựng blog, tạo […]

The post 2020 kiếm tiền với blogging có còn hiệu quả? Top 4 lời khuyên cho người mới bắt đầu viết blog appeared first on Kiemtiencenter.


2020 kiếm tiền với blogging có còn hiệu quả? Top 4 lời khuyên cho người mới bắt đầu viết blog posted first on https://kiemtiencenter.com

Gojek phủ nhận tin đồn sáp nhập với Grab

Gojek phủ nhận thông tin hãng đang đàm phán sáp nhập với đối thủ Grab. Nếu thương vụ diễn ra, nó sẽ tạo ra doanh nghiệp gọi xe hàng đầu tại Đông Nam Á.

Trong email, Gojek viết “chưa có kế hoạch về bất kỳ loại sáp nhập nào và các bài báo gần đây liên quan đến cuộc thảo luận như vậy là không chính xác”.

Trước đó, The Information dẫn lời nguồn tin cho hay các nhóm quản lý đến từ hai công ty thường gặp nhau trong vài năm qua để bàn về một thương vụ. Đầu tháng này, Chủ tịch Grab Ming Maa và đồng CEO Gojek Andre Soelistyo đã gặp mặt. Vẫn theo tờ báo, trong khi các cuộc thảo luận diễn ra, chướng ngại lớn chính là đồng thuận trong quản lý thực thể mới.

Ngoài ra, bất kỳ thương vụ nào cũng đối mặt với thách thức lớn về pháp lý do đây là hai hãng gọi xe dẫn đầu của khu vực. Nếu sáp nhập, nó sẽ làm giảm cạnh tranh trên thị trường và các lĩnh vực như giao đồ ăn, tài chính. Grab và Gojek được định giá lần lượt 14 tỷ USD và 10 tỷ USD. Uber từng là đối thủ của hai công ty này trước khi bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho Grab năm 2018.

Theo ictnews

The post Gojek phủ nhận tin đồn sáp nhập với Grab appeared first on Advertising Vietnam.


Gojek phủ nhận tin đồn sáp nhập với Grab posted first on https://advertisingvietnam.com

7 thiết kế lấy cảm hứng từ chất liệu dân gian Việt Nam nổi bật trong năm qua

Năm 2019 vừa qua đánh dấu nhiều hoạt động sôi nổi của giới thiết kế với vô vàn sự kiện đáng nhớ và rất nhiều những tác phẩm độc đáo được trình làng. Trong không khí chào đón tết cổ truyền Canh Tý, hãy cùng iDesign điểm qua một số thành tựu nổi bật trong việc đưa yếu tố văn hóa truyền thống vào sản phẩm thương mại nhé!

Góc nhìn mới lạ về “ma quỷ” và văn hóa dân gian Việt Nam qua thiết kế lịch năm mới Kỷ Hợi

Nếu như hình ảnh “ma qủy” trong truyền thuyết phương Tây hay các nước Đông Á khác đã trở nên khá phổ biến đối với giới trẻ thì những câu truyện dân gian Việt Nam cùng chủ đề lại chưa mang được hiệu ứng tương tự. Trong năm 2019, Kay Trinh mang đến góc nhìn hoàn toàn mới cho sáu truyền thuyết ma quỷ trong những câu chuyện kể dân gian giúp người dùng có thêm hiểu biết về các “ma vật” cũng như lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.



Nét sáng tạo, độc đáo trong bộ lịch năm mới Kỷ Hợi của tác giả Kay Trinh nằm ở nghệ thuật lồng ghép các nhân vật truyền thuyết vào với hình ảnh con lợn xuyên suốt bộ lịch bao gồm: Đầu Trâu (Bullhead), Mặt Ngựa (Horseface), Ma Cà Rồng Việt Nam, Chó đội nón mê (Chó quỷ có mũ rơm), Ma Trơi (Ghostly Fireball) và Thầy Pháp (Witch Doctor).


Tác giả sử dụng các bộ màu tương phản gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, tạo cảm giác huyền ảo. Kết hợp cùng màu sắc, phong cách minh họa của Kay Trinh lột tả rõ nét dữ dằn đặc trưng của các loại ma quỷ nhưng vẫn giữ được chất nhẹ nhàng, gần gũi với người xem. Khi các bộ lịch năm mới thường chỉ sử dụng hình ảnh linh vật của năm, thế giới ma quỷ mà Kay Trinh đem đến tựa làn gió vừa mới mẻ, vừa lạ lùng, điểm thêm vào bức tranh sáng tạo năm 2019.

Ảnh: Kay Trinh

“Bội Thu” quà Tết cùng The Bloom – The gift from Vietnam nature

Cũng là một sản phẩm được ra mắt trong dịp tết Kỷ Hợi, thiết kế của “Bội Thu” mang cảm hứng từ bức tranh Hàng Trống “Canh nông vi bản” (Nghề nông là căn bản) thuộc dòng tranh thế sự. Bức tranh tái hiện lại công việc vụ mùa kể từ lúc tát nước, gieo mạ cho đến khi gặt lúa, xay, giã, giần, sàng diễn ra hàng tháng trời chỉ trong một khung hình.

Với ý tưởng đó, nhóm thiết kế của S – River đã kết hợp cùng với nhóm thiết kế của The Bloom cho ra đời mẫu bao bì thể hiện cảnh sắc mùa màng vui tươi với người nông dân gặt lúa, gánh lúa, chú trâu đi cày ruộng,… Các nhà thiết kế cũng tinh tế sử dụng họa tiết nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước để tạo nên mối liên kết tổng thể xuyên suốt sản phẩm.


“Bội Thu đã đem lại cho khách hàng cảm giác đủ đầy, sung túc ngay từ cái tên cho đến hình ảnh và nội dung bên trong. Với dấu ấn văn hóa dân tộc đậm đà, sự trau chuốt tỉ mỉ về bao bì lẫn nội dung, bộ quà Tết này quả thực là lời chúc phúc năm mới tròn vẹn, ý nghĩa nhất.

Ảnh: Bội Thu – S-River

Sự mạnh mẽ từ bao bì hãng bia thủ công “Con Trâu”

Dòng tranh dân gian Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng chưa bao giờ lỗi thời trên các thiết kế bao bì. Bên cạnh bộ thiết kế quà tết ý nghĩa từ S-River, nhà thiết kế Tiêu Hoàng Thiên Trang cũng lấy cảm hứng từ hình tượng con trâu trong dòng tranh dân gian Hàng Trống và cả Đông Hồ để truyền tải nét văn hoá Việt nam với bạn bè quốc tế qua dự án bao bì bia thủ công “Con Trâu”.

Gây ấn tượng ngay từ cái tên, “Con Trâu” là thương hiệu bia thủ công Việt Nam. Bia được chiết xuất từ lúa mì kinh điển Wheat Ale mang mùi thơm và vị chua tự nhiên từ quả mâm xôi. Ngoài ra, dòng bia “Con Trâu” còn có hương mật ong và chanh quýt. Không chỉ là một loại thức uống có cồn đẳng cấp, nó còn thích hợp để giải khát trong những ngày nắng nóng ở xứ sở nhiệt đới như đất nước ta.

Sắc đỏ và vàng nâu biểu trưng cho một Việt Nam bình dị, chất phác làm màu chủ đạo trên bao bì gây ấn tượng mạnh, đồng thời thể hiện sức nặng trong cái tên của nhãn hiệu.

Ảnh: Con Trau craft beer

Vẻ đẹp tố nữ trên bao bì chocolate Gili

Dự án “Gilli Chocolate” đánh dấu màn kết hợp thành công giữa Dusse Bùi với agency thiết kế và thương hiệu đến từ Hà Nội – Direction. Nhiều giờ làm việc nghiêm túc, bền bỉ của cả hai đã tạo nên năm mẫu bao bì chứa đựng trọn vẹn tinh thần sản phẩm, giá trị cốt lõi thương hiệu và tham vọng của nhà sản xuất: một Gilli chocolate được chế tác cầu kỳ, tỉ mỉ; đẳng cấp thượng hạng và là cầu nối giữa văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Phát triển từ ý tưởng “cầm – kỳ – thi – hoạ”, Dusse Bui đã tạo nên năm mẫu bao bì thể hiện 5 bộ môn nghệ thuật: Ca múa, Thi ca, Hội họa, Thêu thùa, Âm nhạc tương ứng với các vị chocolate. Và thay vì sử dụng trực tiếp hình ảnh tố nữ, anh lựa chọn chi tiết những đôi bàn tay, vừa thể hiện vẻ đẹp sang trọng, thanh tao trong tác phẩm gốc vừa tôn lên nét tài hoa của người nghệ nhân làm ra hương vị tuyệt vời của Gilli chocolate.

Để truyền tải trọn vẹn thông điệp mà sản phẩm hướng đến, Dusse Bùi đã áp dụng các kỹ thuật trong sơn mài truyền thống, đồng thời kết hợp “chất liệu digital cầu kỳ”. Ngoài ra, màu sắc của thiết kế vừa rực rỡ mà lại thanh nhã, đem đến cảm giác hòa hợp diệu kỳ. Tất thảy đều nhờ vào nghệ thuật hoà sắc tinh tế của người nghệ sĩ.

Câu chuyện về visual artist Dusse Bùi và dự án “Gilli Chocolate” chứng minh rằng niềm đam mê kết hợp cùng với sự am hiểu văn hóa truyền thống sẽ tạo nên sự đột phá trong từng tác phẩm. Cũng như chính Dusse Bùi từng chia sẻ, đây là câu chuyện của văn hóa, của sự đồng cảm và tình yêu thương. Tiếng nói của văn hóa luôn có sức truyền cảm mạnh mẽ, nó xóa tan những rào cản cũng như hiềm nghi giữa người với người; vậy nên nhiệm vụ của một người làm nghệ thuật chân chính là lan tỏa được tiếng nói văn hóa.

Ảnh: Gilli Chocolate

Nét cổ kính của đền chùa Việt Nam trong bộ chữ DEN

Tiếp nối thành công của font YEN và KÉN, nhà thiết kế trẻ Đỗ Trọng Đạt cho ra đời bộ display typeface DEN lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc tôn giáo lâu đời tại Việt Nam. Font chữ được thiết kế dưới dạng hình học kết hợp bảng chữ cái Latin, mang đến cho người dùng cái nhìn hoàn toàn mới với các con chữ.


Tính tượng hình của DEN thể hiện qua những nét chữ vững chãi như trụ cột của một ngôi đền, lại mềm mại tựa các chi tiết trang trí như mái vòm uốn cong. Hình khối hiện đại phối hợp với phong cách Á Đông tuy khiến cho bộ chữ có phần kén người dùng nhưng vô cùng độc đáo.



Ảnh: datdo.work

Những bộ quà bánh Trung Thu vô cùng đặc sắc

Chiếc bánh dẻo thơm mùi nếp, đượm hương đồng nội hay bánh nướng ngọt ngào vốn là thức quà không thể thiếu trong tết Trung Thu. Giá trị của những chiếc bánh ấy sẽ càng nâng lên khi được cẩn trọng đóng gói trong mẫu bao bì xinh xắn. Với tết Trung Thu Kỷ Hợi, các nhãn hàng đã đem đến vô vàn packaging độc đáo.

  • The Tale of ‘Cuoi’ đến từ The Coffee House

The Purpose Group, đơn vị thực hiện dự án, quả thực đã gây bất ngờ với chiếc hộp bánh được thiết kế tích hợp với công dụng của một chiếc đèn lồng cầm tay, có áp dụng cả công nghệ AR. Chú Cuội và Hằng Nga trong những câu chuyện cổ tích dành cho trẻ em giờ đây khoác lên mình diện mạo mới toanh với trang phục phi hành gia, giày thể thao,…

 

Thiết kế vừa kết hợp công nghệ cùng với văn hóa dân gian không chỉ khiến cho những bạn nhỏ cảm thấy thích thú mà ngay cả người lớn cũng thấy phấn khích khi chiêm ngưỡng mẫu bao bì này!

  • Trung Thu Xưa: The Bloom

Lại một sản phẩm đến từ The Bloom, bốn bộ set quà Trung Thu Xưa được mô tả “dịu dàng như một khúc đồng dao, vẹn tròn như một vầng trăng ấm”.

Vẫn mang cảm hứng từ dòng tranh Hàng Trống và Đông Hồ, các bộ Rước Mộng Trăng Thu (set Thượng hạng), Chú Cuội Ôm Mơ (set Tình thân), Ông Trăng Xuống Trần (set Thấu hiểu) và Hằng Nga Thưởng Nguyệt (set Nhắn nhủ) ẩn chứa những câu chuyện và phong vị riêng.

Kết

Bên cạnh những câu chuyện trên trên còn vô vàn sản phẩm với tính ứng dụng cao mang đặc trưng dân gian vào trong thiết kế mà chúng ta không thể nào kể hết. Tuy con đường này không dễ đi, nhưng với tình yêu văn hóa dân tộc, niềm khát khao quảng bá Việt Nam đến với các bạn bè trên thế giới cùng thái độ kính nghiệp, tận tâm với sản phẩm chắc chắn những nhà thiết kế trẻ của chúng ta sẽ còn gặt hái đượ’c những thành công mới cùng những sáng tạo có giá trị cao!

*Nguồn: iDesign

The post 7 thiết kế lấy cảm hứng từ chất liệu dân gian Việt Nam nổi bật trong năm qua appeared first on Advertising Vietnam.


7 thiết kế lấy cảm hứng từ chất liệu dân gian Việt Nam nổi bật trong năm qua posted first on https://advertisingvietnam.com

Vì sao các thương hiệu nên xem influencer như một người cộng tác hơn là người phát ngôn?

Với một lực lượng người hâm mộ hùng hậu đứng sau, những influencers (người có sức ảnh hưởng) đóng một vai trò không nhỏ ở vị trí trung gian giữa các thương hiệu và khách hàng. Không chỉ đơn thuần là thu hút sự chú ý từ phía khách hàng, các influencers còn có thể giúp cho thương hiệu thu thập những phản hồi hiệu quả thông qua sự tương tác của họ với khách hàng. Nhưng liệu các thương hiệu đã tận dụng hết những lợi ích mà một influencer có thể mang lại? Dưới đây là những suy nghĩ của ông Michael Patent, người đồng sáng lập công ty giải trí và Marketing Culture Group.

“Những influencers mang lại nhiều giá trị hơn các thương hiệu từng nghĩ”, Michael Patent cho biết: “Những influencers là những người đã xây dựng được sự nổi tiếng và tạo ra sức ảnh hưởng đến khán giả bằng chính lối suy nghĩ và khả năng kết nối của riêng họ mà không thông qua bất kì một công ty nào. Nhờ vậy, chúng ta cảm thấy được tính chân thật trong việc giao tiếp và nhận phản hồi của họ từ khách hàng.” Patent cho rằng các thương hiệu không nên chỉ sử dụng influencer với mục đích tiếp cận và giao tiếp khách hàng mà còn có thể cộng tác cùng với nhau trên phương diện sáng tạo hoặc như một đối tác kinh doanh.

Trong vài năm gần đây, việc người nổi tiếng ở lĩnh vực thể thao và giải trí kết hợp với các thương hiệu trên vai trò người đồng sáng lập, cộng tác viên hoặc cố vấn sáng tạo đã trở thành xu hướng. Và những gì mà chúng tôi đã nhìn thấy trong vòng 1 đến 2 năm trở lại đây, thời điểm mà thương mại xã hội ngày càng phát triển, chính là các influencers đang bắt đầu lên tiếng rằng họ có rất nhiều thứ có thể làm với các thương hiệu, họ mong muốn phát triển thương hiệu và mở rộng kinh doanh theo một cách riêng. Khi một influencer xây dựng thương hiệu của riêng mình, họ có thể nhắm rõ mục tiêu của mình, đặc biệt là đối với những người nổi tiếng trong các lĩnh vực mỹ phẩm, may mặc hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Patent thấy rằng các thương hiệu đạt được những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này đều là những thương hiệu đã nhận ra rằng influencer không đơn thuần là một món hàng, họ còn có thể là một đối tác sáng tạo và phát triển thật sự. Một ví dụ cho trường hợp này chính là câu chuyện ca sĩ Rihanna và tập đoàn thời trang Louis Vuitton đã cùng nhau kết hợp tạo nên thương hiệu thời trang Fenty làm mưa làm gió trong năm qua.

Một câu chuyện thành công khác ở Châu Á, chính là Mr Bags, một influencer người Trung Quốc hàng đầu về túi xách. Bắt đầu công việc là một reviewer túi xách, anh dần nhận được sự tin tưởng từ người xem, sau đó anh hợp tác với các thương hiệu để phát hành các sản phẩm có phiên bản giới hạn qua việc sử dụng thương hiệu cá nhân của mình.

Hiện tại, chàng trai 28 tuổi này sở hữu một đội ngũ nhân viên lớn và có thể tự gọi mình là đối tác sáng tạo của các thương hiệu nổi tiếng như Givenchy, Longchamp và Tod’s. Có thể nói, kết hợp với Tod’s chính là lần kết hợp thương hiệu lớn nhất của Mr Bags. Trong lần kết hợp này, anh đã thiết kế ra hai chiếc túi được mô phỏng theo những con kỳ lân và những chú chó. Hai chiếc túi này đã trở thành những phụ kiện “nhất định phải có” tại Trung Quốc vào đầu năm 2018 và 2019.

Hai mẫu túi của Mr Bags kết hợp với Tod’s

Theo Patent, Mr Bags quả là một đối tác thực sự tuyệt vời. Anh ấy là người có thể tạo ra doanh thu nửa triệu đô la trong vòng vài phút. Anh ấy sẽ tham gia vào việc xác định cơ hội thị trường và giúp một công ty quốc tế hiểu được những giá trị văn hóa tại thị trường Trung Quốc. Quan trọng hơn, anh ấy sẽ tham gia vào việc tiếp thị và bình luận về sản phẩm đó. Bạn có thể nhận thấy được sự sáng tạo và sức ảnh hưởng của ai đó ngay từ quá trình lên ý tưởng, quá trình sáng tạo cho đến quá trình phân phối. Các sản phẩm này sau đó sẽ được phân phối thông qua một nền tảng thương mại điện tử mà anh ta sở hữu và vận hành.

Đồng thời, sự hợp tác giữa influencers và thương hiệu cũng giúp thúc đẩy sự nhận thức của khách hàng nhờ vào sự đầu tư nội dung liên tục liên quan đến sản phẩm. Một người tiêu dùng khi mua sản phẩm không chỉ vì tin tưởng vào thương hiệu, mà còn là vì họ cảm thấy mình được tương tác nhiều hơn với sản phẩm. Họ mua vì những câu chuyện đằng sau sản phẩm, cách sản phẩm được tạo ra, ý nghĩa của nó và những gì mà nó đại diện. Nếu như bình thường chúng ta thấy mối quan hệ trong thương mại chỉ là giao dịch một chiều mua – bán thì giờ đây nó xoay quanh đến những nội dung, câu chuyện, phản hồi từ cộng đồng thông qua các cuộc trò chuyện với influencer. Một khi những yếu tố này được kết hợp lại, chúng sẽ tạo nên sức hút cho sản phẩm.

Hơn nữa,khi mà chúng ta bước vào kỷ nguyên siêu cá nhân hóa, mọi người ai cũng muốn một thứ gì đó đặc biệt và độc đáo. Một chứng minh đã cho thấy rằng các mặt hàng xa xỉ khó mua được hoặc các sản phẩm có phiên bản giới hạn tạo ra sự thu hút đối với người tiêu dùng bởi tính độc quyền và khao khát được sở hữu nó. Đó là lý do tại sao các thương hiệu thường cho ra các sản phẩm có phiên bản hạn chế với sự cộng tác của các influencers.

Hình thức độc quyền và đồng sáng tạo nãy cũng có liên quan đến hiện tượng Tik Tok, một nền tảng mạng xã hội video âm nhạc. Nền tảng này đã bùng nổ trong năm vừa qua với nhiều lí do, và một trong số đó chính là sự thúc đẩy yêu cầu người dùng phải có tính sáng tạo và phát triển phong cách xoay quanh nội dung của họ mà các nền tảng khác hiện nay vẫn chưa có. Một thương hiệu tốt nhất không chỉ tạo ra các nội dung sáng tạo, mà họ còn tạo cơ hội cho người dùng tham gia sáng tạo nội dung cho họ. Và từ đó biến người tiêu dùng thành một người có sức ảnh hưởng.

Cuối cùng, bên cạnh ngành bán lẻ, esport cũng là một trong những lĩnh vực tiềm năng mà các thương hiệu muốn được hợp tác với các influencers trong lĩnh vực này.

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Campaignasia

The post Vì sao các thương hiệu nên xem influencer như một người cộng tác hơn là người phát ngôn? appeared first on Advertising Vietnam.


Vì sao các thương hiệu nên xem influencer như một người cộng tác hơn là người phát ngôn? posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Đến lúc quảng cáo thay đổi để chạm được đến người dùng

Trung bình, một người dùng Internet bắt gặp khoảng 1.700 banner quảng cáo trong một tháng, xuất hiện trên rất nhiều nền tảng khác nhau. Việc vắt kiệt những khoảnh khắc nhìn màn hình của user (on-screen moments) không còn mang lại hiệu quả như mong đợi cho thương hiệu với mức độ cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Vậy đâu sẽ là “Đại dương xanh” cho các doanh nghiệp nhằm có được sự chú ý của khách hàng? Và các marketer sẽ phải thay đổi như thế nào để các chiến dịch quảng cáo có thể tiếp cận với người dùng ở cả khoảnh khắc khi chú ý vào màn hình (on-screen moments) và không chú ý vào màn hình (screenless moments)?

1. Quảng cáo trực quan bị bão hòa, nhãn hàng đối phó như thế nào?

Với thực tế phải đối diện hơn 1.700 banner tiếp thị trong một tháng, tình trạng tránh né quảng cáo trở nên phổ biến, xuất phát từ việc người dùng đang bị bội thực bởi thông điệp được các nhãn hàng liên tục truyền tải trên cả những kênh online và offline. Tuy nhiên, mắt có thể đóng nhưng tai luôn nghe. Chính những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) diễn ra hằng ngày khi người dùng đang di chuyển, học tập, làm việc, chơi game, làm việc nhà… sẽ là “đại dương xanh” để thương hiệu có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thật sự hiệu quả.

Cuộc sống của chúng ta gắn liền với những khoảnh khắc không-màn-hình và chúng thường được lấp đầy bởi âm nhạc. Khảo sát Online Music Streaming Study của Adtima (đơn vị sở hữu hệ sinh thái quảng cáo trên di động lớn nhất Việt Nam với Zalo, Zing.vn, Zing MP3, Zing TV, Báo Mới) năm 2018 cho thấy 42% người dùng có thói quen nghe nhạc khi đang học tập và làm việc. Con số này cũng ở mức tương tự khi người dùng chơi game, trên các phương tiện di chuyển hoặc đang làm việc nhà.

Thói quen nghe nhạc online của người dùng khi đang học tập, làm việc, di chuyển, chơi game…

Với cơ hội mà screenless moments mang lại, doanh nghiệp cần một công cụ để thông qua những khoảnh khắc không-màn-hình có thể trò chuyện với người dùng. Đây là lúc mà Dynamic Audio Ads – những đoạn Quảng cáo Âm thanh được tùy chỉnh và nhắm đến nhiều tệp khách hàng khác nhau thể hiện vai trò của mình.

Tận dụng âm nhạc làm cầu nối đến users, các chiến dịch Dynamic Audio Ads đạt hiệu quả cao trong việc tiếp cận khách hàng. Vì tính chất nhịp điệu của âm nhạc mà những thông điệp truyền thông dễ dàng được lưu giữ và ghi nhớ rất lâu trong tâm trí của người nghe. (Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác – Nguồn: Báo cáo Plugged in: Audio Ads năm 2018).

Khả năng ghi nhớ khi nghe Audio Ads cao hơn đến 59% so với các định dạng quảng cáo khác

Đặc biệt hơn, người dùng hiện nay nghe nhạc trên điện thoại bằng tai nghe. Vì thế, những chiến dịch Dynamic Audio Ads mở ra cơ hội trò chuyện độc lập với từng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, giúp tăng 100% Share of Voice của nhãn hàng vì lúc này người dùng đang không lắng nghe những âm thanh nào khác ngoài nội dung quảng cáo.

Một đoạn Dynamic Audio Ads hoàn chỉnh được cấu thành từ 3 yếu tố: Âm thanh – Giọng nói – Thông điệp quảng cáo. Vì đây là không gian trò chuyện 1-1 giữa nhãn hàng và người nghe, các marketer hãy vẽ nên một bức tranh thật sinh động và lưu ý tính cá nhân hóa luôn cần đặt lên cao nhất.

Chi tiết cách tạo nên một đoạn Dynamic Audio Ads được Adtima chia sẻ tại sự kiện “Adtima Insider 2019: From Eyes to Ears”

2. Tiếp thị âm nhạc vẽ ra một bức tranh lớn hơn để tiếp cận khách hàng

Không chỉ dừng lại ở quảng cáo âm thanh, nhãn hàng hoàn toàn có thể tận dụng kết hợp Dynamic Audio Ads vào chiến dịch All-in-one Music Marketing lớn của mình, nhất là khi âm nhạc hoàn toàn đóng vài trò cầu nối giữa brands và khách hàng một cách hiệu quả.

Có 5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing hoàn chỉnh:

5 bước để thực hiện một chiến dịch All-in-one Music Marketing
  • Nghiên cứu nhu cầu của brand để lựa chọn nghệ sĩ và tạo ra một bài hát (key music asset) thật sự phù hợp
  • Đẩy mạnh Nhận thức (Awareness) và Cân nhắc sản phẩm (Consideration) bằng chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads trên chính các nền tảng nghe nhạc trực tuyến
  • Tạo Tương tác (Engagement) xung quanh nội dung của bài hát bằng music game, sponsored playlists trên mạng xã hội hoặc trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến
  • Khuếch đại chiến dịch bằng những hoạt động bên lề cùng nghệ sĩ trên các nền tảng online (mạng xã hội, trang tin tức, ứng dụng nghe nhạc, xem phim…)
  • Không dừng lại ở hoạt động online, nhãn hàng hoàn toàn có thể tạo những trải nghiệm thực tế để nghệ sĩ tiếp tục lan tỏa bài hát tới người dùng bằng các gian hàng trò chơi âm nhạc, sự kiện fan meeting hoặc các sự kiện âm nhạc lớn …
Lễ trao giải âm nhạc uy tín Zing Music Award 2019 khẳng định đẳng cấp của show diễn hàng đầu Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để kết nối nhãn hàng với users.

Lấy nhãn hàng bia Bivina làm ví dụ, ta có cái nhìn chi tiết hơn về cách thương hiệu có thể thực hiện một chiến dịch All-in-one Music marketing. Bivina là thương hiệu bia rất quen thuộc với đối tượng người dân biển tại các vùng duyên hải miền Trung Việt Nam. Dẫu vậy, thương hiệu lại gặp khó khăn trong việc làm mới hình ảnh và cải thiện tình hình doanh thu trước sự xuất hiện của nhiều sản phẩm bia đối thủ. Đến với Adtima, Bivina đã cùng thực hiện một chiến dịch Music Marketing ấn tượng, tận dụng hai nghệ sĩ có tính giải trí cao là Huỳnh James và Pjnboys để tạo nên một bài hát có phong cách và nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của Bivina mang tên “Uống gì nào?”.

“Uống gì nào?” ngay lập tức trở thành hit tiếp theo của Huỳnh James và Pjnboys, qua đó mang thương hiệu bia Bivina đến gần với người tiêu dùng hơn. Bài hát đạt nhiều lượt nghe và tương tác trên Zing MP3, cũng như các trang mạng xã hội. Và khi đã sở hữu một Key Music Asset chất lượng trong tay, Bivina từ đó hoàn toàn có thể triển khai rất nhiều hoạt động bên lề như chạy Trueviews, Display Ads và Dynamic Audio Ads, tổ chức các sự kiện để khuếch đại và tăng tương tác và trên cả online và offline. Với những tác động tích cực liên tục lên người dùng ở đa dạng các kênh, chắc chắn nhãn hàng sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu và khắc sâu nó trong tâm trí khách hàng, từ đó dễ thúc đẩy nhu cầu mua sắm sản phẩm của Bivina.

Để tổng kết, ta có thể rút ra được hai ý chính sau để giúp các nhãn hàng tiếp cận được đến người dùng một cách hiệu quả hơn:

  1. Dynamic Audio Ads là đại dương xanh cho nhãn hàng, là chìa khóa để chiến thắng được những khoảnh khắc không-màn-hình (screenless moments) trong lòng người tiêu dùng.
  2. All-in-one Music Marketing Solution mở ra cơ hội để nhãn hàng tận dụng kết nối với người dùng một cách hiệu quả thông qua âm nhạc, ở cả những khoảnh khắc nhìn-màn-hình (on-screen moments) và không-màn-hình (screenless moments).

Ra đời từ năm 2013, Adtima là mobile publisher sở hữu nền tảng quảng cáo, truyền thông số và giải trí hàng đầu Việt Nam với Zalo (OTT số 1 Việt Nam với 46,5 triệu người dùng thường xuyên), Báo Mới (Ứng dụng đọc tin hàng đầu trên di động), Zing MP3 (Nền tảng âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam), Zing.vn (Báo điện tử số 1 Việt Nam), Zing TV (Nền tảng video chất lượng cao). Ngoài ra, Adtima còn là thành viên sáng lập MMA Vietnam (Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu tại Việt Nam).

“Adtima Insider 2019: From Eyes to Ears” là sự kiện do Adtima tổ chức, thu hút hàng trăm advertiser đến từ nhiều agency và brands lớn, đến để lắng nghe những chia sẻ về xu hướng Audio Advertising, Music Marketing Solution, Cross-platform Sequential Ads cũng như nhiều giải pháp mới nhằm chuẩn bị cho các chiến dịch marketing 2020. Xem lại sự kiện tại: https://youtu.be/3kmcV71yQyE.

The post Đến lúc quảng cáo thay đổi để chạm được đến người dùng appeared first on Advertising Vietnam.


Đến lúc quảng cáo thay đổi để chạm được đến người dùng posted first on https://advertisingvietnam.com