Dưới đây là những bộ phim rất thành công trong việc đưa ra các chiến lược truyền thông mới mẻ và thu hút được sự quan tâm cực lớn từ cộng động. Không những giúp tăng doanh thu cho các nhà sản xuất mà còn góp phần thay đổi cách nhìn về thế giới xung quanh, đặc biệt có những đóng góp lớn cho ngành quảng cáo tiếp thị số.
The Blair Witch Project (1999)
The Blair Witch Project- một bộ phim bom tấn với kinh phí sản xuất 30.000 USD và hậu kì 500.000 USD nhưng đã mang đến nguồn doanh thu cực lớn cho nhà sản xuất phim lên đến 250 triệu USD. Thời điểm tác phẩm ra mắt, internet vẫn chưa thịnh hành nên nhiều người theo dõi bộ phim đã nhầm lẫn những cảnh được quay là có thật.
Thậm chí để tăng sự lầm tưởng, nhà sản xuất đã cố ý để lấy tên các diễn viên bằng tên ngoài đời của chính họ bao gồm: Heather, Mike và Josh. Nội dung của tác phẩm xoay quanh câu chuyện của 3 cô cậu sinh viên ngành điện ảnh muốn thu thập những thước phim tài liệu về một hồn ma phù thủy có từ thế kỉ 18, nhưng vẫn lang thang trong những cánh rừng vùng Maryland. Họ không thể ngờ rằng quyết định cắm trại tại vùng rừng để ghi lại những cảnh quay đã đẩy họ vào một tình thế đáng sợ. Ba người một đi không trở lại và sau đó một năm người ta tìm ra những thước phim đầy kinh hoàng được ghi lại.
Chính điều này tạo sự tò mò cho người xem, kéo theo hàng triệu người đổ bộ đến rạp để chứng kiến những gì đã xảy ra với các nhân vật. Bộ phim The Blair Witch Project sử dụng thành công sức mạnh của sự lan truyền thông tin tạo nên tin đồn nhận sự quan tâm từ cộng đồng.
Đây là cách nhà làm phim tạo nên tín hiệu thu hút cực mạnh giúp đẩy mạnh doanh thu cho mình và kéo theo các bộ phim, chương trình truyền hình và quảng cáo có liên quan đến cái tên The Blair Witch Project trở thành tâm điểm của sự tìm kiếm trên mạng.
Bộ phim đã khiến cho phong cách quay found-footage (giả tư liệu) trở nên phổ biến hơn hẳn, truyền cảm hứng cho hàng loạt phim cùng thể loại về sau như Paranormal Activity, Cloverfield, Chronicle,…
Macabre (1958)
Macabre là bộ phim đầu tiên trong số những bộ phim nổi tiếng nhất của đạo diễn William Castle được viết bởi Robb White. Nội dung phim rơi vào hai thể loại kinh dị và hồi hộp kể về con gái nhỏ của Tiến sĩ Rod Barrett (William Prince) đã bị bắt cóc bởi một kẻ điên bí ẩn và chôn sống cô bé trong một cỗ quan tài lớn, vị bác sĩ này chỉ có năm giờ để giải cứu cô bé trước khi quá muộn. Kẻ điên cuồng này cũng đã giết vợ và em gái của Barrett, hắn sẵn sàng giết chết những thành viên trong gia đình và bạn bè đang cố gắng giúp đỡ giải cứu cô bé. Ở phần kết thúc của bộ phim, một người kể chuyện yêu cầu khán giả không tiết lộ kết thúc bất ngờ cho người khác.
Nhà sản xuất phim William Castle đã dùng “chiêu trò” có thể nói là khôn ngoan mang tính thời điểm khi thuê một đội ngũ y tá giả, sắp xếp xe cứu thương đặt bên ngoại chiếu phim kinh dị Macabre nhằm thu hút các khán giả tới rạp. Ngoài ta, để kiến bộ phim có phần kịch tính, Castle còn ký hợp động bảo hiểm trị giá 1.000 USD với khán giả, trong trường hợp người xem quá sợ mà lăn ra chết. Nhưng rốt cuộc, Macabre chẳng gây sợ hãi đến thế mà chỉ là một tác phẩm bình thường.
Chiến lược quảng cáo được ông gọi là phương pháp “Barnstorming” (một dạng biểu diễn lang thang, quảng cáo theo kiểu tuyên truyền) liên quan đến việc theo dõi bộ phim ở các thị trường khác nhau và quảng cáo nó trên đường đi. Chứng minh cho sự thành công này, bộ phim Macabre thu về tới 5 triệu đôla.
The Garage (1919)
The Garage là phim Slapstick cổ điển với sự tham gia của Fatty Arbuckle, đây là ví dụ đầu tiên cho sự xuất hiện các mẫu quảng cáo sản phẩm trong phim, logo của hãng Red Crown Gasoline được hiển thị rõ ràng trên màn hình chiếu.
Ngày nay, khi các dịch vụ xem video trực tuyến như trên Netflix ngày càng phổ biến và được kiểm soát chọn lọc về chất lượng, cho phép được truy cập vào phim mà không có quảng cáo, thế nên chọn vị trí đề lồng ghép sản phẩm là điều quan trọng cho nhà sản xuất và người làm quảng cáo.
The Pleasure Seeker (1913)
Giai đoạn đầu của thế kỷ 21, các bộ phim chủ yếu truyền thông bằng các poster và quảng cáo trên báo, thế nhưng nhà hát Loews đã sáng tạo ra trailer nhằm thu hút người xem trong chương trình biển diễn tại sân khấu The Pleasure Seekers năm 1913, lần đầu tiên khán giả được xem trước một đoạn chương trình trước khi buổi biểu diễn được công chiếu.
Việc kết hợp Trailer với đoạn tin tức và đoạn phim ngắn đã mang đến rất nhiều trải nghiệm mới cho khán giả. Và ngày nay, trailer trở nên vô cùng phổ biến và được áp dụng trong cho nhiều thể loại, từ phim ảnh và chương trình truyền hình đến các chuyến lưu diễn âm nhạc…. để thu hút sự chú ý của cộng đồng về một sự kiện nào đó sắp diễn ra.
Phim Lumiere (1895)
Bộ phim trả phí đầu tiên có tên là The Lumiere Films – tập hợp các đoạn phim ngắn hướng dẫn sử dụng máy ảnh. Ngay sau khi bộ phim được chiếu, nhà văn Maxim Gorky đã viết một bài phê bình cho bộ phim này, Gorky có thể không phải là người phát minh ra việc đánh giá sản phẩm và dịch vụ, nhưng ông đã cho thấy rằng tầm quan trọng của các bài đánh giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các công ty kinh doanh nên hiểu rằng, nếu những người đầu tiên trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ không thấy sản phẩm tốt hoặc có vấn đề thì những bình luận đánh giá của họ sẽ tác động tiêu cực đến những người trải nghiệm tiếp theo.
My Phan / Advertising Vietnam
Theo : Adweek
The post Top 5 bộ phim tác động mạnh đến ngành quảng cáo tiếp thị appeared first on Advertising Vietnam.
Top 5 bộ phim tác động mạnh đến ngành quảng cáo tiếp thị posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét