Với mong muốn mang lại “sự sáng tạo và tính xác thực” cho các cuộc trò chuyện kinh doanh trên nền tảng của mình, LinkedIn đang thử nghiệm tính năng “stories” vào thế giới mạng doanh nghiệp.
Người đứng đầu các sản phẩm nội dung Pete Davies tiết lộ đang thử nghiệm tính năng này trong một bài đăng trên LinkedIn vào ngày 27 tháng 2. Tính năng này sẽ được thử nghiệm với các thành viên “trong vài tháng tới”.
Davies không cung cấp nhiều chi tiết về giao diện của tính năng này, nhưng cho biết nó được lấy cảm hứng từ các định dạng tương tự phát triển bởi các mạng truyền thông xã hội khác. Snapchat là ứng dụng đầu tiên giới thiệu định dạng “stories” vào năm 2013. Sau đó được sao chép bởi Instagram vào năm 2016 và từ đó đã được áp dụng rộng rãi trên phạm vi các mạng xã hội, bao gồm cả Facebook, WhatsApp và YouTube.
Với vào tính năng này, người dùng có thể chia sẻ những cập nhật nhỏ không nhất thiết phải gắn liền với hồ sơ của mình mãi mái hoặc các doanh nghiệp hay cá nhân có thể chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng trong các sự kiện của công việc, hay các mẹo giúp làm việc hiệu quả hơn. Theo Davies, tính năng “stories” giúp cho mọi người dễ dàng khơi lên các cuộc trò chuyện, tương tự như các tương tác kinh doanh xảy ra trong những phòng nghỉ hay việc đi ngang qua các đồng nghiệp trong hội trường. Ông tin rằng định dạng này sẽ rất phù hợp cho LinkedIn.
Năm 2018, LinkedIn đã thử nghiệm một tính năng tương tự nhắm vào sinh viên đại học ở Mỹ có tên là “Tiếng nói của sinh viên”. Tính năng này cho phép sinh viên đăng các video ngắn lên danh sách phát của trường, những video này sẽ xuất hiện trên đầu bảng tin và sẽ biến mất sau một tuần.
Tính năng “stories” đang được thử nghiệm để đáp ứng với hoạt động đang phát triển trên bảng tin của LinkedIn, Davies tuyên bố rằng hằng năm, bảng tin của LinkedIn đã tăng mức tương tác đến 25%.
Tin tức đã được lan truyền trong cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều người dùng LinkedIn bày tỏ sự phấn khích về khả năng đăng cập nhật nhanh với tính năng “stories”, nhưng một số người đặt câu hỏi liệu nó có phù hợp với mục đích chính của LinkedIn là kết nối những chuyên gia trong cộng đồng hay không.
“Tôi đã luôn sử dụng LinkedIn với hình thức nội dung dài hạn và nó thực sự mang tính giáo dục”, một người dùng LinkedIn cho biết. “Tôi lo rằng một tính năng như thế này sẽ làm giảm giá trị LinkedIn và lại thêm một tính năng chỉ để phục vụ lợi ích.”
“Hãy để “stories” về đúng vị trí và ý nghĩa ban đầu của chúng là dùng để giao lưu với bạn bè của bạn một cách nhanh chóng và vui vẻ”, một người dùng khác nói. “Trọng tâm của LinkedIn nên tập trung vào việc làm cho công cụ hoạt động tốt hơn và nhanh hơn (đăng tải các video và GIF, quảng cáo, chuyển đổi giữa nhiều trang với tư cách quản trị viên, lựa chọn nhắm mục tiêu tốt hơn cho quảng cáo, v.v.) và xây dựng các khối nền tảng của sản phẩm bị tụt hậu so với Facebook thay vì sao chép bản cập nhật mới từ các kênh truyền thông xã hội khác.”
Trong vài năm qua, LinkedIn đã phát triển một số tính năng như phát các video trực tiếp, cập nhật các tin tức theo xu hướng,… và định vị mình như một mạng xã hội hơn là một doanh nghiệp thuần túy.
Nhật Ánh / Advertising Vietnam
Theo Campaignasia
The post LinkedIn thử nghiệm tính năng “Stories” appeared first on Advertising Vietnam.
LinkedIn thử nghiệm tính năng “Stories” posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét