Chắc chưa cần đọc qua số liệu thống kê, chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy rằng Tết là dịp kinh doanh tốt nhất của đa phần các doanh nghiệp. Bởi vậy, thời điểm này nhiều thương hiệu luôn sẵn sàng chi một mức ngân sách marketing khổng lồ nhằm chiếm lĩnh được vị trí top-of-mind trong quá trình mua sắm cho năm mới của người tiêu dùng.
Truyền thông mùa Tết thật sự là một cuộc chiến căng thẳng – cuộc chiến của sự thấu hiểu tâm lý khách hàng và cuộc chiến của những ý tưởng sáng tạo đột phá.
THẤU HIỂU TÂM LÝ KHÁCH HÀNG DỊP TẾT
Với đặc thù là một dịp lễ truyền thống của người Việt Nam, những thứ gì thuộc về Tết cũng đều mang trong mình sự truyền thống vốn có của nó, kể cả insight. Lướt nhanh qua một số chiến dịch nổi bật từ 2018tới nay, chúng ta có thể thấy Tết là sân chơi của “cảm tính” khi các chiến dịch truyền thông tập trung xoay quanh việc khai thác các giá trị vănhoácốt lõi của Tết, đó là:
Kết nối, sẻchia – Niềm tin, hi vọng– Hiếu lễ.
Hiếu Lễ:
Với chỉ 03 giá trị cốt lõi như vậy nênkhông quá khó để mỗi thương hiệu tìm được cho mình một giá trị phù hợp. Điều đó khiến chúng ta nhận ra rằng, cuộc chiến truyền thông mùa Tết không chỉ nằm ở chỗ nắm bắt insight khách hàng, việc lựa chọn hình thức thể hiện cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công của chiến dịch. Dù với bất kỳ hình thức nào thì cũng cần đảm bảo sự mạch lạc, dễ hiểu và ấn tượng. Vậy thương hiệu có thể làm gì để “hô biến” những insight quen thuộc trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn tới tâm trí khách hàng?
THỬ SỨC VỚI ÂM NHẠC
Hiệu quả của cách thức này cũng đã được chứng minh qua nhiều chiến dịch thành công của các nhãn hàng. Quảng cáo bằng âm nhạc có 02 cách: Sáng tác một bài hát mới hoặc viết lại lời cho các giai điệu đã quen thuộc, trong đó, việc viết lại lời bài hát thường được các nhãn hàng ưa chuộng hơn bởi tận dụng được giai điệu bài hát quen thuộc sẵn có trong tâm trí khách hàng. Khách hàng có thể quên đi hình ảnh, quên đi câu chữ nhưng âm thanh là thứ mà họ khó có thể quên đi vì đó là ngôn ngữ của tâm hồn và có sức ám thị vô cùng mạnh mẽ.
Nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên việc làm quảng cáo bằng âm nhạc không phải không có những khó khăn. Khó khăn đến từ việc lựa chọn những bài hát, giai điệu phù hợp với đối tượng mục tiêu nhưng vẫn phải khéo léo trong cách dẫn dắt về sản phẩm, đó chính là những vấn đề đòi hỏi sự nhạy cảm của các đơn vị sáng tạo.
Có thể kể đến như giai đoạn cuối tháng 05 vừa qua, sản phẩm VinID Scan & Go được Vingroup tung ra thị trường, chiến dịch truyền thông do Orion Media thực hiện với sự tham gia của Á Hậu Tú Anh đã gặt hái được nhiều thành công bởi việc khéo léo chọn lựa giai điệu bài hát “Có một vị cô nương” trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách cho nguyên liệu truyền thông chính. Giai điệu trong bộ phim được phát sóng trên truyền hình từ đầu những năm 2000 này có thể xa lạ với giới trẻ hiện nay nhưng lại hết sức quen thuộc với đại đa số đối tượng phụ nữ 25 – 30 tuổi, đối tượng mục tiêu của VINID Scan & Go.
Còn với hướng sáng tác bài hát mới thì không thể không nhắc đến series Rap Battle của Orion Media được rất nhiều nhãn hàng như Thế giới di động, Chợ tốt,… ưa chuộng bởi cách thể hiện trẻ trung, sáng tạo phù hợp với tập khách hàng trẻ.
TẠO ĐỒNG CẢM CÙNG PHIM NGẮN
Bên cạnh âm nhạc, một hình thức khác cũng được nhiều nhãn hàng lựa chọn, chính là phim ngắn. Bộ phim với cốt chuyện xuyên suốt sẽ giúp thương hiệu thể hiện tròn trịa nhất thông điệp chiến dịch của mình. Để thành công, thì phim ngắn quảng cáo phải đảm bảo cân bằng được cả 02 yếu tố:
(1) Là một bộ phim ngắn: Cốt chuyện hấp dẫn, tình tiết dẫn dắt lôi cuốn, lấy được sự đồng cảm của người xem.
(2) Là một quảng cáo: Đảm bảo nhận diện thương hiệu, thông điệp chiến dịch, sản phẩm của nhãn hàng được truyền tải trọn vẹn.
Tiêu biểu có thể kể đến phim ngắn: “Chỉ cần mẹ vui” của nhãn hàng VinID. Phim khai thác một chủ đề đã cũ là tình cảm gia đình trong ngày Tết nhưng vẫn nhận được sự quan tâm lớn bởi đã đánh đúng vào suy nghĩ từ nhiều người con về: “Sự tằn tiện quá đáng của mẹ”. Bên cạnh đó, sản phẩm của VinID còn được đặt vào phim một cách khéo léo thông qua việc lồng ghép vào hình ảnh chú lợn đất gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Đặc biệt không thể không kể đến sự góp giọng đầy tình cảm của Hà Anh Tuấn đã tạo nên một bộ phim ngắn quảng cáo ấn tượng, lọt top 10 chiến dịch nổi bật trên Mạng xã hội của mùa Tết 2019.
Không chỉ có “Chỉ cần mẹ vui”, những phim ngắn quảng cáo khác do Orion Media thực hiện vào mùa Tết cho thương hiệu Pushmax là “Nợ Tết” kết hợp cùng Soobin Hoàng Sơn và “Phận làm dâu ăn Tết nhà chồng” kết hợp cùng Huyền Lizzy cũng tạo được tiếng vang lớn, thu hút nhiều thảo luận từ phê phán đến đồng cảm, 02 năm liền lọt top 10 trên bảng xếp hạng chiến dịch nổi bật mùa Tết 2018 và 2019.
Có thể thấy cả 03 chiến dịch đều tập trung khai thác vào yếu tố gắn kết tình cảm gia đình trong dịp Tết nhưng khi tiếp cận theo những góc độ khác nhau thì vẫn có khả năng tạo ra được một hiệu ứng đáng kể trên mạng xã hội trong giai đoạn phát hành.
ĐỪNG QUÊN “CHỌN MẶT GỬI VÀNG”
Bên cạnh nội dung chất lượng, không thể không kể đến những tính toán trong việc chọn KOLs tham gia. Phim ngắn kinh dị: “Sơn Tùng in Zombieland” của nhãn hàng Otiv thời gian qua là một ví dụ điển hình.
Dựa trên hình tượng của những người trẻ phải chịu áp lực, căng thẳng trong cuộc sống dẫn đến mất ngủ, lờ đờ, Orion Media đã phát triển một ý tưởng táo bạo về bộ phim kinh dị đề tài Zombie với sự tham gia của các KOLs “đình đám”.
Cụ thể, chủ tịch Sơn Tùng – MTP đại diện cho các startup trẻ tuổi; anh thiết kế Mạc Văn Khoa là nhân viên trẻ nhiều hoài bão, muốn khẳng định mình; cô kế toán Lê Giang là người phụ nữ hiện đại nhưng phải đối mặt với gánh nặng “giỏi việc nước, đảm việc nhà”; học sinh Kiều Trinh thì đang cố gắng vượt qua áp lực thi cử và bị so sánh với “con nhà người ta”, giám đốc tài chính Quang Minh đại diện cho nhóm người trung niên thành đạt, hàng ngày chịu đựng 2 từ “trách nhiệm” đè nặng trên vai.
50 triệu views và hơn 400 nghìn lượt tương tác chỉ sau 2 tuần công chiếu. Orion Media tin rằng, nếu không nhờ diễn xuất và tầm ảnh hưởng của những KOLs trên thì chiến dịch khó có thể đạt được thành công lớn như vậy.
TẠM KẾT
Có thể thấy rằng, Tết là mùa kinh doanh lớn của các doanh nghiệp, để nắm bắt được cơ hội này, sự đầu tư cho hoạt động truyền thông một cách bài bản và chuyên nghiệp là không thể thiếu. Truyền cảm hứng để cùng nhau sẻ chia tình cảm, cầu mong điều tốt đẹp cho năm mới hay gợi nhớ đến sự đoàn viên gia đình,… là những thông điệp chính trong các chiến dịch Tết qua nhiều năm, nhưng để đến được tới khách hàng thì các nhãn hàng cần tập trung vào việc lựa chọn hình thức thể hiện và KOLs phù hợp. Vậy doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng cho mùa Tết 2020 hay chưa?
The post Điều Gì Giúp Doanh Nghiệp Khác Biệt Trong Cuộc Chiến Truyền Thông Tết 2020? appeared first on Advertising Vietnam.
Điều Gì Giúp Doanh Nghiệp Khác Biệt Trong Cuộc Chiến Truyền Thông Tết 2020? posted first on https://advertisingvietnam.com