Quảng cáo Facebook là kênh tiếp cận khách hàng được đông đảo người kinh doanh online, kiếm tiền online lựa chọn để quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên để chạy Facebook Ads hiệu quả ra đơn & có lãi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nắm được chính sách Facebook và […]
Phần lớn những người kinh doanh online thất bại vì họ không tìm được những sản phẩm có nhu cầu cao và phù hợp với xu hướng bán hàng online. Với rất nhiều sản phẩm trên thị trường, việc tìm ra những sản phẩm tiềm năng để bán là điều rất khó khăn và đặc […]
Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, các marketer đang được kêu gọi để nhanh chóng thích nghi với một thế giới tiếp thị bất ổn và không có gì là chắc chắn này.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra từ việc lan tỏa thông điệp phù hợp cho đến vai trò của thương hiệu và truyền thông trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy không có câu trả lời hoàn hảo nhưng dưới đây là một số gợi ý giúp marketer kịp thời phản ứng trong tình huống căng thẳng này.
Ưu tiên sức khỏe nhân viên và cộng đồng
Mỗi cá nhân trong ngành tiếp thị đều có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho các đội nhóm và cộng đồng. Có thể thấy các agency, nhà xuất bản (publisher) và các nền tảng kỹ thuật số là một trong những tổ chức đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của “cách ly xã hội” (social distancing) và yêu cầu nhân viên làm việc từ xa. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã tạo ra cú hích nhận thức mạnh mẽ thông qua các chiến dịch mới nhất. Điển hình là McDonald’s, Nike, Coca Cola… đã chủ động thay đổi logo, dựng các biển quảng cáo lan tỏa thông điệp “giữ khoảng cách”.
Hỗ trợ thông tin xác thực
Nội dung do người dùng tạo ra (User Generated Content – UGC) không còn đáng tin cậy trong thời buổi Covid-19. Những thông tin lệch lạc, giật gân, câu like trên mạng xã hội gia tăng ở mức báo động. Hơn bao giờ hết, các thương hiệu phải cân nhắc chất lượng và tính xác thực của nội dung chạy quảng cáo, đồng thời hỗ trợ lan toả nguồn tin chính thống về tình hình dịch bệnh đến người dùng.
Tạm gác lại nỗi lo lắng về an toàn thương hiệu
Để đảm bảo an toàn thương hiệu (Brand safety), nhiều thương hiệu đã thận trọng rút lại ngân sách truyền thông. Tuy nhiên, bây giờ không phải thời điểm trốn tránh và chờ đợi mọi thứ trôi qua. Đây là lúc thương hiệu trở thành một phần của giải pháp. Hãy suy nghĩ về cách triển khai ngân sách truyền thông một cách hữu dụng, đi tìm tiếng nói mới và sử dụng các nền tảng sẵn có như một lực lượng vì lợi ích công cộng, hợp tác với các tổ chức y tế để lan tỏa thông tin quan trọng có thể giúp chống lại đại dịch.
Truyền cảm hứng lạc quan
Trong thời kỳ tối tăm nhất của thế giới, tình người và sự sáng tạo sẽ là nguồn ánh sáng chiếu rọi mọi đau thương. Những video của người dân châu u đang bị cách ly tại nhà, dành thời gian vẽ những bức sketch vui nhộn và khoe hình ảnh chụp lại cuộc sống thường ngày của họ. Những người này vẫn cố gắng tìm kiếm niềm vui khi cuộc sống của chính mình đang bị đảo lộn. Bằng cách lan tỏa những nội dung, thông điệp lạc quan, nhà tiếp thị sẽ tạo động lực cho tất cả mọi người có thêm hy vọng để vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Gã khổng lồ của ngành FMCG hiện nay đã mở 38 trung tâm kỹ thuật số và studio nội dung.
Năm 2019 vừa qua, Unilever đã tăng chi phí đầu tư thương hiệu và marketing lên 1,7% (7,27 tỷ euro) thông qua báo cáo tài chính hàng năm của hãng này. Con số này cho thấy chi phí đầu tư đã được tăng 122 triệu euro so với năm trước. Đây là một sự gia tăng rất đáng kể bởi vì Unilever, một trong những nhà quảng cáo hàng đầu thế giới này đã cắt giảm chi phí và số lượng các đại lý của mình vào năm 2017 và 2018. Cụ thể là giảm 5,1% từ 7,58 tỷ euro xuống còn 7,15 tỷ euro trong giai đoạn 2017 – 2018.
Phát biểu trong một cuộc gọi tới các nhà đầu tư vào tháng 1, giám đốc tài chính Graeme Pitkethly cho biết chi phí đầu tư marketing của Unilever đã tăng 70 triệu euro theo tỷ giá ổn định trong năm 2019, có nghĩa là 52 triệu euro còn lại được tính theo thay đổi của tỷ giá hối đoái.
Pitkethly cho biết doanh nghiệp hiện vẫn đang “Tìm thấy được hiệu quả trong marketing thông qua đầu tư vào các công cụ và khả năng kỹ thuật số mới đồng thời theo dõi chặt chẽ hiệu quả trong chi tiêu của chúng tôi“. Điều này đã bao gồm việc mở 38 trung tâm kỹ thuật số cũng như các studio nội dung trực thuộc tập đoàn U này. “Những studio này chiếm một phần chi phí rất lớn trong dòng chi phí chung, tuy nhiên tổng chi phí cho chúng vẫn thấp hơn 30% so với mua các dịch vụ bên ngoài“, Pitkethly nói.
In-house
Unilever cho biết một năm trước rằng họ đã kiếm được 500 triệu euro nhờ vào duy trì nội dung digital và sử dụng các dịch vụ nội bộ. Oliver, một công ty tiên phong xây dựng mô hình on-site agency (hình thức làm việc ngay tại chính trụ sở của khách hàng) đã cung cấp hầu hết nhân viên của mình cho U-Studios.
Báo cáo thường niên của Unilever cho thấy chi phí đầu tư marketing vẫn gần như giữ nguyên trong năm 2017, 2018 và khoảng 14% tỷ lệ doanh thu năm 2019.
Tại buổi báo cáo kết quả quý IV hồi đầu năm nay, trước khi dịch COVID-19 xuất hiện trên toàn cầu, giám đốc điều hành Alan Jope cho biết Unilever dự kiến có thể tiết kiệm 2 tỷ euro trong năm nay, cho biết điều này giúp Unilever có thêm nhiều sự lựa chọn và linh hoạt trong vấn đề tái đầu tư. Việc tăng chi phí đầu tư sẽ dẫn đến sự gia tăng số lượng nhân viên marketing làm việc toàn thời gian, từ đó thúc đẩy mô hình marketing đến một tương lai mới. Jope nói thêm vào thời điểm đó: “Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một bước tiến trong đầu tư marketing, chắc chắn tuyệt đối nó sẽ trở thành một phần của doanh thu.”
“Các lĩnh vực đầu tư khác có thể bao gồm việc sử dụng nhựa tái chế, ông nói thêm, điều mà chúng tôi biết sẽ giúp cho thương hiệu của mình phù hợp hơn với người tiêu dùng“.
Trong phần hỏi đáp của cuộc họp báo cáo thường niên, Jope thừa nhận thách thức do COVID-19 gây ra, dẫn đến lo ngại thiếu hụt sản phẩm và khiến cho việc mua bán ở một số quốc gia bị hoảng loạn.
“Sự bùng phát gần đây của COVID-19 rõ ràng có ảnh hưởng và chúng tôi đang theo dõi sự phát triển rất chặt chẽ“, ông nói, “An toàn và phúc lợi của người dân là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi cũng đang làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh và các nhân viên đang làm việc không mệt mỏi nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có tác động xấu đến doanh nghiệp, dù mức độ chưa rõ ràng.”
Tập đoàn Yum China Holdings – nhà điều hành KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc đang tìm cách tăng doanh thu bằng việc thử nghiệm các loại hình kinh doanh mới.
Yum China hiện đang điều hành khoảng 9.200 cửa hàng trên toàn quốc. Theo báo cáo thường niên mới nhất, tập đoàn sở hữu đủ lượng tiền mặt để tồn tại ngay cả khi nhu cầu ăn uống giảm xuống gần bằng 0 và hơn 30% cửa hàng đã phải đóng cửa trong giai đoạn cao điểm của đại dịch. Tháng trước, tập đoàn đã dự kiến sẽ lỗ trong hoạt động kinh doanh tháng 3, và quý tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, Yum China đã bắt đầu có những điều chỉnh trong thực đơn, cho phép người tiêu dùng đặt thức ăn phù hợp với nhu cầu và ngân sách thông qua app KFC. Còn Pizza Hut hiện đang cung cấp bít tết sống, cùng với công thức nướng pizza hoàn chỉnh để người mua có thể tự làm tại nhà. Dịch vụ giao hàng tận nơi được thực hiện theo hình thức “không tiếp xúc”: người giao sẽ đặt đồ ăn tại vị trí khách hàng đặt rồi đứng cách xa 2 mét để quan sát việc nhận hàng.
“Lượt khách hàng đang dần tăng trở lại nhưng vẫn cần thêm thời gian” – Giám đốc điều hành tập đoàn Joey Wat cho biết trong một buổi phỏng vấn vào hôm thứ 5 tuần rồi ở Thượng Hải. “Thách thức luôn đi cùng với cơ hội, chúng tôi tin có thể tạo ra những cú hích lớn”.
Việc kinh doanh của các nhà hàng ở Trung Quốc gần như chững lại trong 2 tháng qua do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19: 81.000 người nhiễm bệnh, 3.200 người chết kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12. Mặc dù các ca nhiễm trong nước đang có xu hướng giảm nhờ những biện pháp ngăn chặn kiên quyết như yêu cầu người dân ở yên trong nhà, nhiều người vẫn còn lo sợ khi đại dịch này đã lan rộng ra toàn cầu.
Tại Trung Quốc, khoảng 60% các chủ nhà hàng đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tiền trong vòng 6 tháng tới (theo số liệu thống kê của Bloomberg và báo cáo của các công ty). Nhiều nhà hàng vừa và nhỏ đã phải đóng cửa. Trong khi đó, dịch vụ giao thức ăn, vốn chiếm ⅓ doanh số của Yum China trước khi dịch bệnh bùng nổ, nay tăng một cách đáng kể.
Cơ hội để sáng tạo và đổi mới
Theo các chuyên gia phân tích của Bloomberg Intelligence, sự vận hành của dòng tiền tự do mạnh mẽ của Yum China trong những năm 2018 – 2019 sẽ kết thúc trong năm nay, khi các cửa hàng phải đóng cửa, thời gian hoạt động ít đi và lượt khách hàng giảm do sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Thêm vào đó, trong tình hình hiện tại, gã khổng lồ này phải đối mặt với những thách thức như sự cạnh tranh khốc liệt và giá cả nguyên vật liệu tăng cao. Ngoài ra, doanh số bán hàng của Pizza Hut đã không đáp ứng sự đồng thuận của các chuyên gia phân tích trong 2 quý trước khi đại dịch xảy ra.
Tuy nhiên, bà Joey Wat đã đưa ra một tín hiệu lạc quan. Vì Yum China quản lý trực tiếp hầu hết các cửa hàng của mình, không thông qua các bên nhượng quyền như công ty mẹ Yum Brand ở Mỹ, nên họ có thể nhanh chóng đổi mới và điều chỉnh mô hình kinh doanh dễ dàng.
Bà bày tỏ công ty vẫn mong muốn có thể mở thêm vài trăm cửa hàng trong năm nay, và không có bất kì kế hoạch sa thải nhân viên nào. Khoảng 95% các cửa hàng vẫn đang hoạt động dù cho tâm lý người tiêu dùng vẫn còn nhiều lo ngại.
“Để phục hồi công việc kinh doanh, chúng tôi cần phải kiên nhẫn thêm chút nữa. Quý 2 sắp tới vẫn sẽ còn nhiều thách thức.” – bà Wat nói. “Cuộc khủng hoảng này cũng cho chúng tôi cơ hội để cởi mở hơn với sự đổi mới”.
Theo nguồn tin chính thống, Liên hoan Sáng tạo toàn cầu Cannes Lions sẽ lùi thời điểm tổ chức từ tháng 6/2020 sang ngày 26-30/10/2020 vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Trong một tuyên bố gần đây của đại diện Cannes Lions: “Sức khỏe, an toàn và lợi ích của khách hàng, nhân viên, nhà tài trợ và các đối tác vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”. Rõ ràng, việc hoãn tổ chức trong tình huống này sẽ tốt hơn là phải hủy bỏ hoàn toàn. Các nhà tài trợ và người mua vé sẽ không lãng phí số tiền mà họ đã bỏ ra cho chương trình. Nhưng trong vòng bốn tháng từ một bữa tiệc mùa hè sôi động trở thành sự kiện của mùa thu, chắc chắn mọi thứ sẽ bị thay đổi đáng kể.
Đầu tiên phải kể đến là sự khác biệt khí hậu giữa hai mùa. Tiết trời tháng Mười ở nước Pháp có vẻ không còn mát mẻ và dễ chịu như trong mùa hè. Càng về cuối năm, không khí càng khô lạnh. Nhiệt độ trung bình của vùng duyên hải nước Pháp vào thời điểm đó chỉ từ 12 – 21 độ. Bên cạnh đó, hoàng hôn vào tháng Mười thường sẽ bắt đầu vào tầm 5 giờ 30 chiều – sớm hơn khoảng bốn tiếng so với thời điểm mặt trời xuống khi ở tháng Sáu. Ban tổ chức Cannes Lions cần đặc biệt lưu tâm đến sự khác biệt lớn về khí hậu và giờ giấc giữa hai mùa sự kiện này.
Ở một góc độ khác, thông báo lùi thời gian tổ chức Bữa tiệc sáng tạo vào tháng Mười chưa hẳn là đáng buồn. Một số người trong ngành cảm thấy rằng sự kiện này đang đi theo lối mòn và cần có được sự bứt phá trong nội dung và hình thức tổ chức. Có thể đây là một cơ hội mới nhưng liệu Cannes Lions có thể diễn ra thành công như các mùa trước?
Các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với thời kỳ cực kỳ thử thách khi tác động lên nền kinh tế của coronavirus bắt đầu. Và khi phải đối mặt với những thử thách như thế này, đã đến lúc cần có những lời khuyên thiết thực. Nói cách khác, các bạn phải điều chỉnh và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của mình cho một đoạn đường dài. Chuẩn bị nguồn lực để doanh nghiệp của các bạn sẵn sàng cho trận chiến sống còn.
Bài viết dựa trên quan điểm của anh Quốc Hưng, Head of Marcom – Ureka Media.
Chúng ta cần phải làm việc thông minh hơn, và sẵn sàng đối phó với những thách thức phía trước. Hãy xem xét kỹ hơn về ngân sách, đảm bảo có thể thu được từng đồng lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình và tìm kiếm cách hiệu quả nhất để cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
Ngân sách tiếp thị có thể là một mục tiêu mềm cho các doanh nghiệp muốn cắt giảm ngân sách. Tuy nhiên, như tôi vẫn luôn chia sẻ và qua bài viết này tôi xin nhắc lại: việc cắt giảm hoạt động tiếp thị khi thị trường đi xuống là một hành động mang tính ngắn hạn nhưng chắc chắn sẽ để lại một hậu quả lâu dài. Duy trì sự hiện diện trong thị trường, trước đối tượng khách hàng của bạn là điều cần thiết khi thị trường khủng hoảng, đó là vấn đề về tầm nhìn dài hạn, lợi nhuận dài hạn và cần tiếp tục đầu tư.
Và người tiêu dùng – các khách hàng yêu dấu của chúng ta, của các bạn – cũng đang xem xét và tính toán từng đồng trong ví của họ, nhưng họ vẫn đang tiêu tiền. Họ có thể chi tiêu ít hơn nhưng họ vẫn đang chi tiêu mỗi ngày, vấn đề là chúng ta cần tìm hiểu xem họ đang tiêu tiền vào việc gì. Tư duy của hầu hết người tiêu dùng thời khủng là không muốn mạo hiểm lãng phí một đồng nào cả; họ muốn mua đúng sản phẩm mà họ thấy cần thiết từ các công ty mà họ có thể tin tưởng.
Dưới đây là năm bước bạn có thể thực hiện để chuẩn bị cho hoạt động tiếp thị của mình trong thời kỳ suy thoái vì coronovirus:
1. Cần thông minh hơn để giữ chân khách hàng hiện tại của bạn
Khuất khỏi tầm mắt người tiêu dùng có nghĩa là bạn đã đi ra khỏi tâm trí họ. Bạn cần duy trì sự xuất hiện, mối liên hệ với khách hàng hoặc bạn phải đối mặt với nguy cơ mất họ. Chi phí luôn luôn rẻ để giữ chân một khách hàng hiện tại hơn là tìm kiếm một khách hàng mới.
Tự động hóa tiếp thị (marketing automation)
Việc cắt giảm hoạt động tiếp thị khi thị trường đi xuống là một hành động mang tính ngắn hạn nhưng chắc chắn sẽ để lại một hậu quả lâu dài.
Là một trong những cách tối ưu chi phí thấp nhất, dễ nhất và hiệu quả nhất để giữ liên lạc với khách hàng của bạn. Tôi không nói chuyện gửi thư rác (spam email) tự động, tôi cũng không đề cập về việc phát các tin nhắn rác (spam SMS) hàng loạt để hy vọng có được khách hàng mới.
Mà hơn nữa, bạn cần gửi các tin nhắn được nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh (contextualised), được cá nhân hóa (personalised) đến những khách hàng hiện tại muốn nghe tin tức của bạn. Bạn cần giữ liên lạc với khách hàng của mình tại mọi điểm tiếp xúc (touch points) trong hành trình kỹ thuật số (digital journey) của họ thông qua các kênh xã hội, thông qua lướt web. Và cần phải làm điều này một cách có hệ thống và tự động sẽ đảm bảo công việc được hoàn thành, và sẽ giải phóng tài năng con người, nhân sự vốn tốn nhiều chi phí để họ có thể toàn tâm suy nghĩ ra các chiến dịch sáng tạo hơn, hiệu quả hơn và sẽ giúp tăng thêm ROI.
Chú trọng sản xuất nội dung (content production)
Là một thành phần thiết yếu bổ sung cho các chiến thuật (tactics) trong các chiến dịch tiếp thị (marketing campaign) và cũng để giữ liên lạc liên tục với khách hàng hiện tại của bạn. Chia sẻ những đổi mới, sáng tạo và nâng cấp mà bạn đang thực hiện để giúp khách hàng phân biệt dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh; đồng thời quảng bá những câu chuyện truyền cảm hứng, tin tức tốt của bạn về mặt giải thưởng và chiến thắng của khách hàng.
Nếu bạn cần nguồn cảm hứng cho một chiến dịch tiếp thị, hãy xem tại đây.
Năng động hơn trên mạng xã hội
Điều này có nghĩa là tham gia vào các cuộc trò chuyện, tương tác với khách hàng hiện tại của bạn. LinkedIn, Twitter, Facebook… – đây là những nơi mà khách hàng đang xem xét sản phẩm của bạn, thảo luận về quyết định mua hàng của họ, trao đổi và chia sẻ quan điểm về doanh nghiệp bạn.
Tạo một kế hoạch chi phí thấp nhất có thể để tiếp cận khách hàng tại mọi điểm trên các kênh truyền thông xã hội. Sử dụng các công cụ này để lắng nghe khách hàng, nghe những gì họ đang nói, tìm hiểu thêm về thị trường của bạn. Và hãy nhớ rằng, đó không phải đơn thuần là về quảng cáo, bạn không chỉ nên nói về bạn, mà những đóng góp của bạn cho cuộc trò chuyện cần phải có giá trị và phù hợp với khách hàng – người tiêu dùng.
2. Xuất hiện liên tục, thậm chí xuất hiện nhiều hơn trước các khách hàng tiềm năng
Bạn phải xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) của mình và cần phải xuất hiện, hiển thị nhiều hơn, điều đó sẽ dễ dàng là thúc đẩy khách truy cập vào trang web, và bạn sẽ dễ bán được món hàng hơn nhờ đó. Và một trong những thời điểm tốt nhất để tiếp cận các khách hàng tiềm năng là khi họ đang tìm kiếm những gì bạn đang bán – thời điểm ZMOT (Zero Moment Of Truth). Và thêm nữa là bạn cần được tìm thấy ở mọi giai đoạn của vòng đời mua hàng (purchasing lifecycle).
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần (The mere exposure effect)
Là hiện tượng tâm lý trong tiếp thị mà trong thâm tâm người tiêu dùng tự động phát triển sự ưu tiên, sự yêu thích dành cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu chỉ vì họ quen thuộc với chúng. Đấy chính là lúc cần thiết để bạn tìm ra cách làm sao giữ cho thương hiệu mình hiển thị trước các khách hàng tiềm năng một cách ổn định với chi phí tối ưu nhất có thể.
Đôi khi điều này có thể làm khách hàng cảm thấy phản trực giác, khó chịu nhưng dành một phần ngân sách quảng cáo để giữ cho thương hiệu của bạn luôn hiển thị sẽ mang lại lợi ích lâu dài. Đồng thời, kết hợp với việc tập trung vào việc tạo nội dung chất lượng cao, phù hợp, thú vị sẽ giúp bạn được chia sẻ và từ đó giúp giảm ngân sách của bạn hơn là việc tạo ra quá nhiều nội dung nhưng có giá trị thấp, tác động thấp.
Cập nhật nội dung thường xuyên
Doanh nghiệp cần thiết có một kho lưu trữ nội dung thú vị, có liên quan, không bị lỗi thời và có giá trị đối với khách hàng và các công cụ tìm kiếm. Do đó, hãy xem lại nội dung, cập nhật nội dung, luôn làm mới phù hợp và có giá trị sẽ giúp cải thiện thứ hạng của bạn trong các công cụ tìm kiếm.
Những gì người khác nói về bạn quan trọng hơn những gì bạn nói về bản thân
Có một cách khác với chi phí thấp để có thể xuất hiện trước một nhóm khách hàng tiềm năng lớn đó là tận dụng quyền năng, khả năng của các chuyên gia đáng kính, các KOLs, influencers, các micro hoặc nano-influencers, thậm chí là chính các khách hàng của các bạn – những người có sự tác động nhất định đến hành vi của khách hàng tiềm năng. Do đó, việc tạo ra sản phẩm tốt và dịch vụ tốt là điều kiện tiên quyết, là bắt buộc phải có. Như tôi vẫn luôn chia sẻ từ trước tới nay rằng: “Sản phẩm tốt và dịch vụ tốt là bắt buộc chứ không phải là lợi thế cạnh tranh”.
3. Tập trung vào chuyển đổi
Một vấn đề nữa là để tối ưu chi phí, ngân sách cho kế hoạch tiếp thị kỹ thuật số, nhưng có sự hiệu quả và tác động cao, bạn nên tập trung vào tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization). Những điều chỉnh, tối ưu và thay đổi nhỏ trong từng điểm chạm (touch-points) trên hành trình người dùng (customer journey) sẽ dần biến nhiều khách truy cập trang web của bạn thành khách hàng.
Những kiểm chứng trên mạng xã hội những câu chuyện tích cực
Đảm bảo khách hàng nhận được đúng thông điệp – đến đúng người – vào đúng thời điểm.
Hãy xem lại cách bạn đang sử dụng, cho khách hàng thấy các case-studies, đề xuất và đánh giá của bạn tại mọi điểm tiếp xúc (touch-points); đồng thời dành thời gian để chia sẻ, tạo cảm hứng từ các nội dung này trên khắp trang web của bạn và tích cực chia sẻ chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội (social media).
Trải nghiệm khách hàng là vua (Customer Experience is King)
Đầu tư vào trang web của bạn để đảm bảo bạn đang mang lại trải nghiệm nhanh chóng, được cá nhân hóa. Và nếu cần phải cân nhắc về mặt chi phí, hãy nhớ rằng những thay đổi nhỏ nhưng phù hợp và cần thiết trên trang web sẽ có tác động lớn mang tính tích cực đến kết quả cuối cùng.
Tận dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI)
Bây giờ là lúc bạn cần phải bắt kịp những phát triển mới nhất về máy học (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), chúng sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn lợi thế cạnh tranh và tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng vào đúng nơi, đúng thời điểm (right audience – right place – right time). Tận dụng lợi thế của sự phát triển hiện tại trong AI sẽ giúp giảm chi phí cho mỗi lần mua (CPA, CPO) cho mỗi khách hàng bằng cách đảm bảo họ nhận được đúng thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm và giảm lãng phí.
4. Đo lường, đo lường và luôn đo lường
Nếu bạn không đo lường, thì bạn không thể quản lý. Và nếu bạn không quản lý, thì bạn có thể đang mang tiền đổ sông đổ bể.
Đo lường có nhiệm vụ to lớn trong việc giải thích, làm rõ từng chi tiêu trong việc tiếp thị của bạn. Bạn cần phải đo lường theo tiêu chí mà bạn đặt ra. Bạn có thể muốn đo lường doanh số, số lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, đo lường theo giá trị vòng đời khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value)… hoặc thậm chí đo lường lượng khách hàng thông qua việc giới thiệu.
Đầu tiên bạn phải đảm bảo đã xác định chính xác được các chỉ số đánh giá hiệu quả của mình (KPI – Key Performance Indicator), sau đó là các việc sau:
Cài đặt và cấu hình Google Analytics một cách chính xác
Đảm bảo bạn đang hiểu được tất cả các kiến thức cơ bản về Google Analytics và rằng bạn đang cần sử dụng dữ liệu để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả tiếp thị (Performance Marketing) cho các kế hoạch của bạn. Bạn có đang thiết lập mục tiêu (goal) chính xác? Bạn đã kết nối Search Console chưa? Bạn đã xác định được chính xác được những metrics bạn cần đo? Bạn có đang tận dụng tất cả dữ liệu miễn phí mà Google Analytics cung cấp cho bạn để có thể định hình chiến lược không?
Đo lường ROI các phương tiện truyền thông xã hội (social media)
Khi ngân sách eo hẹp, bạn cần đưa ra các quyết định khó khăn về cách bạn sẽ sử dụng nguồn lực của mình. Một lựa chọn khá mâu thuẫn cho bạn là xem xét ngừng các hoạt động truyền thông xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội đôi khi rất tốn thời gian, nguồn lực.
Nhưng trước khi đưa ra quyết định đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã hiểu được hoàn toàn cách mà truyền thông xã hội đóng góp phần mấu chốt vào sự tương tác, khả năng hiển thị và cả lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc của bạn lúc này là cần đo lường ROI của truyền thông xã hội và điều chỉnh nguồn lực cho phù hợp.
Nếu ngân sách tiếp thị eo hẹp, thì việc biết những gì hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư tiền của mình vào đâu.
5. Thử nghiệm, rút kinh nghiệm, tối ưu; thử nghiệm liên tục và nhanh hơn nữa
Cuối cùng, hãy luôn ghi nhớ rằng không có câu trả lời nào luôn phù hợp cho mọi vấn đề của tiếp thị kỹ thuật số.
Bạn sẽ cần phải nhanh nhẹn và sáng tạo. Đo lường từ mỗi thành công và thất bại của bạn, thử nghiệm, học hỏi và tối ưu liên tục. Dưới đây là một số lời khuyên của tôi trước khi kết thúc bài chia sẻ:
Các thử nghiệm phải nhanh chóng, ít chi phí và dễ dàng thực hiện.
Nếu nó hoạt động tốt thì cần nhân rộng nhiều hơn nữa.
Và nếu nó không hoạt động tốt, thì hãy luôn rút ra được bài học từ nó, tiếp tục tận dụng điều đó để điều chỉnh tối ưu hoặc áp dụng vào thử nghiệm khác.
Thử nghiệm nhanh và ít chi phí sẽ không có tác hại. Nhưng hãy nhanh chóng và quyết đoán, tàn nhẫn khi thất bại. Bạn phải luôn thử nghiệm một cái gì đó, học hỏi từ nó, tối ưu liên tục và lặp lại thử nghiệm một cái gì đó mới.
Khi nói về phát triển trên con đường nghề nghiệp của bản thân, cánh phụ nữ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn so với các đồng nghiệp nam của họ. Theo các nghiên cứu, trên toàn thế giới có ít hơn ⅓ vị trí cấp cao được nắm giữ bởi phụ nữ. Cũng như theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, phụ nữ chỉ được trả 63% so với số tiền mà đàn ông nhận được trong cùng một công việc. Trung bình, trong vấn đề xin việc hay thăng chức, đàn ông nộp đơn khi họ cảm thấy đáp ứng 60% yêu cầu, nhưng phụ nữ chỉ nộp đơn nếu họ thấy mình đáp ứng 100% trong số đó. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng nếu một người phụ nữ thể hiện bản thân quá tự tin, cô ấy sẽ phải đối mặt với các hiệu ứng phản ứng dữ dội.
Dưới đây chính là những chia sẻ, những câu chuyện, thách thức và lời khuyên cho phụ nữ – hoặc bất cứ ai trong con đường phát triển sự nghiệp của các nữ lãnh đạo Google Marketing từ khắp nơi trên thế giới.
Sapna Chadha, Giám đốc Marketing Google khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á
“Tiếp tục học hỏi mọi thứ trong cuộc sống của bạn”
Sapna Chadha cho biết rằng cô ấy luôn muốn được làm việc khắp nơi trên toàn cầu. Phải cùng chồng chuyển công tác từ Mỹ sang Châu Á, tuy là một việc đã nằm trong kế hoạch của mình, cô thấy đây là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình. Tự ngẫm lại, Chadha đặt ra câu hỏi: “Liệu phụ nữ chúng ta có tiếng nói trong những mong muốn của bản thân mình?”
Chadha khuyên mọi người hãy trở nên thật năng động trong hành trình của bản thân,
đừng chỉ chờ đợi để xem điều gì sẽ xảy điều tiếp theo. “Nếu bạn không nắm rõ được những gì mà bạn muốn, bạn sẽ dành thời gian của mình chỉ để ngồi yên một chỗ xem xét mọi thứ.” Cô cho biết thêm “Hiện tại tôi nhận ra rằng mình nên có một danh sách ngắn các công việc muốn theo đuổi nhất trong vài năm tới. Và, quan trọng nhất, tôi nên làm những công việc mà mình vẫn chưa hoàn thiện.”
Chadha cũng cho rằng, để thành công trong marketing trong 10 năm tới, bạn cần phải hiểu rằng mọi thứ đang dần trở nên kỹ thuật hóa. Thế nhưng, theo cô, phụ nữ nghĩ rằng họ không giỏi trên lĩnh vực kỹ thuật, thế nên họ không dấn thân vào. “Bạn có thể học bất cứ điều gì tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống của bạn. Nếu phụ nữ tự kìm hãm bản thân khỏi khoa học và marketing, họ sẽ không thể nào phát huy hết khả năng của mình.”
Kristell Rivaille, Giám đốc Marketing tại Google khu vực Pháp, Nam Âu, Nga, Trung Đông và Châu Phi
“Chọn đúng người và môi trường phù hợp để làm việc”
Kristell Rivaille chia sẻ rằng nhà vệ sinh chính là thứ giúp cô chọn công việc đầu tiên của mình trong lĩnh vực marketing. Nói cụ thể hơn, chính là một bảng thông báo trong nhà vệ sinh. Khi đi phỏng vấn tại một công ty, cô nhận thấy rằng trong phòng vệ sinh thường yêu cầu mọi người đừng vứt khăn giấy vào bồn cầu. Thế nhưng bảng hiệu đặc biệt này đã giải thích lí do vì sao: Không giống như giấy vệ sinh, khăn lau tay không hòa tan khi ướt. “Tôi không thích khi bị mọi người bảo phải làm gì đó mà không có lí do”, Riv Rivaille nói, “Tôi thích được giải thích lý do tại sao tôi cần phải làm điều đó”. Công việc này ban đầu không phải là sự lựa chọn đầu tiên của cô, nhưng bảng hiệu trong nhà vệ sinh đó khiến cô cảm thấy công ty sẽ tôn trọng nhân viên của họ, và khuyến khích nhân viên giao tiếp cởi mở.
“Cách tiếp cận hợp lý để quyết định cho bước chuyển nghề nghiệp là rất quan trọng”, theo Riv Rivaille, “Nhưng hãy chú ý đến khía cạnh cảm xúc khi bạn đạt được kết quả tốt nhất. Bạn sẽ làm những gì bạn yêu thích và mang đến niềm đam mê, năng lượng và sự sáng tạo cho công việc của bạn.” Cô khuyên nên nhìn xa hơn những gì mà một thương hiệu hoặc sản phẩm gợi cho bạn cảm giác phấn khích và hãy chọn đúng đồng nghiệp và môi trường phù hợp với mình để làm việc.
Rivaille cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự nhận thức và trí tuệ cảm xúc. Bằng cách hiểu bản thân là ai và hoàn cảnh gặp gỡ người khác như thế nào, bạn có thể học cách tự uốn mình để đối mặt theo từng tình huống và những người đồng nghiệp. “Trở nên quyết đoán rất cần thiết cho một số tình huống, nhưng trong những thời điểm khác, tôi có thể chỉ cần im lặng và lắng nghe.”
Susana Ayarza, Giám đốc Marketing tại Brazil
“Tìm cơ hội học hỏi và thoát khỏi vùng thoải mái của bản thân”
Susana Ayarza tin rằng phụ nữ nên lên tiếng về những gì họ xứng đáng có được trong công việc. Tuy nhiên, cô cũng tự hỏi liệu mọi người tập trung quá nhiều vào các danh hiệu và chức bậc hơn là vào sự phát triển cá nhân. “Rõ ràng rằng khẳng định bản thân rất quan trọng vì chúng là một phần của sự công nhận trong sự nghiệp của bạn, nhưng tìm kiếm cơ hội học hỏi và thoát ra khỏi vùng thoải mái cũng quan trọng không kém.”
Ayarza nhắc đến một quãng thời gian khi cô đồng ý lãnh đạo một đội toàn cầu trong khi vẫn làm việc ở Brazil, “Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới và tôi đã có cơ hội học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau. Đó là sự phát triển thực sự. Bây giờ tôi là một giám đốc điều hành khác với ngày trước vì tôi đã nắm bắt cơ hội đó.”
Một phần trên con đường phát triển của Ayarza bao gồm cả việc đánh giá lại các mục tiêu nghề nghiệp của cô. Vài năm trước, cô muốn trở thành một giám đốc điều hành hàng đầu về marketing. Bây giờ mục tiêu của cô đã chuyển sang việc để lại một di sản lâu dài và hoàn thành một mục đích cao hơn. Cô ấy nói với những người khác rằng: “Khi bạn già hơn, bạn sẽ không còn nhớ đến những con số, những dự án, những sáng kiến mà bạn đã làm rất tốt cho kinh doanh. Bạn sẽ nhớ về tác động của bạn đối với xã hội và những người xung quanh mình.”
Michelle Bryan-Low, Giám đốc cấp cao của Google Ads Marketing & Events, EMEA
“Làm việc hết sức mình”
Michelle Bryan-Low đã một lần rời xa sự nghiệp của mình trong bảy năm, chuyển đến Pháp và điều hành một nhà nghỉ săn lợn rừng. “Nó đã mang đến cho tôi trải nghiệm sống khác biệt lớn so với việc ở lại các doanh nghiệp trong toàn bộ sự nghiệp của mình.” Tuy nhiên, Bryan-Low đã lo lắng khi cô quyết định rời khỏi vùng nông thôn nước Pháp và trở lại với công việc cũ của mình. “Tôi đã mất rất nhiều sự tự tin về khả năng và tiềm năng của chính mình.”
Khi Bryan-Low cảm thấy may mắn vì được công ty cũ phục hồi vị trí quen thuộc của mình và có thể dành thời gian để xây dựng lại sự tự tin, cô hiểu được phụ nữ cảm thấy khó khăn thế nào khi trở lại sau thời gian nghỉ thai sản. “Bạn luôn cảm thấy như bạn đang phải thỏa hiệp ở đâu đó. Bạn cảm thấy tội lỗi khi phải xa con cái và có lỗi khi yêu công việc của mình.”
Bryan-Low tin rằng điều đó rất quan trọng để nhận ra rằng, không hề có khái niệm nữ siêu anh hùng trên đời. Cô khuyên những người phụ nữ trong nhóm của minh phải biết yêu thương bản thân. “Sẽ ổn nếu như mọi thứ đều không hoàn hảo. Đừng thử, chỉ cần làm tốt nhất cái không hoàn hảo của bạn.”
Kazuha Okuda, Trưởng nhóm chiến lược của Google Brand Studio khu vực APAC
“Trách nhiệm với quyết định và lựa chọn của riêng bạn”
Trước đây, trong sự nghiệp của mình, Kazuha Okuda đã có một công việc làm cô cảm thấy mình bị thu hẹp. “Tôi luôn được giao cho một vai phụ, không bao giờ được đóng vai chính mặc dù tôi có khả năng đó.” Okuda cho rằng càng ở trong tình huống này lâu thì càng dễ dàng chấp nhận nó. “Một khi đã quen với nó, bạn sẽ không thực sự thấy được vấn đề. Bạn mặc định với chiếc hộp mà họ đặt bạn vào trong đó.”
Cuối cùng, khi nói chuyện với các đồng nghiệp nam, cô phát hiện ra họ đang được giao cho những dự án quan trọng hơn nhiều. “Tôi đã bị sốc. Tôi đã làm gì? Vì vậy, tôi đã lập một kế hoạch để rời khỏi đó, bắt đầu lại vai trò lãnh đạo và đặt kỳ vọng khác đi. Chủ động thay đổi môi trường và sự năng động chính là những gì cần thiết để thay đổi sự nghiệp của tôi.”
Giờ đây Okuda vẫn đi đúng hướng với tuyên bố sứ mệnh cá nhân: Làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. “Có một mục tiêu đầy tham vọng trong đầu giúp tôi chèo lái vững vàng sự nghiệp của mình. Tôi chọn lọc những dự án tôi tham gia và những người tôi làm việc cùng. Hãy kén chọn vì bạn phải tự điều hướng sự nghiệp của mình và chịu trách nhiệm về quyết định và lựa chọn của chính mình.”
Thương hiệu bán đồ nội thất lớn nhất thế giới với các cửa hàng khổng lồ như một mê cung đang bắt đầu lấn sân vào thế giới thị trường trực tuyến.
Thừa nhận sức hấp dẫn của các thị trường trực tuyến, đây là lần đầu tiên Ikea hợp tác với Tmall (một trang web hoạt động tại Trung Quốc chuyên bán lẻ trên internet tách ra từ Taobao, trực thuộc Alibaba Group) để bán các sản phẩm nội thất của mình trên trang web của bên thứ ba.
Việc kết hợp này đã được lường trước được rằng đây chỉ là vấn đề thời gian. Trong suốt 76 năm, Ikea đã phát triển mạnh trên các cửa hàng vật lý của mình. Các cửa hàng này đã trở thành một điểm hẹn phổ biến hoặc là nơi vui chơi cho gia đình vào mỗi cuối tuần. Thế nhưng sau một thời gian đầy thách thức đối với doanh số bán lẻ vật lý trên toàn cầu, lợi nhuận của Ikea giảm gần 10% vào cuối tháng 8 năm 2019, vì thế công ty đã tìm cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình. Hiện tại, kinh doanh trực tuyến chiếm khoảng 10% tổng doanh số bán lẻ của Ikea.
Sẽ có khoảng 500 triệu người dùng của Tmall tăng thêm tại khu vực phía Bắc. Theo báo cáo, Tmall của tập đoàn Alibaba có 65% thị phần thương mại B2C tại Trung Quốc. Khác với Taobao là nền tảng được thiết kế cho nhà bán lẻ nhỏ, Tmall được dành cho các thương hiệu lớn hơn. Cửa hàng của Ikea trên Tmall sẽ có khoảng 3.600 sản phẩm và đồ trang trí nội thất gia đình.
Ngày 10 tháng 3 vừa qua, Inter Ikea Systems, Ikea Retail China và Tmall đã củng cố mối quan hệ đối tác của mình qua một buổi lễ ký kết trực tuyến được tổ chức tại Thượng Hải và Hàng Châu.
Sự hợp tác giữa hai nhãn hiệu này sẽ đánh dấu lần đầu tiên Ikea mở một cửa hàng chính thức trên một trang web thương mại điện tử, tuy hiện nay các sản phẩm của Ikea đã có sẵn trên trang web của Amazon và các nền tảng khác trong một thời gian nhưng họ chỉ bán thông qua các đại lý thay vì mua trực tiếp tại Ikea.
Giám đốc điều hành của Inter Ikea Systems BV, Jon Abrahamsson Ring cho biết rất tự hào về các cửa hàng Ikea nhưng luôn tìm hiểu cách cải thiện dịch vụ. “Chúng tôi rất vui về sự hợp tác này với Alibaba. Tôi tin rằng Ikea sẽ học hỏi được thêm nhiều điều và phát triển thêm cách tiếp cận khách hàng của mình” ông nói thêm.
Khi virus Corona đang len lỏi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, những người làm truyền thông như chúng tôi đã nhận thấy một cơ hội giữa muôn vàn thách thức. Đó là tầm quan trọng của việc tạo ra một thông điệp phù hợp và lan truyền thông điệp ấy thật nhanh chóng. hoạt động truyền thông trong thời dịch bệnh
Ogilvy đã xây dựng một quy trình gồm năm bước để doanh nghiệp có thể vận dụng trong công tác truyền thông ở thời kỳ đầy khủng hoảng này. Chúng tôi đặt tên năm bước này là DRIVE, với mỗi bước chính là một hành động cần thiết ở mỗi giai đoạn. Cụ thể như sau:
Determine – Quyết định (đối tượng truyền thông)
Refine – Trau chuốt (thông điệp)
Inform – Thông báo (đến các đối tác và các bên liên quan)
Value – Giá trị (xác định giá trị trung tâm)
Evaluate – Đánh giá (tác động)
Chúng tôi khuyến khích cộng đồng truyền thông hãy CHỦ ĐỘNG ĐIỀU PHỐI các hoạt động truyền thông thay vì thụ động phản ứng lại với tình thế bên ngoài.
Sau đây là những hành động cụ thể mà Ogilvy đề xuất. Phần lớn những kế hoạch chúng tôi đang triển khai cho khách hàng ở thời điểm hiện tại đều áp dụng đầy đủ cách tiếp cận này.
Bước một: Quyết định đối tượng truyền thông cần hướng tới
Khi mọi người đang cố gắng để tiếp nhận những gì diễn ra xung quanh, việc xác định đối tượng truyền thông thường bị bỏ qua, mặc dù đây là vấn đề cơ bản. Đối tượng đầu tiên mà mọi tổ chức nên tiếp cận chính là nhân viên trong doanh nghiệp. Thường xuyên trao đổi với nhân viên trong suốt thời kỳ bất ổn sẽ giúp nhân viên giữ vững tinh thần, đồng thời đảm bảo rằng các vấn đề kinh doanh quan trọng vẫn được giải quyết. Đây là lý do tại sao Kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh (BCP) là tối quan trọng.
Các doanh nghiệp tin rằng họ sẽ không bao giờ cần tới BCP, hoặc sử dụng một cách rất chừng mực kế hoạch dự phòng này. Kế hoạch này cũng tương tự như một chính sách bảo hiểm tốt. Một kế hoạch BCP hiệu quả cần hội tụ các yếu tố sau:
1. Tận dụng công nghệ – Sử dụng một số nền tảng công nghệ để quản lý việc trao đổi thông tin hàng ngày. Có thể sử dụng nền tảng nội bộ hoặc từ bên thứ ba, miễn là nền tảng đó cho phép doanh nghiệp trao đổi thông tin được rõ ràng và nhất quán với nhân viên và có ít rào cản truy cập để nhân viên có thể theo sát, đặc biệt là đối với các tổ chức lớn.
2. Thể hiện giá trị của doanh nghiệp đến nhân viên – Không có thời điểm nào tốt hơn những giai đoạn khủng hoảng như thế này để thể hiện tầm quan trọng của nhân viên đối với một tổ chức. Nhân viên sẽ đánh giá doanh nghiệp và ban lãnh đạo dựa trên những gì mà doanh nghiệp làm để đảm bảo an toàn cho họ. Có nhiều doanh nghiệp thậm chí còn cung cấp bảo hiểm dự phòng, tổ chức đường dây nóng hỗ trợ tâm lý, và cung cấp cả dịch vụ tư vấn với bác sĩ qua điện thoại.
Sử dụng chuyên môn và ảnh hưởng thương hiệu của doanh nghiệp để hỗ trợ trong tình huống khủng hoàng không phải vì mục đích thương mại hay lợi nhuận. Chúng ta cần hành động đúng đắn vì lợi ích cộng đồng và thể hiện các giá trị đích thực cũng như trách nhiệm công dân của doanh nghiệp.
-Ogilvy
Về đối ngoại, nhiều doanh nghiệp xem khủng hoảng là thời điểm để tăng cường, mở rộng hoặc giới thiệu các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những hành động này rất có giá trị. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng những gì doanh nghiệp làm cho khách hàng cũng là điều mà doanh nghiệp đã thực hiện cho nhân viên của mình.
3. Cho phép tập thể doanh nghiệp cùng tham gia phát triển kế hoạch và điều chỉnh trong quá trình triển khai – Trong vài tuần qua, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh Kế hoạch BCP, đảm bảo các phòng ban làm việc một cách nhất quán. Chúng tôi nhận thấy các Kế hoạch BCP hiệu quả nhất đều xác định một người lãnh đạo, giúp điều phối phản ứng từ nhân viên và cho phép các ban nhân sự, truyền thông, marketing, tài chính, pháp lý và công nghệ cùng tham gia vào việc đưa ra quyết định. Cá nhân này không cần là Giám đốc điều hành nhưng phải có mối liên hệ chặt chẽ với Giám đốc điều hành và nắm bắt nhanh các phản ứng của nhân viên và nhu cầu kinh doanh hiện tại.
Tất nhiên, truyền thông tới khách hàng cũng rất quan trọng. Công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng cũng nên được sử dụng để giao tiếp với khách hàng. Cho dù đó là sắp xếp các buổi gặp mặt trực tuyến hoặc giải quyết các mối quan tâm của khách hàng từ xa đều cần áp dụng công nghệ phù hợp. Trong thời kỳ khủng hoảng, luôn hiện diện bên cạnh khách hàng là rất quan trọng. Đó là cơ hội để cho khách hàng thấy rằng bạn thực sự quan tâm và đang sát cánh cùng với họ. Bạn không chỉ hành động một mình, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trong khi khách hàng đang lo lắng về sự an toàn của họ và thế giới.
Hưởng ứng các hoạt động của Chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng. Ogilvy có nhiều khách hàng – ở quy mô trong nước lẫn quốc tế – đang chứng tỏ quyền công dân của họ thông qua các đề xuất tài chính, sản phẩm và thậm chí hỗ trợ nhân sự cho Nhà nước. Những hành động này chứng tỏ doanh nghiệp hoặc thương hiệu đã giữ vững vị trí của họ khi đối diện với các vấn đề văn hóa xã hội rộng lớn.
Bước hai: Trau chuốt lại thông điệp
Khi đã xác định được đối tượng truyền thông và kết quả cần đạt được, doanh nghiệp có thể chuyển trọng tâm sang xây dựng thông điệp. Thông điệp nên tránh đề cập tới các vấn đề gây tranh cãi hoặc các rào cản chính trị. Giữa tình hình bất ổn như dịch COVID-19, cần triển khai các kế hoạch một cách khéo léo và tránh gây ra những xáo động trong cộng đồng. Là một trong các hãng công bố đầu tiên, British Airways đã rất thận trọng trong việc triển khai kế hoạch truyền thông về công tác tạm hoãn các chuyến bay đến Trung Quốc khi dịch bùng phát đầu năm nay.
Vai trò của người làm truyền thông là hiểu được độ nhạy cảm trong việc truyền đạt những thông điệp quan trọng, đáng tin cậy, và nắm bắt được tất cả các rủi ro khi truyền thông tới khách hàng.
Bước ba: Thông báo đến đối tác và các bên liên quan
Trong thời kỳ khủng hoảng, việc truyền đạt thông tin một cách liên tục và có trách nhiệm đến đầy đủ các bên liên quan sẽ giúp xây dựng được niềm tin. Các doanh nghiệp cần theo sát tất cả động thái khi truyền thông trong giai đoạn khủng hoảng, đảm bảo các thông tin đưa đến các bên lên quan đều hữu ích và cập nhật nhất. Cần thiết lập một kênh truyền thông gián tiếp và đều đặn để chủ động giải đáp các thắc mắc nếu có.
Ogilvy đã và đang hỗ trợ khách hàng trong việc này. Nhiều khách hàng của chúng tôi đã theo dõi rất sát sao tình hình phản hồi từ thị trường, cũng như chuẩn bị các tài liệu tổng kết hành động của doanh nghiệp trước tình hình hiện tại. Điều này giúp cho các lãnh đạo công ty đưa ra quyết định đúng đắn và cấp thiết cho doanh nghiệp của họ.
Bước bốn: Tập trung vào các giá trị
Khủng hoảng là điều không mong muốn. Nhưng đây là thời điểm tốt nhất để cho mọi người biết doanh nghiệp của bạn coi trọng những điều gì. Những giá trị nào làm nên doanh nghiệp của bạn? Và nếu những giá trị đó không nổi bật lên tại thời điểm này, chúng có thực sự phản ánh cách doanh nghiệp vận hành và mục đích tồn tại của nó không?
Thời kỳ khủng hoảng có thể đem đến cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình.
Các doanh nghiệp như Intel, NBA, Shiseido và Carlyle đã đẩy mạnh hỗ trợ tài chính với các gói tài trợ y tế và các kế hoạch hỗ trợ khác trong thời kỳ khủng hoảng.
Bước năm: Đánh giá liên tục
Truyền thông trong thời kỳ khủng hoảng là một quá trình không ngừng thay đổi. Và bước cuối cùng chính là đánh giá những gì doanh nghiệp của bạn đã thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, phản hồi, mức độ tương tác và nhận xét thực tế từ các đối tác quan trọng. Hãy luôn tự đặt câu hỏi này cho mình: “Liệu những gì bạn làm đã giúp nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trong mắt các khách hàng và đối tác chưa?”
Nếu câu trả lời chưa phải là “có”, điều đó không có nghĩa là mọi thứ doanh nghiệp đã làm cho đến bây giờ đều sai hoặc hoàn toàn vô ích. Điều này chỉ có nghĩa là chúng ta cần nhìn lại một cách toàn diện các việc đã làm và lặp lại quá trình, hoặc là quay lại từ đầu đánh giá xem công tác truyền thông và kênh truyền thông đã phù hợp chưa, đã đi đúng với những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chưa.
Thực hiện 5 bước mà chúng tôi nêu ra ở trên không chỉ giúp doanh nghiệp làm chủ được giai đoạn khủng hoảng, mà còn giúp doanh nghiệp chủ động ĐIỀU PHỐI tình hình.
Tại Việt Nam, Ogilvy đã và đang nhanh chóng thiết lập BCP từ đầu năm 2020 với 5 nhóm giải pháp:
Ban điều phối COVID-19 do TGĐ T&A-Ogilvy bà Nguyễn Diệu Cầm phụ trách phối hợp với 5 thành viên then chốt, quản lý 5 lĩnh vực: truyền thông nội bộ, dịch vụ khách hàng, làm việc từ xa có quản lý, phối hợp với quản lý khu vực và các công ty thành viên, tài chính.
Áp dụng cơ chế làm việc từ xa có kiểm soát sau ngày 15/3/2020 và liên tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho nhân viên thông qua các phần mềm quản lý và truyền thông
Duy trì các hoạt động truyền thông nội bộ thông qua 3 hình thức: cập nhật tức thời, bản tin tuần, và hoạt động giao lưu trực tuyến hàng tháng.
Triển khai các gói hỗ trợ cho khách hàng với các Bộ thông tin hướng dẫn vận hành hiệu quả (COVID-19 Playbook)
Ứng dụng phần mềm để đánh giá phản hồi và hiệu quả của từng hoạt động
The Tuborg Open campaign, in its 3rd year in Vietnam, strongly expressed the message “Open and experience” by bringing a whole new musical project to young people who dare to be different.
Each year, Tuborg Open organizes a large-scale musical playground showcasing a combination of International and Vietnamese artists. In August of 2019, Tuborg Open stirred up the atmosphere in Hanoi and attracted more than 1,000 youngsters to flock to a lively music event at Star3 Club. The presence of the international band Clean Bandit and two Vietnamese singers JustaTee and Phuong Ly, infused the youth of Ha Thanh (Ha Noi city) with their vibrant energy.
Following the excitement, Clean Bandit immediately shook hands with musicians JustaTee, Nguyen Hai Phong and TDK to launch a new music project called “I Am”. JustaTee not only wrote the song and the lyrics but he is also the main singer on the track together with Phuong Ly. Even though the lyrics are simple and intimate, this song has a strong message that pushes young people to step out of their comfort zones, to break down boundaries, to open their hearts, and to experience new things every single day.
Not just a regular MV, “I Am” is also a technological breakthrough with the most exclusive online viewing experience ever. By utilizing facial recognition technology, the video content will vary depending on the number of viewers watching together. The bigger the group, the greater the opportunity to fully enjoy the performance with surprising changes. This unique idea arose from Happiness Saigon, the creative agency of the campaign, together with Tuborg, with the desire to deliver interesting music experiences via electronic devices. This has created distinctive moments of entertainment, and helps connect young people IRL in the age of technology.
Although it has turned 3 years old, the attraction of Tuborg Open has not stopped yet, especially for young people. “I think music is our greatest form of communication. Finding new music today can be really hard. So we’re going on shuffle. We are really excited to get onboard with Tuborg and to travel to all these different countries, work with artists there and explore meaningful collaborations. We are completely open to where the music takes us.” – said Clean Bandit.
Along with its message “Open to more”, Tuborg Open promises to create a wide spread trend among Vietnamese youngsters who dare to live differently. Join Tuborg and Happiness Saigon to escape from your comfort zone, to discover manifold things and to live with more interesting experiences at: www.tuborgopen.vn.
About Happiness Saigon
Happiness Saigon, an FCB alliance, is an award-winning creative connectivity agency based in Saigon, Vietnam and Brussels, Belgium. The agency is well-known to design connected brands that trigger emotions that trigger business. The agency believes in the power of creativity, the power of humanity and in happiness, that fuels both. The very multicultural and multitalented crew of Happiness has won numerous awards, including Grand Prix at the Cannes Lions and have signed for Vietnam’s most awarded creative idea with UNICEF #NoFilter. Some of Happiness’ work is even featured in the V&A Museum London.
– For further inquiry or interview, please contact:
CEO: Mr. Alan Cerutti – alan@happiness-saigon.com
About Tuborg – Open to more
A popular Danish beer brand among young people in more than 70 countries. Since 2010, Tuborg has become the No. 1 international beer brand of the Carlsberg Group all over the world. After more than 3 years of launching in Vietnam, Tuborg has built up the trust and support for consumers, rated as “Brand for young people” and “Modern, youthful brand” with the highest number of beer brands on the market. The new beer flavor is improved with a refreshed balance of sweetness and bitterness, and a smoother beer foam that accentuates and keeps the hops flavor longer. It is highly appreciated with eye-catching, trendy packaging and unique beer cap.
– Website: https://carlsbergvietnam.vn/vi/products/tuborg/tuborg/
Client: Carlsberg Vietnam – Tuborg
Brand team: Bui Hoang Thai Ha, Nguyen Phuong Thanh Creative agency: Happiness Saigon
Co-founder/CEO: Alan Cerutti
Creative Director: Gregory Titeca, Marc Richard Vander Heyden
Account team: Khanh Pham, Ngoc Le, Son Nguyen
Creative team: Simon Pyson, Iris Nuyts, Caroline Ray, Trinh Mai, Hong Phuc, Nghia Tran
Music Agency: Brandbeats
Media Agency: Media Wave
Sinh viên là đối tượng có điều kiện về mặt thời gian cũng như chưa phải lo quá nhiều gánh nặng về kinh tế như những người đã đi làm hay đã có gia đình. Đặc biệt là những bạn năm 3 năm 4, đây là độ tuổi đã bắt đầu nghĩ đến sự nghiệp […]
Chiến dịch Tuborg Open, được tổ chức năm thứ 3 tại Việt Nam, đã thể hiện mạnh mẽ thông điệp “Mở và trải nghiệm” bằng dự án âm nhạc hoàn toàn mới dành cho những bạn trẻ dám sống khác biệt.
Mỗi năm, Tuborg Open sẽ tổ chức một sân chơi âm nhạc quy mô thông qua sự kết hợp của các nghệ sĩ Quốc tế và Việt Nam. Mở màn cho dự án, vào tháng 8/2019, Tuborg Open đã khuấy động Hà Nội bằng sự kiện âm nhạc sôi động diễn ra tại Star3 Club, thu hút hơn 1,000 bạn trẻ tham dự. Sự hiện diện của ban nhạc quốc tế đình đám Clean Bandit cùng hai ca sĩ Việt Nam là JustaTee và Phương Ly đã mang đến sự cuồng nhiệt cho giới trẻ Hà Thành.
Tiếp nối sức nóng, Clean Bandit lập tức bắt tay cùng nghệ sĩ JustaTee, Nguyễn Hải Phong và TDK để ra mắt dự án âm nhạc mới dưới tên gọi “Ta là”. Bên cạnh việc viết bài hát và viết lời, JustaTee cũng đảm nhận vai trò ca sĩ thể hiện trong MV lần này cùng với Phương Ly. Dù ca từ đời thường, gần gũi, đây lại là bài hát mang lại thông điệp mạnh mẽ kêu gọi người trẻ bước ra khỏi vùng an toàn, phá bỏ mọi rào cản để học hỏi, phiêu lưu và trải nghiệm những điều mới mỗi ngày.
Không chỉ đơn giản là một MV thông thường, “Ta là” còn là sự đột phá về mặt công nghệ với trải nghiệm xem video trực tuyến đặc biệt nhất từ trước đến nay. Cụ thể, khi nhấp vào đường link www.tuborgopen.vn, nội dung video sẽ thay đổi phụ thuộc vào số lượng người xem bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Càng đông người tham gia, bạn càng có cơ hội thưởng thức trọn vẹn màn trình diễn với những thay đổi bất ngờ. Ý tưởng độc đáo này đến từ Happiness Saigon, đơn vị truyền thông sáng tạo cho dự án, với mong muốn cùng Tuborg mang đến trải nghiệm âm nhạc thú vị trên các thiết bị điện tử. Điều này đã tạo nên những phút giây giải trí đặc sắc, và giúp kết nối người trẻ trong thời đại công nghệ.
Dù đã bước sang năm thứ 3 nhưng sức hút của Tuborg Open vẫn chưa từng dừng lại, đặc biệt đối với các bạn trẻ. “Tôi nghĩ âm nhạc là cách giao tiếp tuyệt vời nhất. Các thành viên vô cùng hào hứng bắt đầu hành trình cùng Tuborg và du lịch đến những quốc gia khác nhau, làm việc với những nghệ sĩ bản xứ và tạo nên những bản phối âm nhạc đầy ý nghĩa. Chúng tôi tin rằng sự bứt phá sẽ đưa bạn đến những vùng trời mới mà âm nhạc đã mở lối.” – Clean Bandit chia sẻ.
Cùng với thông điệp “Mở và trải nghiệm” những điều mới mẻ, Tuborg Open hứa hẹn sẽ tạo được độ lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng người trẻ dám sống khác biệt. Hãy cùng Tuborg và Happiness Saigon thoát khỏi vùng an toàn của bản thân và sống với nhiều trải nghiệm thú vị hơn tại đây nhé: www.tuborgopen.vn.
Về Happiness Saigon
Happiness – Thành viên Liên kết của Tập đoàn FCB, là Công ty Kết nối Sáng tạo có trụ sở tại Sài Gòn – Việt Nam và Brussels – Bỉ. Công ty nổi tiếng với các nhãn hàng ứng dụng thiết kế để khơi gợi cảm xúc, từ đó phát triển kinh doanh. Đội ngũ đa văn hóa của Happiness đã giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi sáng tạo tầm cỡ, bao gồm cả giải Grand Prix tại Cannes Lions. Một số dự án đã được trưng bày tại Bảo tàng V&A London. Công ty tin rằng sức mạnh của sáng tạo và nhân văn sẽ tạo nên hạnh phúc.
Để biết thêm thông tin hoặc hẹn phỏng vấn xin liên hệ: CEO Happiness Saigon Ông Alan Cerutti – alan@happiness-saigon.com
Về Tuborg – Open to more
Là nhãn hiệu bia Đan Mạch được giới trẻ ưa chuộng trên hơn 70 quốc gia. Từ năm 2010, Tuborg trở thành nhãn hiệu bia Quốc tế bán chạy số 1 của tập đoàn Carlsberg toàn cầu. Sau hơn 3 năm ra mắt tại Việt Nam, Tuborg đã gầy dựng được sự tin yêu và ủng hộ từ người tiêu dùng, được đánh giá là “Nhãn hàng dành cho giới trẻ” và “Nhãn hàng hiện đại, trẻ trung” với chỉ số cao nhất trong các nhãn hiệu bia trên thị trường. Vị bia mới được cải tiến với cảm giác sảng khoái hơn cùng vị ngọt – vị đắng êm cân bằng, bọt bia sánh mịn hơn làm nổi bật và giữ hương vị hoa bia đặc trưng lâu hơn. Được đánh giá cao với bao bì thời thượng bắt mắt và nắp giật độc đáo.
– Website: https://carlsbergvietnam.vn/vi/products/tuborg/tuborg/
Client: Carlsberg Vietnam – Tuborg
Brand team: Bui Hoang Thai Ha, Nguyen Phuong Thanh Creative agency: Happiness Saigon
Co-founder/CEO: Alan Cerutti
Giám đốc sáng tạo: Gregory Titeca, Marc Richard Vander Heyden
Đội ngũ Account: Khanh Pham, Ngoc Le, Son Nguyen
Đội ngũ Creative: Simon Pyson, Iris Nuyts, Caroline Ray, Trinh Mai, Hong Phuc, Nghia Tran
Music Agency: Brandbeats
Media Agency: Media Wave
Nội dung tốt là một trong những yếu tố quan trọng làm cho website của bạn khác biệt hơn so với những website khác. Thành công của một trang web được xác định chủ yếu bởi nội dung của nó. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm ra một website có giao diện đẹp mắt, […]
Sự bùng phát gần đây của chủng coronavirus mới, còn được gọi là COVID-19, đã và đang tác động mạnh đến các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Facebook cam kết hỗ trợ cuộc chiến chống lại coronavirus và nỗ lực cung cấp trợ giúp cho các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp của bạn.
An toàn và an tâm: Cách thức các doanh nghiệp nên phản hồi với khách hàng trong bối cảnh virus Corona
Mặc dù chặng đường phía trước sẽ có thể dài, nhưng chúng ta sẽ có thể vượt qua những khó khăn bằng cách tăng cường gắn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác và cùng nhau nỗ lực.
Tài liệu này sẽ giúp bạn tìm thấy các nguồn thông tin và khuyến nghị của Facebook nhằm đảm bảo doanh nghiệp được trang bị các công cụ phù hợp và có thể giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
Ứng phó với vi-rút corona: Đối với các nhà quảng cáo Thương mại điện tử
Sự bùng phát của chủng vi-rút corona, còn được gọi là COVID-19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và mạng lưới vận chuyển ở Trung Quốc, dẫn đến sự chậm trễ và gián đoạn không lường trước trong hoạt động của các doanh nghiệp Thương mại điện tử. Việc liên tục cập nhật thông tin với khách hàng trở nên quan trọng trong những khoảng thời gian như thế này.
Hướng dẫn này chia sẻ các bước bạn có thể thực hiện để thông báo cho nhân viên của mình và duy trì liên lạc với các đối tác hậu cần.
Ứng phó với vi-rút corona: Đối với các nhà quảng cáo Bán lẻ
Sự bùng phát của chủng vi-rút corona, còn được gọi là COVID-19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và mạng lưới vận chuyển cũng như hành trình bán lẻ, để lại những hậu quả nặng nề lên các nền kinh tế địa phương. Việc liên tục cập nhật thông tin với khách hàng trở nên quan trọng trong những khoảng thời gian như thế này.
Facebook cam kết xây dựng các kết nối ý nghĩa giữa người dùng và doanh nghiệp, chúng tôi đã đưa ra những hướng dẫn nhanh để giúp các doanh nghiệp như bạn. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ tìm thấy các chiến lược để duy trì kết nối với khách hàng trong thời gian này.
Ứng phó với vi-rút corona: Đối với các nhà quảng cáo Du lịch
Sự bùng phát của COVID-19, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu, các chuyến bay bị huỷ, hạn chế di chuyển và nhu cầu du lịch ít hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Việc liên tục cập nhật thông tin với khách hàng trở nên quan trọng trong những khoảng thời gian như thế này.
Trong hướng dẫn này, chúng tôi phác thảo các bước bạn có thể thực hiện để làm nổi bật thông tin quan trọng cho các bên liên quan, tận dụng công nghệ và trả lời các câu hỏi về dịch vụ khách hàng.
The Case Study published on Facebook for Business talks about the collaboration between the project Tiki Goes With Vietnamese Stars and Facebook solutions, contributing to positive business deliverables for new products from Maybelline.
Success story
Tiki is the first partner in APAC to successfully partner with Facebook in MV-Commerce campaign, which takes advantage of music video to be generated into an ads campaign on Facebook in order to attract target customers and increase sales on Tiki.vn e-commerce platform.
The campaign lasted for 17 days, relying on scenes presenting new lipstick products from Maybelline in the music video “Co nhu khong co” by singer Hien Ho, along with making use of Facebook ads tools to maximally approach female customers from 18-30 located in Vietnam. This campaign greatly contributes to generating sales for new lipstick products from Maybelline in the last 12.12 sales campaign.
Some highlight deliverables could be listed as below:
7x lift in purchases during the campaign period
17% lift in incremental app installs
5x lift in return on ad spend for app purchase
2x lift in return on ad spend for website purchase
3x lift in sales for Maybelline
Seeing these positive deliverables, Ms. Vu Thi Nhat Linh, Vice President of Managed Marketplace at Tiki said: “Our music initiative helps support Vietnamese artists, but also offers the possibility of creating meaningful brand collaborations. Collaborative Ads are a great way to engage our audience and are effective for brands to highlight specific products. This campaign has demonstrated how a creative approach with a branded music video can drive business value and help reengage fans.
“This campaign is a new initiative leveraging music videos as an impactful e-commercial solution. It is an effective business collaboration model beneficial for influencers, brands and platforms. We hope that this innovative framework started in Vietnam will scale to more brands”, said Mr. Kyo Seo, Facebook Creative Shop APAC.
Tiki Goes With Vietnamese Stars has made an explosion in the Vietnam music market with the images of Tiki shippers and boxes appropriately embedded in over 80 music videos.
After nearly 1 year since launched, this brand campaign has accomplished more than 2 billion views, 300-400 million user reach, 37 music videos on Top Youtube Trending and 16 music videos on Top 1 Youtube Trending. “Tiki desires to become a brand who not only fulfills all shopping demands of Vietnamese but also creates spiritual values for our customers. Tiki Goes With Vietnamese Stars is the first step to actualize that desire”, said Mr. Bui Ngoc Hien, Brand and Communications Manager at Tiki.
The success story of this MV-Commerce with Facebook helps Tiki Goes With Vietnamese Stars prove efficient in terms of both brand communications and business partnership opportunities, making an usual music video become an effective MV-Commerce.
Sau gần 1 năm lên sóng, bên cạnh các kết quả ấn tượng về độ phủ sóng thương hiệu, chiến dịch Tiki Đi Cùng Sao Việt còn cho thấy khả năng mang đến kết quả kinh doanh thực tiễn thông qua việc phối hợp cùng 2 đối tác Facebook và Maybelline.
Từ PPL đến MV-Commerce
Hình thức PPL (product placement) đã không còn xa lạ với các nhãn hàng khi hình ảnh
thương hiệu, như logo hay sản phẩm…, được lồng ghép trong các chương trình hoặc đoạn phim.
Trong đó, PPL trong các phim ca nhạc (MV) ngày càng trở nên phổ biến trong những năm
gần đây, và nở rộ về tần suất kể từ khi Tiki Đi Cùng Sao Việt ra mắt, với hình ảnh shipper và thùng hàng Tiki xuất hiện khéo léo trong các phân cảnh của hơn 80 MV.
Sau gần 1 năm lên sóng, tính đến nay, Tiki Đi Cùng Sao Việt đã thu về hơn 2 tỷ lượt xem,
tiếp cận 300-400 triệu người dùng với 37 MV lọt Top Trending Youtube và 16 MV lọt Top 1 Trending Youtube. “Tiki hướng đến trở thành một thương hiệu không chỉ phục vụ mọi nhu cầu mua sắm của người Việt mà còn gắn liền với đời sống tinh thần hằng ngày. Tiki Đi Cùng Sao Việt là bước đầu hiện thực hóa mong ước đó của chúng tôi”, ông Bùi Ngọc Hiển, Giám đốc
Thương hiệu và Truyền thông tại Tiki cho biết.
Không chỉ dừng lại ở hiệu quả truyền thông, Tiki Đi Cùng Sao Việt còn được mở rộng khai thác để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh giúp các MV thông thường trở thành MV-Commerce
(video ca nhạc thương mại). Đây là giải pháp sử dụng video ca nhạc để chuyển thành các
chiến dịch quảng cáo trên Facebook nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số trên
trang thương mại điện tử như Tiki.vn.
“Tiki Đi Cùng Sao Việt không chỉ đồng hành, hỗ trợ nghệ sĩ Việt Nam, mà còn mang lại cơ hội hợp tác kinh doanh đầy ý nghĩa. Dựa trên nội dung MV của nghệ sĩ, các công cụ từ Facebook giúp thu hút khán giả và làm nổi bật các sản phẩm cụ thể. Chiến dịch lần này đã chứng minh cho tính hiệu quả của chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua nội dung sáng tạo của
video âm nhạc. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”,
bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó Tổng Giám đốc Quản lý Sàn Thương mại tại Tiki chia sẻ.
Câu chuyện thành công
Tiki là đối tác đầu tiên tại Châu Á – Thái Bình Dương kết hợp thành công cùng Facebook với
giải pháp MV-Commerce.
Cụ thể, Tiki đã hợp tác cùng hãng mỹ phẩm Maybelline New York và nữ ca sĩ Hiền Hồ trong
dịp 12.12 vừa qua. Chiến dịch kéo dài trong 17 ngày, dựa trên các phân cảnh xuất hiện sản phẩm son môi mới của Maybelline trong MV “Có như không có” của nữ ca sĩ Hiền Hồ, sử dụng các công cụ quảng cáo từ Facebook để tối đa hóa việc tiếp cận đối tượng khách hàng là nữ giới từ 18-30 tuổi tại Việt Nam, từ đó quảng bá và thúc đẩy bán hàng cho dòng sản phẩm son môi của thương hiệu mỹ phẩm này.
Chiến dịch đã ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng. Cụ thể,
Lượng mua sản phẩm này trên Tiki tăng trưởng gấp 2.7 lần
Tăng 17% tỷ lệ cài đặt ứng dụng trên Tiki
Tỷ suất hoàn vốn trên chi phí quảng cáo (return on ad spend) cho ứng dụng di động tăng 5.5 lần
Tỷ suất hoàn vốn trên chi phí quảng cáo (return on ad spend) cho website tăng 7.2 lần
Doanh số bán hàng của đối tác trong thời gian này cũng tăng 3.3 lần
Trước những kết quả khả quan này, bà Nguyễn Đỗ Nhật Linh, Group Brand Manager từ Maybelline New York chia sẻ: “Video âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí để thu hút
khán giả mà còn giúp các thương hiệu như Maybelline New York đưa sản phẩm của mình
đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Từ sự thành công của chiến dịch lần này, chúng tôi
mong muốn tiếp tục hợp tác cùng Tiki trong những dự án thú vị sắp tới.”
“Chiến dịch này là một sáng kiến mới giúp tận dụng các video âm nhạc và biến chúng thành
giải pháp kinh doanh hiệu quả trên thương mại điện tử. Đây là một mô hình hợp tác kinh doanh hiệu quả cho cả nghệ sĩ, thương hiệu và nền tảng thương mại điện tử. Chúng tôi hy vọng rằng hình thức này sẽ tiếp tục được mở rộng hơn cho nhiều thương hiệu”, ông Kyo Seo,
Facebook Creative Shop APAC, Facebook chia sẻ về lần kết hợp thành công với Tiki Đi Cùng Sao Việt.
Theo dõi thông tin chi tiết về câu chuyện thành công được đăng tải chính thức trên
Facebook for Business TẠI ĐÂY.