Khách hàng sử dụng dịch vụ thư điện tử Gmail dành cho doanh nghiệp giờ đây có thể sửa chữa văn bản và các loại file khác mà không cần chuyển sang ứng dụng riêng.
Khách hàng sử dụng dịch vụ thư điện tử Ngày 15/7, tập đoàn công nghệ Google cho biết các khách hàng sử dụng dịch vụ thư điện tử Gmail dành cho doanh nghiệp giờ đây có thể sửa chữa văn bản và các loại file khác mà không cần chuyển sang ứng dụng riêng.
Việc tích hợp thêm công cụ mới vào hòm thư điện tử Gmail nhằm thu hút thêm khách hàng của các công ty đối thủ đến với dịch vụ của Google.
Phó Chủ tịch Google Javier Soltero cho hay các khách hàng sử dụng phiên bản Gmail miễn phí có thể sẽ sớm được tiếp cận tính năng này.
Thông báo trên được đưa ra tại hội nghị khách hàng và đối tác thường niên của đơn vị điện toán đám mây thuộc Google. Hội nghị đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến trong những tuần qua do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong suốt thập kỷ qua, Google đã nỗ lực bắt kịp với ứng dụng văn phòng của Microsoft, hiện đang chiếm lĩnh thị trường với thư điện tử dành cho doanh nghiệp và các công cụ chỉnh sửa văn bản.
Cả hai công ty đều đã thêm tính năng gọi video và các công cụ phối hợp khác để thu hút các công ty đang phải hoạt động trên các nền tảng trực tuyến do đại dịch COVID-19.
Google đang tìm cách cạnh tranh nhằm đưa sản phẩm Gmail thành nền tảng duy nhất để các người lao động tiếp cận các nội dung chat, cuộc gọi video và giờ đây là văn bản.
Trong khi đó, Microsoft vẫn đang giới hạn kết nối giữa email và các công cụ chat, phần mềm Outlook (ứng dụng quản lý thư điện tử) và Teams (nền tảng để đàm thoại và thực hiện hội nghị trực tuyến).
Ngoài ra, cũng tại hội nghị trên, Google đã giới thiệu thêm tính năng thông báo thành viên tham gia chat “vắng mặt” hoặc ghim lại nội dung để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm lại sau đó. Cả hai tính năng này đều đã có trong Microsoft Teams./.
Công cụ này có tên gọi Fabricius, sẽ giúp thúc đẩy công tác nghiên cứu của các nhà Ai Cập học, đồng thời nâng cao nhận thức về lịch sử và di sản của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, hãng công nghệ khổng lồGoogle(Mỹ) ngày 15/7 thông báo ra mắt một công cụ ứng dụngtrí tuệ nhân tạo(AI) để giúp giải mã các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại sang tiếng Anh và tiếng Ả Rập.
Công cụ này có tên gọi Fabricius, sẽ giúp thúc đẩy công tác nghiên cứu của các nhà Ai Cập học, đồng thời nâng cao nhận thức về lịch sử và di sản của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Fabricius được xây dựng dựa trên thành quả hợp tác giữa Viện Ai Cập học thuộc Đại học Macquarie tại Australia, Hãng phần mềm Psycle Interactive, Ubisoft và nhiều nhà khảo cứu cổ học Ai Cập.
Công cụ này hiện có sẵn miễn phí trên ứng dụng Google Arts and Culture.
Người sử dụng có thể tiếp cận các tính năng như thực tế ảo, thực tế tăng cường, hình ảnh có độ phân giải cao, Street View cùng nhiều công nghệ khác.
Fabricius sẽ xúc tiến quá trình đối chiếu, lập danh mục và giải mã các chữ tượng hình Ai Cập cổ đại.
Nền tảng của công cụ cho phép dịch các chữ tượng hình này sang tiếng Anh, trong khi bản dịch tiếng Ả Rập dự kiến sẽ sớm được cung cấp.
Bên cạnh đó, công cụ này cũng hỗ trợ người dùng tìm hiểu, viết và chia sẻ thông điệp bằng cách sử dụngchữ tượng hình.
Phụ trách bộ phận bảo tồn tại Google Arts and Culture, Chance Coughenour khẳng địnhFabriciussẽ giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu về nền văn hóa phong phú của Ai Cập cổ đại.
Bên cạnh đó, hơn một thập kỷ qua, Google đã số hóa và lưu trữ hình ảnh của hàng chục địa danh văn hóa và lịch sử trên toàn khu vực, từ Kim tự tháp Giza của Ai Cập, nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed Grand tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Đền Jupiter tại Liban cho đến Nhà hát vòng tròn El Jem tại Tunisia, nhằm giúp phổ biến lịch sử, văn hóa và các di sản nổi bật.
Bao bì (Packaging) không chỉ được biết đến với vai trò bảo vệ sản phẩm mà nó còn tạo nên sự nổi bật giữa các mặt hàng cùng loại, giúp tiếp cận người tiêu dùng và gia tăng doanh số. Câu chuyện thiết kế bao bì chưa bao giờ là dễ dàng đối với các thương hiệu. 10 quy tắc dưới đây sẽ hỗ trợ bạn tạo ra mẫu bao bì thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm.
1. Nội dung là Vua
Khi khoác lên một bao bì đẹp, sản phẩm của bạn sẽ có sức hấp dẫn rất lớn đối với người tiêu dùng. Thế nhưng cũng cần phải đính chính lại rằng bao bì không quyết định hoàn toàn trong hành trình mua hàng mà nó chỉ phát huy tác dụng nếu đi kèm với thông tin phù hợp.
Thông thường, khách hàng chỉ bỏ ra một vài giây để quan sát một loại hàng hoá. Chính vì vậy nguồn thông tin trên bao bì sẽ giúp họ nhận diện sản phẩm và thương hiệu nhanh hơn, khả năng cao là họ sẽ lựa chọn nó.
2. Thử nghiệm nhiều thiết kế khác nhau
Một bao bì dù độc đáo đến nếu không chiếm được cảm tình của khách hàng cũng trở nên vô nghĩa. Đó chính là lý do tại sao bạn phải đưa ra nhiều lựa chọn thiết kế khác nhau, sau đó đem thử nghiệm với một nhóm khách hàng tập trung (có thể là gia đình và bạn bè). Bên cạnh đó, hãy xác định đúng thông điệp mà bạn muốn truyền tải và kết nối nó với thiết kế bao bì sản phẩm.
Trên thực tế, có những mẫu bao bì khiến bạn (người làm thương hiệu) cảm thấy ấn tượng nhưng không có nghĩa là khách hàng sẽ tiếp nhận theo cách tương tự. Chính vì vậy bạn cần thử nghiệm các mẫu bao bì thường xuyên nhất có thể.
Câu chuyện “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” chưa bao giờ là xưa cũ. Giả sử bao bì của bạn đang tâng bốc hàng hoá một cách thái quá sẽ khiến những khách hàng nếu sử dụng sản phẩm khác xa với lời giới thiệu sẽ cảm thấy bị lừa dối. Mặc dù chiêu thức này có thể giúp thương hiệu thúc đẩy doanh số ban đầu nhưng tất cả chỉ khiến khách hàng thất vọng hơn mà thôi.
Vậy làm sao để giữ chân khách hàng hiện tại và thúc đẩy quảng cáo truyền miệng một cách tích cực về sản phẩm? Cả hai điều này đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược marketing và lời khuyên hữu ích nhất dành cho bạn đó là nên thiết kế bao bì phản ánh thành thực về sản phẩm, phần còn lại hãy để sản phẩm tự khẳng định điều đó.
4. Bao bì có tính ứng dụng cao
Không chỉ bao gồm thông tin đáng tin cậy về sản phẩm, bao bì cần phải có tính ứng dụng cao, dễ sử dụng và đem lại tiện lợi cho người tiêu dùng. Hãy quan sát thị trường và tìm cách cải thiện chức năng cho bao bì của bạn.
5. Bao bì phù hợp với khách hàng
Xác định được đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn nảy ra những ý tưởng thiết kế bao bì dựa trên giới tính, nhóm tuổi, thu nhập,…
6. Kiểu chữ rõ ràng
Trong vài giây ngắn ngủi tìm hiểu, khách hàng sẽ không đủ kiên trì để đọc những dòng chữ phức tạp trên bao bì sản phẩm. Nhất là những phông chữ càng hiện đại và kiểu cách sẽ càng rối mắt.
Thương hiệu nên lựa chọn những phông chữ tinh tế, tao nhã giúp người tiêu dùng có thể đọc lướt qua và nắm bắt thông tin quan trọng. Bạn cũng phải đảm bảo màu chữ hài hoà với màu sắc tổng thể và giao diện của bao bì.
Chẳng hạn như năm nay Popeyes vừa đổi sang font chữ có phần ngay ngắn và trang nhã hơn để phản ánh chiều sâu ẩm thực và nỗ lực phục vụ những món ăn đặc trưng trong thời gian tới của thương hiệu.
7. Luôn cảnh giác với đối thủ cạnh tranh
Thương hiệu của bạn đang cạnh tranh với những tên tuổi nào? Hãy tìm hiểu và nhận diện các yếu tố thiết kế khác nhau giữa bao bì của bạn và của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát những thương hiệu thiếu sức hút trên thị trường để tránh những ý tưởng thiết kế kém hiệu quả. Từ đó, liệt kê tất cả các yếu tố mà bạn tâm đắc để tự tạo ra công thức cho riêng mình.
8. Cập nhật xu hướng mới nhất
Có 1 câu nói nổi tiếng ở Mỹ: “If it ain’t broke, don’t fix it” (Nếu thấy điều gì hiệu quả thì đừng thay đổi nó). Tuy nhiên lý thuyết này lại không thể áp dụng trong lĩnh vực thiết kế. Ngay cả khi bạn đã có một chiến lược bao bì tuyệt vời thì cũng không có điều gì đảm bảo thành công của bạn là mãi mãi.
Bắt kịp những xu hướng bao bì mới trên thị trường sẽ giúp thương hiệu đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Nếu ngành hàng của bạn không thường xuyên trải qua những biến động về nhu cầu nhận diện, bạn có thể tận dụng một số yếu tố nổi bật có sẵn trong thiết kế bao bì của mình để nâng cấp lên một tầm cao mới.
9. Quan tâm đến chất lượng bao bì
Đối với nhiều khách hàng, diện mạo sản phẩm phản ánh phần nào chất lượng bên trong. Vì vậy, bên cạnh đầu tư vào khâu thiết kế, hãy lựa chọn những chất liệu sản xuất tốt nhất cho bao bì của bạn.
10. Hiệu ứng kệ hàng – A Shelf Impact
Trên kệ hàng của các tiệm tạp hoá hay siêu thị, sản phẩm của bạn không bao giờ đứng một mình mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đa dạng khác trong ngành. Người tiêu dùng sẽ lập tức để ý đến sản phẩm của bạn nếu chúng trông có vẻ hấp dẫn và nổi bật hơn so với những sản phẩm còn lại. Đó được gọi là “Hiệu ứng kệ hàng”. Bạn có thể tận dụng hiệu ứng này để thử nghiệm và khám phá những mẫu bao bì mang tính cạnh tranh.
Năm 2020 là một năm mang tính chất lịch sử với nhiều biến động trên toàn thế giới: cháy rừng ở Úc, đại dịch toàn cầu Covid-19 đã lấy đi bao sinh mạng, hay gần đây nhất là những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc Black Lives Matter. Và giữa những sự kiện bất thường này, cuộc sống hàng ngày của chúng ta vẫn đang tiếp diễn.
Tại thời điểm đầy bất thường này, Youtube vừa kêu gọi tất cả mọi người trên thế giới ghi hình lại cuộc sống thường nhật của mình trong ngày 25/7 sau đó đăng tải video này lên theo hướng dẫn của Youtube. Những khoảnh khắc này sẽ được tổng hợp, chỉnh sửa thành một bộ phim tài liệu mang tên “Life in a day 2020”.
Dự án “Life in a day 2020” của Youtube có sự góp mặt của 2 nhà làm phim nổi tiếng Kevin Macdonald và Ridley Scott cùng với 3 nhà dựng phim và 30 người duyệt video kiêm dịch ngôn ngữ gốc của các đoạn video được gửi đến. Bộ phim sẽ được ra mắt tại Liên hoan phim Sundance năm 2021.
Cách đây 10 năm, “Life in a day” (2010) nhằm kỷ niệm 5 năm thành lập Youtube đã gây chú ý khi được dựng từ 80.000 đoạn clip do người dùng Youtube đóng góp đến từ 189 quốc gia. Bộ phim đã nhận được nhiều sự khen ngợi và thu hút 16 triệu lượt xem trên Youtube cho đến thời điểm này.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một phần của bộ phim tài liệu “Life in a day 2020” bằng cách đăng tải video của mình từ ngày 25/7/2020 đến 2/8/2020 thông qua tranghttps://lifeinaday.youtube/.
Điểm mấu chốt của một chiến dịch Influencer Marketing – Tiếp thị qua Người ảnh hưởng nằm ở việc thương hiệu hợp tác đúng người, truyền tải đúng thông điệp và đánh giá đúng hiệu quả truyền thông của KOL/ Influencer. Là giải pháp tiếp thị người có tầm ảnh hưởng với quy mô lớn nhất tại châu Á, CastingAsia hiện cung cấp những công cụ quản lý dựa trên trí tuệ nhân tạo AI thông qua một nền tảng công nghệ thống nhất.
Chìa khóa dành cho những người ảnh hưởng và các thương hiệu tiến bộ
CastingAsia là một trong bốn dịch vụ chính của tập đoàn quảng cáo AnyMind cung cấp tại thị trường Việt Nam, bao gồm AdAsia, CastingAsia, CastingAsia CreatorsNetwork và TalentMind.
Chức năng chính của dịch vụ CastingAsia:
Cung cấp dữ liệu chuyên sâu về người ảnh hưởng và các trang/nhóm cộng đồng giúp khách hàng có cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp
Lên kế hoạch phù hợp cho chiến dịch
Tiết kiệm thời gian và nhân lực vận hành trong khâu thực thi nhờ tự động hoá
Cung cấp các báo cáo trong thời gian thực (real-time) cho khách hàng và phòng chống gian lận quảng cáo
Hiện nay, CastingAsia đã có mặt tại 13 thị trường trên thế giới, trong đó có 3 văn phòng đại diện tại Việt Nam tọa lạc tại 02 trong 05 thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trên thế giới đã có hơn 1.000 thương hiệu làm việc với CastingAsia ở đa dạng lĩnh vực như: Sắc đẹp và Mỹ phẩm, Thời trang, Du lịch, Thực phẩm và Đồ uống, Hàng tiêu dùng nhanh,…
Hai nền tảng chính của CastingAsia là: Engagement và Marketplace
1. CastingAsia Engagement
Nhóm đối tượng chính của CastingAsia Engagement là các Mid-tier influencers, Macro influencers và Celebs (Người nổi tiếng) sở hữu lượng fan lớn cũng như sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.
2. CastingAsia Marketplace
So với nền tảng Engagement, nhóm đối tượng của Marketplace có lượng fan nhỏ hơn (từ 1.000 – 10.000), chủ yếu là Nano-Influencer và Micro influencer. Tuy nhiên những người này có khả năng tiếp cận với end-user mà thương hiệu đang nhắm tới, kể cả những chia sẻ, trải nghiệm về sản phẩm cũng đáng tin cậy và gần gũi hơn thông điệp quảng cáo của thương hiệu hoặc từ một Celeb tầm cỡ.
CastingAsia cung cấp những giải pháp tối ưu nào cho thương hiệu?
– Tất cả dữ liệu qua dashboard duy nhất: Nhờ hệ thống dữ liệu tập trung, thương hiệu có thể theo dõi hoạt động của KOL/Influencer trên các nền tảng xã hội (Facebook, YouTube, Instagram) cùng một lúc và điều chỉnh những sai sót tức thời.
– Kiểm soát trong thời gian thực và khả năng phòng chống gian lận quảng cáo: Cách biệt thời gian trên nền tảng và thời gian thực chỉ từ 3-15 phút, tuỳ vào tốc độ kết nối internet của thiết bị. Trong trường hợp phát hiện gian lận quảng cáo hoặc nghi ngờ các bài đăng có lượng tương tác bất thường, CastingAsia sẽ tự động gửi email thông báo đến chủ sở hữu chiến dịch và KOL (chủ sở hữu bài đăng) để cảnh báo gian lận.
– Cung cấp báo cáo trong thời gian thực: Khách hàng có thể tải xuống ngay các tài liệu dưới dạng excel hoặc powerpoint khi cần thiết.
– Thanh toán dựa trên hiệu quả truyền thông: Thanh toán dựa trên số lượt like, share, click, số lượng đơn hàng… trên từng bài đăng, góp phần tạo động lực cho các KOL/Influencer sáng tạo và đóng góp nhiều hơn cho thương hiệu.
– Cơ sở dữ liệu đầy đủ về KOL/Influencer: CastingAsia hiện sở hữu cơ sở dữ liệu của hơn 16,000 influencers tại Việt Nam và hơn 140,000 influencer trong toàn hệ thống ở đa dạng lĩnh vực: Beauty, Travel, Food,…Hệ thống có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin về Influencers như: hiệu quả truyền thông, các nhãn hàng từng hợp tác, lịch sử bài đăng… giúp khách hàng có thể đánh giá và xác định nhân vật “chọn mặt gửi vàng”.
– Dịch vụ quản lý KOL/Influencer:
Lập kế hoạch và nội dung sáng tạo cho mỗi chiến dịch; Cam kết CPE (Chi phí cho mỗi lượt tương tác với nội dung quảng cáo) và lập chiến lược sử dụng KOL/Influencer trong vòng 01 năm, tạo ra hiệu quả về mặt nội dung với chi phí hiệu quả nhất cho nhãn hàng.
Nhờ mối quan hệ rộng rãi với quản lý của nhiều KOL/Influencer trên thị trường, CastingAsia có thể đề xuất tên tuổi mới (ngôi sao đang lên).
Một số Case Study áp dụng AI trong việc quản lý KOLs từ CastingAsia
1. Chiến dịch Abbott Ensure Parents’ Day (Tháng 6/2019)
Nền tảng chiến dịch: Marketplace
Bối cảnh: Nhân dịp Tháng của cha mẹ, Ensure muốn khuyến khích mọi người chia sẻ những khoảnh khắc gắn kết gia đình.
Thực thi: Chiến dịch thực hiện trên nền tảng Marketplace, lựa chọn những bạn Influencer có giọng kể tự nhiên để bộc lộ tình cảm với cha mẹ bên cạnh sự đồng hành của Ensure, đồng thời kêu gọi mọi người chia sẻ hình ảnh gia đình cùng khung (frame) được thiết kế từ nhãn hàng trên Facebook.
Kết quả: Chỉ trong vòng 4 ngày (14/6-18/6/2019), chiến dịch đã đạt được hơn 10.000 lượt tham gia. Lượng bình luận tích cực dưới mỗi bài đăng được nhãn hàng đánh giá cao.
2. Chiến dịch GrabFood – Ăn hết món Việt (Tháng 7/2019)
Nền tảng chiến dịch: Engagement
Bối cảnh: GrabFood muốn tạo ấn tượng với người dùng về sự đa dạng của các quầy hàng thức ăn Việt có trên ứng dụng, tiếp cận qua các video hài hước và tự nhiên.
Thực thi: CastingAsia đề xuất thực hiện 5 video với những bạn content creator có lượng đăng ký lớn, phù hợp với hình ảnh thương hiệu, đồng thời đẩy nhanh khâu sản xuất trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu từ nhãn hàng.
Kết quả: Trong vòng nửa tháng, 5 video thu hút 11,8 triệu lượt view trên tất cả các nền tảng truyền thông. Bên cạnh đó, hiệu quả chi phí mà Engagement mang lại cho khách hàng thể hiện qua CPE chỉ từ 1.900 VND (so với paid media hiện nay là 3.000 VND trở lên).
Kết luận
Với thế mạnh về công nghệ, CastingAsia cung cấp cho các nhà tiếp thị một nền tảng và giải pháp influencer marketing đầy đủ – từ khái niệm hoá và chiến lược, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi hoạt động và đo lường các hoạt động tiếp thị của influencers, mở ra triển vọng mới mẻ cho lĩnh vực Influencer Marketing tại Việt Nam ứng dụng dịch vụ quản lý bằng AI.
Trong bài viết trước, chúng ta đã biết qua về các khái niệm, nhiệm vụ và vai trò mà product marketing mang lại. Lần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cách mà một chiến lược product marketing ra đời như thế nào và một số chiến dịch product marketing hiệu quả.
Chiến lược product marketing
Một chiến lược product marketing là nền tảng cho quá trình phác thảo toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ việc xác định đối tượng khách hàng cho đến ra mắt sản phẩm. Nó giúp bạn trong việc định vị, định giá và quảng bá sản phẩm mới của bạn. Dưới đây là 5 bước để tối ưu hóa một chiến lược product marketing.
1. Xác định đối tượng mục tiêu và chân dung khách hàng
Một trong những vai trò chính của product marketer là xác định đối tượng mục tiêu cụ thể và vẽ ra chân dung khách hàng cho một sản phẩm được bán cụ thể (các sản phẩm khác nhau sẽ có đối tượng mục tiêu khác nhau). Đây chính là bước đầu tiên để marketing một sản phẩm của bạn.
Bằng cách thấu hiểu những nhu cầu, vấn đề và thách thức mà khách hàng cần giải quyết, bạn sẽ có thể đảm bảo tất cả các khía cạnh của chiến lược tiếp thị sản phẩm sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng mục tiêu và chân dung khách hàng. Bằng cách này, sản phẩm và nội dung marketing được tạo ra sẽ trở nên cộng hưởng đối với khán giả của bạn.
2. Định vị sản phẩm và tạo thông điệp khác biệt
Sau khi thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu đối tượng khách hàng, bạn sẽ xác định được nhu cầu, vấn đề và thách thức của khách hàng. Từ đây, bạn có thể nghĩ về việc làm thế nào để nổi bật được những tính năng mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết những thách thức cho khách hàng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nhất thiết phải khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, họ trở thành đối thủ của bạn vì họ giải quyết nhu cầu của khách hàng theo cách tương tự như công ty của bạn.
Chìa khóa để phân biệt sản phẩm của bạn là định vị sản phẩm và thông điệp mà nó mang lại. Định vị sản phẩm và thông điệp sẽ trả lời cho các câu hỏi từ khách hàng về sản phẩm của bạn cũng như thắc mắc điều gì làm cho sản phẩm này trở nên độc đáo. Từ đó hãy biến những câu trả lời thành các điểm chính đằng sau chiến lược product marketing của bạn.
Với tư cách là một product marketer, bạn cần đảm bảo rằng khách hàng và khán giả của bạn có được những câu trả lời này mà không cần phải tìm kiếm hay đưa ra giả định.
Một số câu hỏi ví dụ mà bạn sẽ phải trả lời để phát triển định vị và thông điệp cho sản phẩm:
– Điều gì đặc biệt làm cho sản phẩm của bạn độc đáo?
– Tại sao sản phẩm của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh?
– Tại sao các tính năng sản phẩm của bạn phù hợp với đối tượng mục tiêu?
– Khách hàng sẽ có được gì từ sản phẩm của bạn mà họ không thể có được từ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?
– Tại sao khách hàng nên tin tưởng và đầu tư vào bạn và sản phẩm của bạn?
Một khi đã có những câu trả lời, hãy tổng hợp chúng thành một bản báo cáo có thể chia sẻ để dễ dàng nắm bắt được định vị và thông điệp cho sản phẩm theo các bước sau:
– Trình bày các câu trả lời này một cách tối giản
– Sử dụng các lời kêu gọi để kích thích khách hàng
– Đảm bảo tông giọng của báo cáo khớp với tông của thương hiệu
– Tập trung vào lợi ích của toàn bộ sản phẩm chứ không chỉ riêng một tính năng cụ thể
Mẹo: Là một product marketer, bạn nên đảm bảo rằng bộ phận marketing, bán hàng, bộ phận sản phẩm hoặc các bộ phận khác cũng nhận thức được định vị và thông điệp xung quanh sản phẩm để họ có thể truyền đạt thông tin tương tự đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại.
Điều này đảm bảo được rằng toàn bộ công ty sẽ thống nhất về nội dung và thông tin họ chia sẻ về sản phẩm của bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thông tin này cho nhóm hỗ trợ của mình nếu cần thiết, vì họ có thể thực hiện các cuộc gọi hỗ trợ và làm việc với khách hàng của bạn, những người đã đầu tư vào sản phẩm.
3. Đặt mục tiêu cho sản phẩm
Các mục tiêu sẽ thay đổi tùy theo từng sản phẩm cụ thể của bạn, mô hình công ty bạn làm việc, mục tiêu marketing tổng thể,… Mục tiêu sẽ được cụ thể cho doanh nghiệp và các tình huống. Hãy xem một số mục tiêu mà các product marketer nhắm đến:
– Tăng doanh thu
– Tương tác với khách hàng
– Cải thiện thị phần
– Có được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh
– Tăng nhận diện thương hiệu
Mẹo: Hãy thoải mái kết hợp một vài trong số các mục tiêu này hoặc chỉ chọn một mục tiêu để tập trung vào – mỗi công ty và sản phẩm sẽ có các mục tiêu khác nhau. Điều quan trọng là hãy đảm bảo bạn xem xét và đặt các mục tiêu này theo mô hình SMART, nghĩa là chúng cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và giới hạn thời gian.
4. Định giá sản phẩm
Là một product marketer, bạn cũng sẽ tham gia vào việc định giá cho sản phẩm. Tùy thuộc vào công ty bạn làm việc, bạn có thể làm việc với các bộ phận khác trong phần chiến lược này hoặc có thể là một công việc chỉ dành riêng cho các product marketers. Dù là cách nào, bạn có thể xem xét đến việc Định giá cạnh tranh và định giá theo giá trị sản phẩm.
Định giá cạnh tranh và định giá theo giá trị sản phẩm
Định giá cạnh tranh nghĩa là dựa vào giá sản phẩm của bạn so với các sản phẩm tương tự mà đối thủ của bạn bán. Hình thức này lý tưởng cho các công ty sở hữu sản phẩm tương tự như một số công ty khác đã bán.
Nếu tin rằng các tính năng độc đáo của sản phẩm đảm bảo mức giá cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể định giá sản phẩm của mình cao hơn các sản phẩm tương tự khác trên thị trường. Một cách tốt để đánh giá sự công bằng về giá của tất cả các đối thủ cạnh tranh là nghiên cứu các báo cáo tài chính và xu hướng trong ngành.
Định giá dựa trên giá trị cho phép tối đa hóa lợi nhuận, mặc dù hình thức này tốn nhiều thời gian để thiết lập hơn so với định giá cạnh tranh. Hình thức này lý tưởng cho các công ty bán một sản phẩm có rất ít đối thủ trên thị trường hoặc một sản phẩm có tính năng đặc biệt mới và độc đáo.
Định giá dựa theo giá trị sẽ định lượng giá trị mặt hàng của bạn theo cách mà khách hàng nghĩ đến lợi ích của họ. Điều này giúp bạn định giá của sản phẩm dựa trên giá trị mà nó mang lại thay vì những gì ảnh hưởng đến nó đến từ yếu tố thị trường, xu hướng trong ngành hay đối thủ của bạn.
5. Ra mắt sản phẩm
Một trong những phần quan trọng nhất cũng như thú vị nhất với vai trò một product marketer là ra mắt sản phẩm mà bạn tiếp thị.
Có hai phần chính cần tập trung chính là ra mắt nội bộ (những gì diễn ra trong công ty khi ra mắt sản phẩm) và ra mắt bên ngoài (những gì diễn ra bên ngoài công ty của bạn, cùng với khách hàng và đối tượng mục tiêu trên sản phẩm được ra mắt).
Các khía cạnh nội bộ của một sản phẩm được ra mắt
Như đã nói, công việc của bạn là một product marketer đòi hỏi phải đảm bảo toàn bộ tổ chức đều được thống nhất. Bằng cách này, khách hàng sẽ nhận được các thông tin chi tiết và chính xác của sản phẩm một cách nhất quán.
Các bộ phận marketing, phụ trách sản phẩm và bán hàng tại công ty nên nắm được các thông tin sau:
– Các lợi ích của sản phẩm
– Bất kỳ thông tin demo có sẵn của sản phẩm
– Các dịp đào tạo bán sản phẩm và thông tin chi tiết về cách sử dụng nó
– Định vị và thông điệp sản phẩm như thế nào
– Chân dung khách hàng và khách hàng mục tiêu là ai
– Mục tiêu của sản phẩm bao gồm những gì
– Các tính năng của sản phẩm
– Giá sản phẩm
– Cách sản phẩm được tung ra cho khách hàng
Các khía cạnh bên ngoài của một sản phẩm được ra mắt
Ngoài thị trường, có nhiều cách marketing một sản phẩm được ra mắt sản phẩm sao cho cơ sở khách hàng, khách hàng tiềm năng và đối tượng mục tiêu hiện tại của bạn hiểu về bất cứ thứ gì bạn bán.
Đầu tiên, hãy xác định nơi bạn sẽ tập trung nỗ lực marketing sản phẩm của mình. Dưới đây là một số ví dụ về các kênh và địa điểm để thực hiện việc này (bạn có thể chọn một vài trong số này hoặc chỉ một trong số dưới đây để tập trung tùy thuộc vào nhu cầu, mục tiêu và tài nguyên của bạn):
– Truyền thông xã hội
– Tại cửa hàng
– Sự kiện ra mắt sản phẩm
– Blog
– Landing page của website
– Preview sản phẩm độc quyền (trước khi ra mắt chính thức)
– Sự kiện / chiến dịch quảng cáo (trực tiếp và / hoặc trực tuyến)
Trên bất kỳ kênh nào bạn chọn để tập trung nỗ lực marketing ra mắt sản phẩm, cần phải có các thông tin liên quan đến sản phẩm như định vị và thông điệp để khách hàng tiềm năng có thể tìm hiểu tất cả về sản phẩm của bạn và lý do họ cần nó. Kể cả các tính năng của sản phẩm, điều gì làm sản phẩm trở nên độc đáo, giá cả, bản demo cho khách hàng, hướng dẫn và bất kỳ tài liệu nào khác mà bạn đã tạo và muốn chia sẻ.
Và đó là các bước để marketing một sản phẩm. Hãy nhớ rằng đây là một quy trình cần được nghĩ đến và được cập nhật khi các sản phẩm có thay đổi hay phát triển dể chúng vẫn luôn phù hợp với khách hàng.
Các chiến dịch product marketing hiệu quả
Billie
Billie, một thương hiệu dao cạo dành cho nữ, đã phát động một chiến dịch mang tên #ProjectBodyHair. Đây là một chiến dịch đặc biệt khi mà đoạn quảng cáo cho thấy lông trên cơ thể phụ nữ – một điều mà từ trước đến nay quảng cáo của các hãng dao cạo khác chưa thực hiện.
Ý tưởng cho chiến dịch này xuất phát từ bộ phận phụ trách sản phẩm của Billie, bộ phận đã nghiên cứu thị trường để tìm ra lợi thế cạnh tranh: Quảng cáo dao cạo dành cho phụ nữ chưa bao giờ để lộ lông trên cơ thể.
Kết hợp lợi thế cạnh tranh với điểm đau của đối tượng mục tiêu đó là vấn đề của phụ nữ chưa được mô tả chính xác trên phương tiện truyền thông, từ đó Billie đã nắm được những cơ bản của một chiến dịch product marketing thành công.
Chiến dịch này đã tạo ra hơn 3,3 tỷ lượt hiển thị truyền thông trên 23 quốc gia, hơn 21 triệu lượt xem (60% hữu cơ) và hơn 1,3 triệu lượt chia sẻ và bình luận trên phương tiện truyền thông xã hội.
Coca-Cola
Coca-Cola, công ty nước giải khát có gas khởi đầu là một công ty dược phẩm. Nhưng sau một vấn đề về thuế vào cuối những năm 1800, họ đã thay đổi trọng tâm sang thị trường nước giải khát.
Chuyển đổi thị trường mục tiêu này là một phần quan trọng trong toàn bộ chiến lược product marketing của họ. Coca-Cola luôn giữ vững vị trí của mình. Các sản phẩm vẫn luôn giữ nguyên nét đặc trưng qua nhiều thập kỉ. Khách hàng luôn có thể nhận diện thương hiệu này qua 2 màu sắc đặc trưng: trắng và đỏ.
Kết quả là ngày nay hầu hết mọi người đều chọn “Cola” khi muốn mua nước ngọt. Sự liên kết mạnh mẽ này có thể là lý do tại sao hơn 95% dân số toàn cầu có thể nhận diện được các sản phẩm của Coca-Cola.
Unsplash
Unsplash là một trang web chia sẻ hình ảnh, nơi mà các nhiếp ảnh gia có thể tải lên video của họ và mọi người có thể tải xuống miễn phí.
Nghe có vẻ như không thú vị lắm, thế nhưng Unsplash đã khẳng định được vị trí của mình. Và kết quả đạt được, họ đã có 158.881 nhiếp ảnh gia và một bộ sưu tập hơn 1,2 triệu bức ảnh.
Làm thế nào mà Unsplash đạt được con số này? Bắt đầu với một cuốn sách. Ban đầu Unsplash có 30.000 bức ảnh trên trang của mình và rồi họ quyết định làm một cuốn sách để truyền bá tình yêu cho các nhiếp ảnh gia của họ.
Unsplash đã phát động một chiến dịch trên Kickstarter với mục đích quyên góp được 75.000 đô la. Để làm như vậy, họ đã tạo một video ngắn để giải thích về concept của cuốn sách.
Bài học về định vị này đã chứng minh rằng Unsplash biết những người mà họ muốn tiếp cận và video trên đã làm chính xác điều đó. Chỉ riêng video đã thu về cho Unsplash hơn 100.000 đô la, vượt xa mục tiêu ban đầu 25.000 đô la.
Apple
Để nói về một chiến lược product marketing xuất sắc không thể không kể đến Apple. Mỗi khi sản phẩm mới được tung ra, người tiêu dùng phải tốn hàng giờ để nghiên cứu về thiết bị mới này. Tin tức được phủ đầy trên các mặt báo và đám đông phải xếp thành hàng để mua được một chiếc iPhone mới. Vì sao? Vì các chiến lược product marketing của họ khiến khách hàng si mê và trung thành với thương hiệu này.
Chiến lược product marketing của Apple không chỉ tập trung vào sản phẩm của họ và còn là vì lợi ích của khách hàng. Apple đã xây dựng một cộng đồng xung quanh thương hiệu của mình, và từ đó các product marketers có thể khai thác những nhu cầu, vấn đề, sở thích khi phát triển các chiến lược ra mắt.
Apple không chỉ đơn giản là liệt kê các tính năng ấn tượng trong sản phẩm; họ sử dụng các tính năng để người tiêu dùng biết họ là ai và họ có thể làm việc như thế nào nếu mua những sản phẩm đó.
Ngày 15 tháng 7 năm 2020 – Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua khó khăn, thích nghi và phát triển trong giai đoạn “bình thường mới” hậu COVID-19, hôm nay, Facebook ra mắt chương trình “Bệ phóng doanh nghiệp” nâng cao năm 2020. Tiếp nối thành công của chương trình đào tạo được triển khai từ năm 2017, “Bệ phóng doanh nghiệp” nâng cao năm 2020 cung cấp những kiến thức mới chuyên sâu, thiết thực giúp doanh nghiệp ứng phó và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh. Chương trình đào tạo mở và hoàn toàn miễn phí bao gồm 11 nội dung nâng cao sẽ được đăng tải trên trang Facebook for Business vào 4 giờ chiều mỗi thứ 5 hàng tuần, từ 16 tháng 7 tới 24 tháng 9.
Các chủ đề đào tạo cập nhật theo sát tình hình kinh tế – xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thời đại mới, bao gồm Tăng Sức Bền cho Doanh Nghiệp: Chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới, Sáng tạo Nội dung và Xây dựng Chiến lược Quảng cáo hiệu quả, Kể chuyện về doanh nghiệp qua Instagram hay Nâng cao kết quả kinh doanh với Facebook Messenger v.v. Bên cạnh đó, chương trình còn đem đến những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp đã thành công trên nền tảng Facebook như Lê Na và doanh nghiệp của cô “Cam Vinh Kỳ Yến”.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện đang phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19. Theo khảo sát Tương lai của Doanh nghiệp do Facebook, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) phối hợp thực hiện gần đây tại Việt Nam, 59% doanh nghiệp được khảo sát cho biết doanh số bán hàng của họ trong năm nay thấp hơn năm ngoái, 36% lo ngại rằng sẽ gặp khó khăn về dòng tiền trong những tháng tới và có tới 46% đã phải cắt giảm số lượng nhân viên do đại dịch.
Ông Nguyễn Tường Huy, Giám đốc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường Việt Nam tại Facebook chia sẻ: “Chúng tôi muốn góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trong bối cảnh trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Dựa trên kinh nghiệm làm việc với hơn 140 triệu doanh nghiệp trên nền tảng Facebook khắp thế giới, chúng tôi nhận ra rằng tình hình kinh doanh sẽ không dễ dàng trở lại bình thường như trước. Với những thiệt hại nặng nề mà cộng đồng DNVVN đang phải gánh chịu do đại dịch, việc cần thiết hiện nay chính là giúp đỡ các doanh nghiệp hồi phục trong thời gian tới.”
Tại Việt Nam, xu thế chuyển dịch sang các nền tảng số cũng đã tăng mạnh trong thời gian đại dịch. Khảo sát Tương lai của Doanh nghiệp cũng cho thấy 86% số doanh nghiệp được hỏi hiện vẫn đang duy trì các hoạt động cung cấp thông tin hoặc trực tiếp tạo ra doanh thu trên Facebook, 41% các doanh nghiệp đang hoạt động trên Facebook cho biết, có ít nhất 25% doanh số bán hàng của họ trong tháng vừa qua được thực hiện thông qua hình thức trực tuyến.
“Xu hướng mua hàng thông qua đối thoại trực tuyến đang phát triển mạnh trong vòng một năm trở lại đây, và các doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt và đi đầu xu thế đó. Họ là những người yêu công nghệ và học hỏi và nắm bắt nhanh chóng khi áp dụng bất kỳ giải pháp trực tuyến nào. Chương trình “Bệ phóng Doanh nghiệp” nâng cao với 11 chủ đề được thiết kế để giúp cộng đồng DNVVN tiếp cận nguồn kiến thức hữu ích, nhanh chóng khôi phục hiệu quả kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phục hồi chung của nền kinh tế nước nhà”, ông Nguyễn Tường Huy cho biết.
Chương trình “Bệ phóng Doanh nghiệp” là một nội dung của trụ cột #fb4Economy – Facebook thúc đẩy kinh tế số, nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Facebook vì Việt Nam”, với mục tiêu đóng góp cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN, hỗ trợ tiến trình phục hồi và phát triển nền kinh tế tại Việt Nam sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Từ năm 2017, chương trình “Bệ phóng Doanh nghiệp” do Facebook hợp tác triển khai cùng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME-PC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã hỗ trợ và đào tạo cho gần 4000 DNVVN trên khắp 20 tỉnh thành tại Việt Nam.
Vào khoảng giữa năm 2019, Baemin – ứng dụng giao thức ăn nổi tiếng Hàn Quốc, chính thức chào sân Việt Nam và ngay lập tức gây ấn tượng với bộ nhận diện nổi bật được thiết kế bởi team Rice Creative.
Là một ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc, thách thức của Baemin khi đến Việt Nam là làm sao phải thật khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng, giữa những đối thủ mạnh vốn đã quen thuộc trên thị trường như Grab, Goviet, Now,… Bên cạnh đó, bộ nhận diện phải có tính liên kết với thương hiệu bên Hàn, và thể hiện được tinh thần đột phá, tính cách trẻ trung của Baemin.
Nhận được đề bài khá khó nhưng Rice Creative đã biến cuộc chơi trở nên thú vị bằng những sự sáng tạo táo bạo.
Không có biểu tượng, các thiết kế của Baemin đều được tối giản chỉ gồm chữ và nền. Tone màu chính là xanh mint, màu sắc đặc trưng của thương hiệu. Vì thế, font chữ sử dụng cũng cần phải thật ấn tượng và đặc biệt, khi nó không chỉ là hình thức thể hiện nội dung, mà còn đóng vai trò tô đậm nhận diện thương hiệu.
Rice Creative đã thiết kế riêng cho Baemin Việt Nam bộ font BM Daniel, sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt. Gắn nét tính cách cá nhân vào thương hiệu, kiểu chữ sẽ nén các dấu phụ trong một chiều cao giới hạn đã đặt, các ký tự sẽ xếp thẳng hàng. Nhìn câu sẽ có cảm giác giống như bạn đang nghe một câu nói thật chứ không phải là một dòng chữ đứng yên trên giấy.
Kết quả cuối cùng cho ra một tập hợp các ký tự đầy cá tính, kiểu chữ đơn giản nhưng giàu bản sắc cho thương hiệu Baemin. Font chữ này được sử dụng trên tất cả các sản phẩm thương mại và ấn phẩm truyền thông của Baemin Việt Nam.
Khi triển khai thiết kế hàng loạt lên đồng phục của tài xế, không sử dụng mẫu áo khoác thông thường, Rice chọn kiểu áo bomber , kiểu áo được giới trẻ – tệp khách hàng Baemin nhắm đến, vô cùng yêu thích. Thay vì kiểu in đơn giản, team cũng chọn cách in phản quang cá tính. Các khâu sản xuất từ thiết kế đến may thành phẩm đều được giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất cho tất cả. Các vật dụng khác như áo mưa, nón bảo hiểm, hộp đựng thức ăn,… cũng được sản xuất đồng bộ về ý tưởng và cách thức.
Tuy gia nhập vào thị trường sau các đối thủ, nhưng Baemin thật sự đã ghi dấu mạnh mẽ trong tâm trí người dùng. “Quân đoàn xanh mint” là chủ đề được thảo luận sôi nổi ngay khi Baemin ra mắt, và người tiêu dùng nhanh chóng ghi nhớ Baemin qua các thiết kế ấn tượng. Những phản hồi tích cực của khách hàng về hình ảnh thương hiệu (theo YounetMedia) cho thấy bước đi thành công của đội ngũ Baemin trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu ở thị trường Việt Nam.
Credit:
Creative Director: Chi-An De Leo, Sebastiaan Weyler
Spotify thân mời các brand và marketer tham gia hội thảo trực tuyến Audio Amplified, hội thảo sẽ thảo luận về những cơ hội chưa được khám phá trong lĩnh vực audio digital và giới thiệu những quan điểm mới lạ về sự thay đổi trong hành vi của nhóm Millennials và Gen Z.
Được tổ chức vào ngày 29 tháng 7 năm 2020, hội thảo trực tuyến sẽ khai thác ý nghĩa của xu hướng audio streaming đang phát triển đối với các marketer và cách mà nền tảng này có thể hỗ trợ họ trở thành một phần của văn hoá của người tiêu dùng. Điều này đồng nghĩa với việc họ tiếp cận được nguồn dữ liệu dồi dào từ nền tảng, từ đó uỷ quyền cho brand kết nối hiệu quả với lượng thính giả có tính tương tác cao kịp thời và phù hợp với ngữ cảnh.
Mở đầu hội thảo là phần phát biểu chào mừng và giới thiệu insights về các xu hướng audio trong khu vực, được trình bày bởi ông Sea Yen Ong – Giám Đốc Vùng Phụ Trách Kinh Doanh Quảng Cáo của Spotify. Theo đó là phần chia sẻ của ông Jan-Paul Jeffrey – Giám đốc Marketing Khu Vực Đông Nam Á về những nghiên cứu mới trong hành vi và thái độ của Gen Z và nhóm Millennials tại khu vực. Người tham gia sẽ có thêm thông tin về xu hướng tương lai của audio Châu Á và cách xây dựng thương hiệu thông qua hình thức audio digital nhằm tăng tính tương tác với người tiêu dùng theo một cách cá nhân và thân thiết.
Các thông tin Brand và Marketer sẽ có được từ hội thảo trực tuyến Audio Amplified:
Hiểu thêm về các xu hướng chính và những thay đổi về hành vi giúp định hình giai đoạn bình thường mới tại Châu Á
Vì sao audio sẽ dẫn đầu trong các chiến lược marketing mang tầm ảnh hưởng nhất cho doanh nghiệp
Làm thế nào công nghệ streaming intelligence của Spotify cung cấp những cơ hội lớn mạnh để kết nối với thính giả
Một vài điểm nhấn khác trong hội thảo sẽ bao gồm một Phiên Thảo luận về các xu hướng digital marketing giúp định hình giai đoạn bình thường mới trong kinh doanh tại Châu Á, và những phần Bàn luận ngắn tìm hiểu sâu hơn những ví dụ thực tiễn nhất trong khu vực và thông tin chi tiết về các dịch vụ cũng như tính năng quảng cáo của Spotify.
“Spotify là một nền tảng phản ánh đúng hành vi người tiêu dùng. Người dùng đang sử dụng ứng dụng để thưởng thức âm nhạc cho tất cả mọi thứ họ làm trong cuộc sống,” ông Sea Yen Ong – Giám Đốc Vùng Phụ Trách Kinh Doanh Quảng Cáo tại Đông Nam Á của Spotify chia sẻ. “Khi mà các brand tại Châu Á đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực digital audio và sử dụng âm thanh để xây dựng thương hiệu (sonic branding), và đồng thời người dùng nghe các nội dung dưới hình thức audio nhiều hơn bao giờ hết, đó là lúc chúng tôi thực sự bước vào Thời kỳ Hoàng kim của âm thanh và văn hoá”.
Spotify đã thay đổi hoàn toàn cách thức mọi người nghe nhạc kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2008. Sứ mệnh của chúng tôi là mở khoá tiềm năng sáng tạo của con người – bằng việc đem đến cho hàng triệu nghệ sĩ cơ hội sống trọn vẹn với niềm đam mê nghệ thuật, và đem đến cho hàng tỉ fan hâm mộ cơ hội thưởng thức và được truyền cảm hứng bởi những người nghệ sĩ. Tất cả những điều mà chúng tôi đang làm đều được thúc đẩy bởi tình yêu dành cho âm nhạc.
Khám phá, quản lý và chia sẻ hơn 50 triệu ca khúc và hơn một triệu podcast hoàn toàn miễn phí, hoặc nâng cấp lên Spotify Premium để tận hưởng những tính năng độc quyền, như nâng cấp chất lượng nhạc và trải nghiệm nghe nhạc offline, tuỳ sở thích và nghe nhạc không quảng cáo.
Hiện nay, Spotify là đơn vị cung cấp dịch vụ stream nhạc có thu phí lớn nhất thế giới, với cộng đồng 286 triệu người dùng, bao gồm 130 triệu người dùng trả phí thông qua Spotify Premium tại 79 quốc gia. Spotify cũng chính là nền tảng đem lại doanh thu cao nhất cho thị trường âm nhạc ngày nay.
Để biết thêm thông tin, hình ảnh hay liên hệ bộ phận truyền thông, xin vui lòng truy cập https://newsroom.spotify.com/.
Kế thừa tinh thần và sứ mệnh từ TEDGlobal – Ideas worth spreading (Tạm dịch: Những ý tưởng đáng được lan toả), TEDxFTU được thành lập và phát triển với khát vọng mang đến cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh một không gian trao đổi những giá trị tinh thần, nơi mà những quan điểm đều được lắng nghe và chia sẻ, hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển một xã hội tiến bộ.
Trải qua 6 mùa tổ chức với những thành quả nhất định, TEDxFTU vẫn luôn trân trọng, biết ơn sự theo dõi và ủng hộ nhiệt tình từ các bạn quý khán giả. Sự yêu quý của các bạn chính là nguồn động lực to lớn cho chương trình không ngừng hoàn thiện nhằm đem đến cho các bạn những trải nghiệm tốt nhất. Bây giờ chúng ta hãy thử tìm hiểu xem liệu TEDxFTU có những sự thật nào chưa tiết lộ hay không? Hãy cùng đoán xem những con số dưới đây nói lên điều gì về chương trình TEDxFTU nhé!
1. 8-1
Với sứ mệnh “Lan tỏa những ý tưởng giá trị”, TEDxFTU tự hào khi là một trong những chương trình mang đến cho các bạn trẻ cơ hội để các bạn được lắng nghe những chia sẻ về các ý tưởng hay quan niệm mới mẻ và khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận trong nhiều lĩnh vực. Với hành trình 8 năm – 1 sứ mệnh, TEDxFTU đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực để phát huy và truyền tải đúng sứ mệnh “Lan tỏa những ý tưởng giá trị” của TED đến mọi người.
2. 2012
Nếu 1984 là năm đánh dấu sự ra đời của TED thì năm 2012 chính là năm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của tiền thân TEDxFTU hiện nay – TEDxYouth@DienBienPhuSt 2012. Đây là sự kiện do Câu lạc bộ Kinh doanh & Tiếng Anh (viết tắt là BEC) trực thuộc trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tổ chức.
3. 30
Để tạo nên sự thành công cho TEDxFTU, không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của những diễn giả tài năng làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Trải qua 6 mùa TEDx, Ban Tổ chức chương trình vô cùng vinh dự khi nhận được sự góp mặt của 30 diễn giả có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực với 30 bài nói truyền cảm hứng cho giới trẻ.
4. 355.000
2019 là một năm đáng nhớ của TEDxFTU khi có thể tiếp cận và lan tỏa những giá trị tích cực của chương trình đến với 355.000 bạn trẻ. Đây chính là động lực để TEDxFTU không ngừng cố gắng hoàn thiện mình để đưa con số này lên cao hơn nữa và truyền tải những thông điệp tích cực hơn cho cộng đồng đúng như tinh thần “Lan tỏa những ý tưởng giá trị” của TED.
5. 40-10
Chương trình TEDxFTU 2019: “THE UNCATEGORIZED” đã thành công khi nhận được nhiều sự ủng hộ từ các bạn khán giả khi vé Early Bird đã được bán hết trong vòng 40 phút đầu tiên mở cổng bán và bán hết toàn bộ vé chỉ trong 10 ngày. Đây chính là phần thưởng cho sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ TEDxFTU và còn là nguồn động viên to lớn để TEDxFTU ngày một phát triển hơn.
Sau gần một năm vắng bóng từ TEDxFTU 2019: “The Uncategorized”, TEDxFTU 2020 đã chính thức khởi động và đang trong giai đoạn chuẩn bị.
Nếu bạn đã là một khán giả trung thành của chương trình, hãy tiếp tục cập nhật thông tin trên fanpage TEDxFTU để không bỏ lỡ bất kì thông tin nào về chương trình nhé!
Nếu bạn chỉ mới biết đến TEDxFTU qua bài post này, vậy còn chần chờ gì nữa mà không truy cập fanpage TEDxFTU để cập nhật những thông tin mới nhất về chương trình!
BOLT là cánh tay robot chuyển động với tốc độ nhanh nhất thế giới 4 mét/ giây.
BOLT bắt trọn khoảnh khắc rơi tự do của đồ vật quảng cáo, dù đó là chuyển động nhỏ nhất.
BOLT có thể chuyển từ trạng thái Dừng – Tốc độ cao – Dừng trong khoảng thời gian được tính bằng … mili giây.
Tại Việt Nam, BOLT được sử dụng thực hiện TVC cho nhiều khách hàng khác nhau, nhất là trong ngành hàng FMCG. Trong đó, các cảnh table top, vận động liên tục của diễn viên trong TVC được nâng cao tối đa chất lượng hình ảnh, tạo kết nối với người mua hàng.
Viewfinder VFX Showreel 2020
Khi công nghệ hiện đại kết hợp với những chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất phim quảng cáo
Bolt hiện đại là vậy, nhưng nếu muốn phát huy tối đa sức mạnh của công nghệ thì còn phải phụ thuộc vào độ lành nghề và tài hoa của người vận hành. Advertising Vietnam đã có buổi chia sẻ với anh Trương Minh Thành – Head of Viewfinder SFX team về quá trình làm phim với cánh tay robot Bolt.
ADVN: Viewfinder đã đầu tư vào cánh tay robot này bao lâu và đã có những sản phẩm quảng cáo nào nổi bật?
Viewfinder đã đầu tư vào Bolt từ đầu năm 2019 và đưa vào quy trình sản xuất hơn 1 năm. Ban đầu, Ban giám đốc phải cân nhắc rất kỹ vì đầu tư vào công nghệ mới ngoài kinh phí lớn, còn cần thời gian dài để đội ngũ sản xuất vận hành hiệu quả.
Bản thân mình trước khi tiếp nhận đã được công ty cử đi học về công nghệ ở Anh. Sau khi nhận máy, phải nghiên cứu và thử nghiệm cách vận hành suốt 3 tháng ròng rã, cho đến hiện tại vẫn không ngừng áp dụng các kỹ thuật mới vào từng dự án với sự hỗ trợ liên tục từ các chuyên gia quốc tế.
Một số sản phẩm của Viewfinder sử dụng Bolt được giới làm phim đánh giá cao như quảng cáo Bia Sapporo, Bia 333, Highlands Coffee.
Có thể nói, với sự trợ giúp đắc lực của Bolt cùng kinh nghiệm nhiều năm làm special effect ở Viewfinder, team có thể thực hiện những shot quay độc-lạ mà trước đó chưa bao giờ làm được. Chẳng hạn như những cú máy di chuyển theo dòng nước, các hiệu ứng sóng vỗ, nhỏ giọt cà phê,…
TVC Bia 333
TVC Highlands Coffee
ADVN: Theo anh, cảnh quay nào là khó nhất khi thực hiện với cánh tay robot?
Theo mình, shot quay “đu theo dòng bia” từ miệng lon xuống ly trong TVC Sapporo là khó nhất. Vấn đề nằm ở sự khác biệt giữa điểm focus dòng bia lúc trên không và lúc trong nước bia do khúc xạ ánh sáng nên điểm focus bị thay đổi và sự thay đổi này chỉ diễn ra trong vòng 1/16 giây. Nếu không có Bolt thì không thể nào thực hiện được với mức độ chính xác đến hoàn hảo như vậy.
Team đã dựng một chiếc bồn lớn để tạo cảm giác cho người xem đang trong ở một ly bia và xử lý focus thật chính xác để ra được chất lượng hình ảnh như ý.
ADVN: Anh có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình vận hành máy?
Hầu hết những shot table – top đều là góc máy rất cận (Extreme closeup) nên thường khoảng cách từ lens của camera đến chủ thể đôi khi chỉ “suýt soát” nhau 5mm và bất cứ sơ suất nào cũng phải trả giá. Bởi vậy, trong giai đoạn tiền kỳ, team phải thảo luận vô cùng kỹ lưỡng, “cân đo đong đếm” từng góc quay, bối cảnh để không gặp bất cứ sai sót nào.
Triển vọng mới nhờ tiếp cận công nghệ hiện đại
Bên cạnh sản xuất TVC cho các nhãn hàng FMCG, với thế mạnh về kỹ xảo hình ảnh và âm thanh, Viewfinder đã được mời thực hiện cảnh quay giới thiệu top 20 thí sinh xuất sắc Hoa Hậu Hoàn Vũ 2019 và các khách mời, nhóm làm phim trong dự án làm phim 48h.
Sự kết hợp giữa kỹ năng của con người Viewfinder và công nghệ tiên tiến hứa hẹn mở ra những triển vọng mới cho sự phát triển của công ty nói riêng và ngành làm phim Việt Nam nói chung.
Tạm kết
Việc tiên phong đầu tư cho công nghệ để theo kịp xu hướng là điều tất yếu, nhưng chính tính chuyên nghiệp và cống hiến của tất cả nhân viên của công ty trong từng sản phẩm mới là yếu tố giúp Viewfinder giữ vững vị thế dẫn đầu trong nhiều năm qua. Hứa hẹn trong thời gian tới Viewfinder sẽ có thêm nhiều sản phẩm chất lượng và đẳng cấp hơn nữa.
Phân bón Omix được thành lập từ năm 1999, là một thương hiệu chuyên nghiên cứu và sản xuất phân bón nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai. Các sản phẩm chính của Omix là Phân Hữu Cơ Khoáng, Hữu Cơ Vinh Sinh và Hữu Cơ Sinh học cung cấp các giải pháp hiệu quả cho nhiều loại cây trồng và hoa màu.
Hợp tác với agency Bratus, Omix đã viết lại câu chuyện thương hiệu gần gũi hơn với người nông dân, đồng thời đáp ứng mong muốn và nhu cầu của họ. Thiết kế bao bì phân bón Omix truyền tải thông điệp về mùa màng bội thu, truyền cảm hứng từ slogan của thương hiệu “Xanh Cây, Tốt Trái”.
Các họa tiết trang trí (patterns) cách điệu từ hình ảnh “cây nhà lá vườn” hết sức thân thuộc với nền nông nghiệp Việt Nam như: cà phê, tiêu, ớt, trái thanh long, cam… tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu vừa linh hoạt, vừa có sự thống nhất.
Để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng về mặt thị giác, hệ thống màu sắc được xem xét cẩn thận trong từng dòng sản phẩm: Phân Hữu Cơ Khoáng – màu vàng, Hữu Cơ Vinh Sinh – màu xanh lá và Hữu Cơ Sinh Học – màu xanh dương.
Omix lựa chọn font chữ san-serif đơn giản và gọn gàng với các góc tròn mềm mại. Bố cục tương phản giữa thông tin, tên và chức năng của từng dòng sản phẩm.
Với thiết kế hoàn toàn mới, Omix mong muốn thể hiện lợi ích, chức năng và tính năng của sản phẩm phù hợp với các quy mô canh tác từ lớn cho đến hộ gia đình hoặc thậm chí là những người làm vườn cá nhân chuyên nghiệp. Hơn nữa, thiết kế còn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cũng như nhận thức của người tiêu dùng về loại hàng hóa đang dần bão hòa trên thị trường.
Các bao bì phân bón Omix còn có thể tái chế và tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống thường ngày như làm thành túi xách, áo mưa…
Creadit:
Creative Agency: Bratus Agency
Creative Director / Designer: Jimmi Tuan
Graphic Designer: Trang pham, Tonbui
3D packaging mockup : Si Tran Account: Hien Nguyen
Photography: Eric Huynh
Project Type: Produced, Commercial Work
Client: Omix Bach Tung