Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Vai trò then chốt của Music Marketing trong chiến lược tiếp cận người tiêu dùng

Nền tảng dịch vụ phát nhạc trực tuyến Music Streaming phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

“Con người có thể nhắm mắt nhưng lại không thể “đóng” đôi tai” – chia sẻ của Mark Barber – chuyên gia âm nhạc – đã chứng minh vai trò của âm nhạc trong đời sống thường nhật của mỗi người.

Về cơ bản, âm nhạc đã tồn tại từ rất lâu, nhưng khi nền tảng Music Streaming (dịch vụ phát nhạc trực tuyến) phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây, thói quen nghe nhạc của người dùng đã dần thay đổi và trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Liệu xu hướng nghe nhạc online này có mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn trong tương lai?

Music streaming – kỷ nguyên mới của xu hướng thưởng thức âm nhạc

Xu hướng phát triển của các dịch vụ phát nhạc trực tuyến (music streaming) cùng sự phổ biển của các thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng, laptop …) là lý do chính dẫn đến thói quen nghe nhạc ngày càng nhiều của người trẻ.

Theo báo cáo Âm nhạc Toàn cầu của IFPI (2019), tổng giá trị ngành công nghiệp thu âm âm nhạc toàn cầu trong năm 2018 ước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2017. Trong đó, thị phần streaming đóng góp tới 46,9% tổng doanh thu, phản ánh tăng trưởng ở tất cả khu vực.

Thời lượng nghe nhạc trung bình của một người lên đến 17,8 giờ một tuần. Nguồn: Báo cáo Music Consumer Insight Report (2018).

Ngoài ra, theo báo cáo Music Consumer Insight Report (2018) thì số giờ nghe nhạc trung bình của một người lên đến 17,8 giờ một tuần. Trong đó, 75% người dùng sử dụng điện thoại thông minh cho mục đích nghe nhạc trực tuyến.

Tại Việt Nam, khi được hỏi về thói quen nghe nhạc trực tuyến của người dùng, chị Mai Trần – CEO Kantar Media Vietnam & Cambodia trong khuôn khổ sự kiện National Advertiser Day 2019 do MMA Vietnam (Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu tại Việt Nam) tổ chức đã chỉ ra rằng, có đến 89% người dùng tại Việt Nam sử dụng các nền tảng music streaming.

Lái xe (66%), thư giãn (63%) và di chuyển đến trường/công sở (54%) là 3 thời điểm phổ biến nhất mà người dùng nghe nhạc hàng ngày. Nguồn: IFPI – Music Consusmer Insight Report 2018.

Trong một thập kỷ tới đây, người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho những khoảnh khắc không-cần-màn-hình (screenless moments). Ngày càng nhiều người lựa chọn nghe nhạc khi đang làm việc, nấu ăn hoặc lái xe, điều đó mở ra cơ hội để doanh nghiệp đến gần với khách hàng mục tiêu tại những thời điểm mà quảng cáo hình ảnh thông thường chưa tiếp cận được.

Điều đó góp phần tạo nên music marketing – giải pháp quảng cáo tiềm năng cho doanh nghiệp để truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng, nhất là khi nhiều giải pháp hiện tại đang rơi vào tình trạng bão hòa.

Vai trò của âm nhạc trong chiến lược phát triển thương hiệu

Không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc lại được doanh nghiệp chú ý để lồng ghép vào các chiến dịch phát triển thương hiệu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các giai điệu bắt tai có tác động tích cực đến bộ não con người. Đại học Ashford (Mỹ) đã tổng hợp 4 ảnh hưởng chính của âm nhạc lên chúng ta, bao gồm mang lại năng lượng tích cực; giảm căng thẳng, mệt mỏi; cải thiện sức khỏe và khả năng tập trung; tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Những tác động tích cực lên người dùng mà âm nhạc có thể mang lại cho thương hiệu. Nguồn: Havas Media Group.

Sự xuất hiện của giai điệu trong các thông điệp quảng cáo sẽ kết nối người tiêu dùng với thương hiệu một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Theo một khảo sát thực hiện bởi Havas Media Group, có đến 73% người dùng cảm nhận âm nhạc có thể cải thiện hình ảnh thương hiệu. Thêm vào đó, đối với những chiến dịch branding được lồng ghép âm nhạc, 70% khách hàng đánh giá cao thương hiệu đó hơn so với đối thủ, và 62% cảm thấy gắn kết với thương hiệu nhiều hơn.

Khả năng tác động đến cảm xúc người nghe của âm nhạc sẽ giúp thương hiệu trở nên khác biệt hơn so với đối thủ thông qua việc xây dựng Brand Love (tình yêu thương hiệu). Tận dụng âm nhạc để tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp có thể mở ra một không gian trò chuyện 1-1 giữa thương hiệu và từng đối tượng mục tiêu, góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, music streaming vẫn còn là một sân chơi tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Vì thế, nó mang lại nhiều cơ hội để mang thương hiệu đến gần người dùng hơn. Một trong những tên tuổi dẫn đầu thị trường hiện nay là Zing MP3 – nền tảng âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam. Zing MP3 đón nhận đến 12 triệu người nghe mỗi ngày (Adtima, 2017).

Hỗ trợ cho nền tảng Zing MP3 là hệ sinh thái Adtima, giúp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, music streaming (nhạc trực tuyến) đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ, thay đổi thói quen nghe nhạc của toàn bộ người dùng trên thế giới. Do đó, tận dụng âm nhạc cũng như các nền tảng phát nhạc trực tuyến hoàn toàn có thể là yếu tố thành công tiếp theo cho chiến dịch sắp tới của thương hiệu.

Ra đời từ năm 2013, Adtima là publisher sở hữu nền tảng quảng cáo, truyền thông số và giải trí hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là trên di động. Adtima đang giữ vững vị thế trên thị trường với khẳng định “Adtima – Leader In Mobile”. Hơn thế, Adtima còn là thành viên sáng lập MMA Vietnam (Hiệp hội Mobile Marketing toàn cầu tại Việt Nam).
Adtima chính là đơn vị khai thác quảng cáo độc quyền trên các sản phẩm đứng đầu thị trường di động Việt Nam hiện nay như: Zalo (OTT số 1 Việt Nam với 46,5 triệu người dùng thường xuyên), Báo Mới (Ứng dụng đọc tin hàng đầu trên di động), Zing MP3 (Nền tảng âm nhạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam), Zing.vn (Báo điện tử số 1 Việt Nam), Zing TV (Nền tảng video chất lượng cao)…

Nguồn: Giang Thư Quân – News Zing

The post Vai trò then chốt của Music Marketing trong chiến lược tiếp cận người tiêu dùng appeared first on Advertising Vietnam.


Vai trò then chốt của Music Marketing trong chiến lược tiếp cận người tiêu dùng posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét