Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

“Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” – OMO MATIC “đãi cát tìm Insight vàng” về quan niệm Thiên chức!

Ngày Quốc tế Phụ nữ luôn là dịp để các thương hiệu thực hiện các chiến dịch truyền thông đặc biệt nhằm tôn vinh giá trị của một nửa thế giới, nâng mức thiện cảm đối với khách hàng mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, môi trường truyền thông năm nay lại bị bao phủ bởi các tin tức về đại dịch Covid-19. Theo thống kê từ Google, tháng 3 vừa qua là giai đoạn mà các tìm kiếm, các cuộc thảo luận trên mạng xã hội đạt đến đỉnh điểm với các chủ đề liên quan đến dịch bệnh. Như vậy, để có thể thực hiện một chiến dịch không hề liên quan đến Covid-19 sẽ là bài toán khó cho các thương hiệu, nhất là đối với ngành hàng FMCG khi mà nhu cầu tiêu dùng thay đổi đáng kể.

Thời điểm nhạy cảm này, các chiến dịch từ thương hiệu nếu không hướng đến vấn đề chung của xã hội sẽ rất khó thu hút sự quan tâm của mọi người.

Bằng chiến lược và insight mới mẻ, nhãn hàng OMO Matic lại có thể ghi điểm với khách hàng và được gọi tên trong Bảng xếp hạng 10 Chiến dịch nổi bật nhất trên social media tháng 03/2020 của BuzzMetric với chiến dịch “Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ”. Đây là một trong những chiến dịch hiếm hoi mà Mẹ chứ không phải Covid-19 trở thành “nhân vật chính” tạo nên tinh thần của chiến dịch.

Thiên chức có phải là duy nhất?

“Thiên chức” đối với Mẹ là hai chữ mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và to lớn. Bổn phận của hai chữ “Thiên chức” này đã vô tình khiến rất nhiều người Mẹ quên rằng họ còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác cho chính bản thân mình, cuộc sống của họ còn nhiều điều chờ đợi hơn việc chăm sóc nhà cửa, giặt giũ, trông nom con cái.

Với trăn trở rằng Mẹ có thể bỏ lỡ những trải nghiệm quý giá, nhãn hàng OMO Matic đã phát động chiến dịch: “ĐỪNG ĐỂ MẸ CHỈ LÀ MẸ” nhằm truyền cảm hứng cho những người Mẹ trải nghiệm nhiều hơn, bên cạnh việc chu toàn bổn phận Thiên chức.

1. Từ sứ mệnh mở ra một góc nhìn khác về quan niệm Thiên chức

Từ góc nhìn hoàn toàn mới mẻ và cấp tiến, nhãn hàng OMO Matic quyết định thực hiện chiến dịch “Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” giúp Mẹ nhận ra rằng Thiên chức không phải là bổn phận duy nhất Mẹ cần làm tròn cho suốt cuộc đời.

OMO Matic biết: Mẹ là một đóa hồng trọn vẹn, nếu chỉ mãi tập trung vào thiên chức mà quên đi những trải nghiệm riêng thì đóa hồng ấy vẫn sẽ đẹp nhưng không trọn vẹn.

Bức tượng Thiên chức

Là một trong những thương hiệu nổi bật của ngành hàng FMCG về việc trải nghiệm khách hàng, OMO Matic biết rằng làm Mẹ là chuyện chưa bao giờ dễ dàng khi có những thời điểm công việc Thiên chức chiếm trọn quỹ thời gian của Mẹ. Thế nhưng, nếu chỉ tròn vai Mẹ thì Mẹ đang sống chưa trọn vẹn phần trải nghiệm, như những đóa hồng chỉ có một nửa mà thôi.

Đó cũng chính là lý do chiến dịch “Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” quyết định chọn hình ảnh hoa hồng làm “đại sứ” truyền tải thông điệp.

Nếu chỉ làm tròn bổn phận thiên chức mà quên đi trải nghiệm, phụ nữ vẫn chỉ đang sống một nửa cuộc đời.

Chiến dịch được khởi động bằng bức tượng mang tên “Thiên Chức có phải là duy nhất?”, lồng ghép vào hình tượng chủ đạo “nửa hoa hồng” là các biểu tượng gắn liền với bổn phận “Thiên Chức” như các hoạt động bếp núc, giặt giũ và chăm sóc con cái.

Thông qua bức tượng, nhãn hàng OMO Matic truyền cảm hứng đến mỗi phụ nữ Việt Nam, động viên họ chủ động trải nghiệm nhiều hơn nữa bên cạnh việc chu toàn bổn phận làm Mẹ. Bởi vì những người Mẹ hạnh phúc nhất là những ai vừa chu toàn vai Mẹ mà vẫn thỏa sức tận hưởng những trải nghiệm riêng của bản thân. Nếu Mẹ có thể cân bằng cả 2 thứ Thiên chức và Trải nghiệm, thì họ sẽ là một bông hồng trọn vẹn.

Bức tượng đã được trưng bày ở khắp Việt Nam, từ Hà Nội đến Đà Nẵng và sau đó dừng lại ở Hồ Chí Minh tại bệnh viện Từ Dũ – nơi mà thiên chức được trao cho người phụ nữ. Không chỉ thu hút người dân đến xem bức tượng, nhãn hàng còn khéo léo tạo nên những cuộc thảo luận trên mạng xã hội bằng việc sử dụng những người nổi tiếng, những trang cộng đồng đưa ra quan điểm của mình về quan niệm “Thiên chức” ngay tại những Vùng miền mà bức tượng đã đi qua.

Những chi tiết và thông điệp của Bức tượng Thiên chức được nhãn hàng truyền cảm hứng tới đông đảo đối tượng và cũng là chất xúc tác, chất liệu tạo nên phim ngắn truyền thông cho chiến dịch ở giai đoạn tiếp theo. Đây cũng được xem là bước chuyển nhịp nhàng từ hoạt động offline sang online, tiếp tục làm tăng nhận thức đối với người tiêu dùng.

Phim ngắn “Mẹ” – điểm cao trào “thừa kế” trọn vẹn tinh thần của Bức tượng Thiên chức

Tiếp nối sứ mệnh truyền tải thông điệp là việc ra mắt phim ngắn đượm tình mang tên “Mẹ”. Bộ phim đã đưa người xem đi qua những tình huống, những câu chuyện rất chân thật, rất đời thường của một người làm Mẹ, để thấy được những nỗi niềm, những hy sinh trải nghiệm riêng để chăm lo cho gia đình, để làm tròn bổn phận thiên chức. Kịch bản chân thật, cảm động cùng diễn xuất của những diễn viên gạo cội như NSƯT Kim Xuân, NSND Lê Thiên và Hồng Ánh đã đưa người xem qua cung bậc cảm xúc khác nhau để rồi cảm nhận thật rõ thông điệp mà OMO Matic muốn đưa ra.

Là một điểm nhấn của cả chiến dịch, bộ phim được ra mắt vào tối ngày 07/03, để thu hút sự chú ý và khiến người xem suy ngẫm vào ngay ngày hôm sau, ngày Quốc tế Phụ Nữ 08/03, cái ngày mà người ta tri ân và tặng quà cho người mẹ, người vợ của mình.

Bộ phim đã thu về gần 200.000 lượt xem và 1000 lượt chia sẻ trên các diễn đàn trực tuyến khi mới được tung ra chưa đầy 48 tiếng. Phim ngắn “Mẹ” giúp người xem cảm nhận được một điều rằng chúng ta đều biết được sự hy sinh của Mẹ, nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta cảm nhận được những đánh đổi lớn lao cho sự hy sinh ấy. Và điều này cũng chính là mục đích của chiến dịch, nhãn hàng OMO Matic cùng nhà làm phim đã đồng hành cùng khán giả gửi lời cảm ơn cho tất cả những người Mẹ.

Nhân vật người Mẹ trong phim đại diện cho rất nhiều người Mẹ khác trong cuộc đời, những người luôn nghĩ rằng chăm sóc gia đình là làm tròn bổn phận, bỏ qua việc trải nghiệm của bản thân. Khi gạt hết đam mê, ước mơ, trải nghiệm, Mẹ vẫn chỉ là một một nửa bông hồng. Phim ngắn này chính là một cột mốc quan trọng của chiến dịch cảm ơn Mẹ vào dịp 8/3 từ nhãn hàng OMO Matic. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm chạm tạo tiền đề cho nhãn hàng gửi đến Mẹ những Bó hoa “Thiên Chức”, tiếp tục truyền tải thông điệp rằng Mẹ hãy trải nghiệm những điều Mẹ muốn để có một cuộc đời tròn vẹn.

2…đến ước muốn nâng niu những người mang Thiên chức

Một chiến dịch với mục đích thay đổi nhận thức nếu chỉ dừng lại ở việc truyền tải thông điệp thì vẫn chưa đủ. Sứ mệnh của chiến dịch còn cần cả hành động tiếp thêm động lực, giúp Mẹ hiện thực hóa trải nghiệm, tạo bước đệm cho hành trình hoàn thiện một nửa bông hồng còn lại.

hoa “Thiên chức”

Nhân ngày 8/3, dịp mà rất nhiều bó hoa được gửi đến để tri ân những phụ nữ, OMO Matic đã hợp tác với các tiệm hoa lớn, ra mắt Bó hoa “Thiên Chức” với thiết kế đặc biệt: một cấu trúc thống nhất bằng hình ảnh hoa hồng mà nhãn hàng đã đưa ra từ giai đoạn đầu tiên: Một bông hoa hồng ở giữa, hai bên sẽ là 2 loại hoa khác nhau. Bó hoa được thiết kế đặc biệt để gửi tặng và tri ân những người phụ nữ với vai trò “Thiên chức” với lời nhắn nhủ hãy trải nghiệm nhiều hơn nữa bên cạnh việc chu toàn bổn phận làm Mẹ vì thiên chức không phải là duy nhất. Mẹ còn cần được sống cho niềm đam mê và cho những trải nghiệm của bản thân để có một cuộc đời thật hạnh phúc trọn vẹn!

Kèm theo mỗi bó hoa gửi đến Mẹ là một tấm thiệp với câu từ đầy cảm tình và xúc động nói về việc thiên chức không phải là chức duy nhất mà Mẹ phải làm cho trọn trong suốt cuộc đời mình. “Cuộc đời sẽ đẹp hơn biết bao khi Mẹ vẫn dành cho mình một bầu trời của chính Mẹ, của những trải nghiệm thuộc về riêng Mẹ, những điều Mẹ muốn làm: một buổi cắm trại ngoài trời, một lớp học cắm hoa, một chuyến du lịch. Mẹ là “duy nhất”, nhưng Thiên chức thì không phải là chức duy nhất của Mẹ”.

Chiếc hộp trải nghiệm

Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm giúp Mẹ có thêm niềm vui mới lạ tại chính ngôi nhà của mình, OMO Matic đã chuẩn bị những chiếc “Hộp trải nghiệm”, đong đầy những “vitamin” tươi mới cho cuộc sống hằng ngày của Mẹ, để Mẹ thật sự được trải nghiệm, thật sự được thỏa mình với thời gian dành riêng cho bản thân mình với sở thích vẽ tranh, làm bánh hoặc trồng cây.

Tặng mẹ Hộp trải nghiệm để mẹ là bông hồng trọn vẹn

  • Hộp Rực Rỡ chứa một cuốn sách nổi tiếng thế giới cùng những cây bút chì đầy màu sắc giúp Mẹ thoả sức trải nghiệm cùng sắc màu và vô vàn những bức vẽ lấy cảm hứng từ thiên nhiên.
  • Hộp Ngọt Ngào: nuông chiều đam mê nấu nướng cho những người Mẹ yêu thích những chiếc bánh nóng hổi thơm phức mới ra lò.
  • Hộp Xanh Tươi: gieo trồng thêm những mầm xanh mới trong chính khu vườn nhỏ của nhà mình sẽ giúp Mẹ hòa mình với cây cỏ, thiên nhiên. 

Chính Mẹ cũng có thể giúp những người Mẹ khác trở thành một bông hồng trọn vẹn 

OMO Matic đã kết hợp với hệ thống siêu thị Coop Mart thực hiện hoạt động offline hết sức ý nghĩa. Cụ thể, với mỗi gói OMO Matic Comfort được bán, OMO Matic và CoopMart sẽ đóng góp 5.000 đồng vào Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UN Women) – một trong những tổ chức cộng đồng nổi bật với các hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ.

Tổng số tiền quyên góp được sẽ được sử dụng UN Women sử dụng để hỗ trợ 10.000 người dân và đặc biệt là những người phụ nữ đang chịu thiệt hại nặng nề bởi tình trạng hạn mặn kéo dài ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để phần nào giảm bớt những tác hại do thiên tai gây ra.

Có thể thấy đây là một chiến dịch hết sức nhân văn của nhãn hàng OMO Matic. Chính nhờ ý nghĩa sâu sắc cùng những chiến thuật truyền thông khéo léo, chiến dịch “Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” đã lọt vào Top 10 Chiến dịch nổi bật nhất trên social media tháng 03/2020 của BuzzMetric với gần 180.000 lượt thảo luận (Buzz) trực tuyến.

Đã có hơn 6000 nội dung tạo ra bởi người dùng (UGC), hầu hết đến từ việc chia sẻ quan điểm cá nhân về thông điệp của nhãn hàng. Các bài viết, mini game trên fanpage OMO, trang cá nhân của các KOLs, community pages được cộng đồng mạng tương tác tích cực, không chỉ đơn thuần là Like hay Thả tim, mà còn mang về lượng bình luận và chia sẻ rất lớn. Điều này giúp chiến dịch đạt được tỉ lệ Object Mention/Buzz Volume khá ấn tượng với con số 53.91%.

Chiến dịch tuy đã khép lại, nhưng với thông điệp tích cực và ý nghĩa, OMO Matic mong rằng không chỉ ngày 8/3 mà suốt cả 365 ngày trong năm, Mẹ sẽ luôn cân bằng giữa việc chu toàn chăm sóc gia đình và những trải nghiệm riêng, để sống như 1 đóa hoa hồng tròn vẹn.

Ngọc Trâm / Advertising Vietnam

The post “Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” – OMO MATIC “đãi cát tìm Insight vàng” về quan niệm Thiên chức! appeared first on Advertising Vietnam.


“Đừng để Mẹ chỉ là Mẹ” – OMO MATIC “đãi cát tìm Insight vàng” về quan niệm Thiên chức! posted first on https://advertisingvietnam.com

5 bước để tạo một kế hoạch Marketing nổi bật

Một kế hoạch marketing cho từng năm sẽ giúp bạn thiết lập các hoạt động marketing của mình theo đúng tiến độ để biến các mục tiêu kinh doanh của công ty bạn thành hiện thực. Hãy xem nó như một kế hoạch cấp cao giúp định hướng cho các chiến dịch, mục tiêu và tăng trưởng cho nhóm làm việc của bạn. Thiếu đi một kế hoạch, mọi thứ có thể trở nên lộn xộn – và gần như không thể đặt ra được ngân sách mà bạn cần để đảm bảo cho các dự án hay tuyển dụng mà bạn sẽ gặp trong suốt một năm.

Năm bước để tạo một kế hoạch marketing

1. Phân tích tình hình

Trước khi bắt đầu với kế hoạch marketing của mình, bạn cần phải nắm được tình hình hiện tại của mình. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bạn là gì? Tiến hành phân tích SWOT cơ bản là bước đầu tiên để tạo ra một kế hoạch marketing.

Ngoài ra, bạn cũng nên nắm bắt thông tin của thị trường hiện tại. Hãy làm một bảng phân tích đối thủ cạnh tranh để giúp bạn có thể so sánh với các đối thủ của mình. Nghĩ về việc sản phẩm của họ tốt hơn của bạn ở điểm nào, xem xét những thiếu sót của họ, bạn có thể làm gì để tạo lợi thế cho mình trong cuộc cạnh tranh, điều gì sẽ làm bạn khác biệt?

Trả lời các câu hỏi như thế này sẽ giúp bạn tìm ra những gì khách hàng của bạn muốn và dẫn đến bước thứ hai.

2. Xác định đối tượng mục tiêu

Khi bạn đã hiểu rõ hơn về thị trường và tình hình của công ty bạn, hãy đảm bảo bạn biết đối tượng mục tiêu của mình là ai.

Nếu như công ty của bạn đã có chân dung khách hàng, đây là bước để bạn tinh chỉnh lại các mục tiêu của mình. Nếu bạn chưa có, bạn nên tạo cho mình một chân dung khách hàng. Để làm điều này, bạn cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường.

Chân dung khách hàng của bạn nên bao gồm các thông tin về nhân khẩu học như tuổi, giới tính và thu nhập. Tuy nhiên, nó cũng sẽ bao gồm thông tin tâm lý như những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và mục tiêu của họ. Điều gì thúc đẩy đối tượng mục tiêu của bạn? Họ có vấn đề gì mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể khắc phục?

3. Xác định mục tiêu SMART

Bạn không thể cải thiện chỉ số ROI trừ khi bạn biết mục tiêu của mình là gì. Sau khi bạn tìm ra tình huống hiện tại và biết đối tượng của mình, bạn có thể bắt đầu xác định mục tiêu SMART.

SMART là từ viết tắt của các từ Specific (tính cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Atainable (tính khả thi), Relevant (thực tế) và Time-bound (thời gian hoàn thành). Những yếu tố này có nghĩa là tất cả các mục tiêu của bạn cần phải cụ thể và phải bao gồm cả khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành nó.

Ví dụ: mục tiêu của bạn là có thể là tăng 15% người theo dõi Instagram của bạn trong ba tháng. Tùy thuộc vào mục tiêu tiếp thị tổng thể của bạn, điều này sẽ phù hợp và có thể đạt được. Đây chính là một mục tiêu cụ thể, đo lường được và có thời hạn.

Trước khi bắt đầu bất kỳ chiến thuật nào, bạn nên viết ra mục tiêu của mình. Sau đó, bạn có thể bắt đầu phân tích chiến thuật nào sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

4. Phân tích chiến thuật

Bây giờ, bạn phải tìm ra chiến thuật cũng như các kênh và mục hành động phù hợp nào sẽ giúp mình đạt được mục tiêu.

Ví dụ: nếu mục tiêu của bạn là tăng 15% số người theo dõi trên Instagram trong ba tháng, thì chiến thuật bạn cần làm có thể là tổ chức trò chơi giveaway, trả lời tất cả các bình luận và đăng bài ba lần trên Instagram mỗi tuần.

Một khi biết được mục tiêu của mình, việc phân tích các chiến thuật để đạt được những mục tiêu đó sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, trong khi bạn đang viết chiến thuật của mình, đừng quên việc phải lưu ý đến ngân sách của mình.

5. Đặt ra ngân sách

Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ ý tưởng nào của mình mà bạn đã đưa ra trong các bước trên, bạn cần phải biết về ngân sách của mình.

Ví dụ: chiến thuật của bạn có thể bao gồm quảng cáo truyền thông xã hội. Tuy nhiên, nếu như không đủ ngân sách cho việc đó, thì bạn có thể không đạt được mục tiêu của mình.

Trong khi quyết định chiến thuật của mình, hãy chắc chắn lưu ý đến ngân sách ước tính.Lúc này bạn có thể ước tính cả thời gian để hoàn thành từng chiến thuật bên cạnh các chi phí mà bạn có thể cần đến.

Sau khi đã biết cách tạo kế hoạch marketing, hãy đi sâu vào các yếu tố mà một kế hoạch marketing chuyên nghiệp nên có.

Các yếu tố cần thiết của một kế hoạch marketing

Các kế hoạch marketing có thể trở nên khá chi tiết để phản ánh các lĩnh vực của bạn, cho dù bạn đang bán cho người tiêu dùng (B2C) hay các doanh nghiệp khác (B2B) và mức độ hiện diện digital của bạn lớn như thế nào. Tuy nhiên, đây là sáu yếu tố mà một kế hoạch marketing hiệu quả bao gồm:

1. Tóm tắt kinh doanh

Trong một kế hoạch marketing, tóm tắt kinh doanh chính tóm tắt về công ty của bạn. Điều này bao gồm tên công ty, nơi đặt trụ sở chính và tuyên bố sứ mệnh của công ty.

Tóm tắt kinh doanh của kế hoạch marketing cũng bao gồm phân tích SWOT (viết tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp).

2. Cách tổ chức ​​kinh doanh

Cách tổ chức ​​kinh doanh trong một kế hoạch marketing giúp bạn phân khúc các mục tiêu khác nhau cho bộ phận của bạn. Hãy cẩn thận không bao gồm cách tổ chức ​​của cả công ty lớn, mà bạn thường thấy trong một kế hoạch kinh doanh. Phần này trong kế hoạch marketing nên được phác thảo theo từng dự án dành riêng thiên về marketing. Bạn cũng cần phải mô tả các mục tiêu của các dự án đó và cách các mục tiêu đó sẽ được đo lường.

3. Thị trường mục tiêu

Đây là nơi bạn sẽ tiến hành một số nghiên cứu thị trường cơ bản. Nếu công ty của bạn đã thực hiện một nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, phần này trong kế hoạch marketing của bạn có thể dễ dàng kết hợp hơn.

Cuối cùng, yếu tố này trong kế hoạch marketing sẽ giúp bạn mô tả sản phẩm mà bạn đang bán, phân tích về đối thủ cạnh tranh và chân dung khách hàng của bạn. Chân dung khách hàng là một mô tả nửa hư cấu về khách hàng lý tưởng của bạn, tập trung vào các đặc điểm như tuổi tác, vị trí, chức danh công việc và các thách thức cá nhân.

4. Chiến lược thị trường

Chiến lược thị trường sẽ sử dụng thông tin trong phần thị trường mục tiêu của bạn để mô tả phương pháp mà công ty nên tiếp cận thị trường. Doanh nghiệp của bạn sẽ cung cấp cho người mua những gì mà đối thủ của bạn chưa đáp ứng được cho họ?

Trong một kế hoạch marketing đầy đủ, phần này có thể bao gồm chiến lược marketing 7P (Product – sản phẩm, Price – giá cả, Place – địa điểm, Promotion – khuyến mãi, People – con người, Process – quy trình và Physical Evidence – cơ sở hạ tầng).

5. Ngân sách

Đừng nhầm yếu tố ngân sách trong kế hoạch marketing của bạn với giá sản phẩm hoặc tài chính của công ty khác. Ngân sách của bạn mô tả số tiền mà doanh nghiệp đã phân bổ cho marketing để thực hiện các cách tổ chức ​​và mục tiêu được nêu trong các yếu tố trên.

Tùy thuộc vào số lượng chi phí cá nhân bạn có, bạn nên xem xét phân loại bằng cách cụ thể việc sẽ chi ngân sách của mình vào đâu. Ví dụ như chi phí marketing bao gồm các agency marketing, phần mềm tiếp thị, chương trình khuyến mãi có trả tiền và tổ chức những sự kiện.

6. Kênh tiếp thị

Cuối cùng, kế hoạch marketing sẽ bao gồm một danh sách các kênh tiếp thị của bạn. Mặc dù công ty của bạn có thể tự quảng cáo sản phẩm bằng cách sử dụng không gian quảng cáo nhất định, các kênh tiếp thị sẽ là nơi bạn đăng tải các nội dung hướng đến người mua, tạo ra khách hàng tiềm năng và truyền bá các nhận dạng về thương hiệu của bạn.

Nếu bạn đăng tải (hoặc có ý định đăng tải) trên các phương tiện truyền thông xã hội, đây là yếu tố để nói về nó. Đưa kênh tiếp thị vào trong kế hoạch marketing giúp bạn xác định mạng xã hội nào bạn muốn kinh doanh trên đó, bạn sẽ sử dụng mạng xã hội này để làm gì và đánh giá mức độ thành công của bạn trên các trang mạng này. Một phần của mục đích này là để chứng minh cho cấp trên của bạn, rằng các kênh này sẽ phục vụ để phát triển doanh nghiệp.

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Hubspot

The post 5 bước để tạo một kế hoạch Marketing nổi bật appeared first on Advertising Vietnam.


5 bước để tạo một kế hoạch Marketing nổi bật posted first on https://advertisingvietnam.com

Case Study Product Launch : từ $0 đến $600 mỗi tháng của Newbie

Product launch là hình thức kiếm tiền online đã từng rất hot 1 thời, giúp nhiều cá nhân “bén duyên” với MMO và có được nguồn thu nhập tốt mỗi tháng. Bài viết này là chia sẻ từ bạn Nguyen Anh Ngoc, case study thành công khi bắt đầu là một newbie đúng nghĩa cho […]

The post Case Study Product Launch : từ $0 đến $600 mỗi tháng của Newbie appeared first on Kiemtiencenter.


Case Study Product Launch : từ $0 đến $600 mỗi tháng của Newbie posted first on https://kiemtiencenter.com

Top 4 khóa học làm website bằng WordPress dễ hiểu, dễ làm theo

Website là công cụ vô cùng quan trọng khi làm việc trên môi trường Internet. Dù cho mục đích của bạn là kiếm tiền online, kinh doanh, quảng bá thương hiệu … thì bắt buộc bạn phải đầu tư làm website không sớm thì muộn, & kỹ năng làm website là một trong những kiến […]

The post Top 4 khóa học làm website bằng WordPress dễ hiểu, dễ làm theo appeared first on Kiemtiencenter.


Top 4 khóa học làm website bằng WordPress dễ hiểu, dễ làm theo posted first on https://kiemtiencenter.com

Top 4 khóa học kinh doanh thương mại điện tử online giúp ra đơn hàng

Kinh doanh online thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây với những brand đình đám như: Shopee. Lazada. Sendo. Tiki. Những cái tên mà có thể bạn đã quá quen thuộc khi mà họ luôn đẩy mạnh truyền […]

The post Top 4 khóa học kinh doanh thương mại điện tử online giúp ra đơn hàng appeared first on Kiemtiencenter.


Top 4 khóa học kinh doanh thương mại điện tử online giúp ra đơn hàng posted first on https://kiemtiencenter.com

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

Analysing Vietnamese e-commerce during the Covid-19 epidemic: missed opportunities

Amid the complicated Covid-19 epidemic, e-commerce is thought to face a new opportunity to grow. However, after the first quarter, did Vietnamese e-commerce companies manage to take advantage of this opportunity?

E-commerce aggregator iPrice Group and analytics company SimilarWeb announced the latest Vietnamese Map ofE-Commerce for Quarter 1, 2020. The report analysing traffic statistics of the 50 leading e-commerce websites in Vietnam to answer this question.

Tiki is once again the 2nd most visited marketplace

The report reveals that local e-commerce marketplace Tiki has now returned to the top 2 of national marketplacesafter being behind Sendo for two quarters. After the first quarter, Tiki’s website received 23.99 million visits permonth, a slight decrease compared to Q4 / 2019.

The number of visits to the websites of Lazada Vietnam and Sendo in the first quarter respectively decreased by 7.3 million / month and 9.6 million / month compared to the previous quarter.

Number 1 nationwide is once again Shopee Vietnam with 43.16 million website visits / month. Shopee Vietnam also increased their web traffic by 5.2 million visits / month quarter-over-quarter. This marks the third consecutive quarter that Shopee Vietnam has experienced a growth in website traffic.

Thus, in this quarter, the major E-commerce marketplaces, except Shopee, saw their web traffic decreased by an average of 9% compared to the same period in 2019.

According to iPrice Group’s analysts, part of the reason is that during the Covid-19 epidemic, e-commerce marketplaces tend to restrict advertising and promotion activities, and instead start to promote livestreaming and games on their applications. The goal is to take advantage of the situation to increase customer engagement, and test new features.

Another major reason is that demands for online shopping during the epidemic keep changing quickly and unpredictably, causing problems for E-commerce businesses.

How E-commerce changes because of Covid-19

iPrice Group’s data shows that due to the impact of the Covid-19 epidemic, in this first quarter, there were some online product categories that suddenly became highly in-demand.

The most major one is the healthcare category. In February, online demands for facemasks and hand sanitizersincreased by 610% and 680% respectively compared to January, as recorded on iPrice.vn.

By March, when more consumers stay at home to avoid outbreaks, it was then the turn for online grocery to take the throne. Visits to online grocery retailer Bach Hoa Xanh’s website this quarter increased by 49% quarter-over-quarter.

Unfortunately, these categories were not previously the focus of Vietnam’s e-commerce market. Among the top 50 e-commerce websites in Vietnam, only two are specialized in online grocery, while 10 are mobile device retailers, 9 are electronics retailers, and 7 are fashion retailers.

In contrast, the product categories that are traditionally the “golden eggs” of Vietnamese e-commerce such as fashion and electronics, were affected negatively during this epidemic.

In the first 3 months of the year, fashion retail websites experienced an average decrease of 38% in traffic compared to the previous quarter.

Similarly, traffic to household electronics retail websites in February decreased by 17% compared to January. Luckily, by March, when people start looking for laptops, webcams, microphones, and monitors, etc. to work from home, this category has recovered.

Thus, after only the first 3 months of the year, Vietnamese E-commerce has experienced a lot of sudden changes due to the influence of Covid-19. This brings about both new opportunities and challenges for e-commerce businesses, requiring them to be quick to react and ready to change.

For example, some cosmetics online businesses now start selling facemasks and hand sanitizers. Results showed that traffic to these websites in the first quarter grew by an average of 32% quarter-over-quarter. Comparatively, for websites that sell solely cosmetics, the average increase is only 10%.

Meanwhile, the four major e-commerce marketplaces began to focus on promoting grocery and healthcare products quite late, way into March. Before that, they were still seen pushing for fashion, electronics, and cosmetics on theirhomepage and in their promotional campaigns.

These slow responses somewhat prevented e-commerce from taking full advantage of the opportunities brought byCovid-19.

However, after these marketplaces started to change their focuses according to the new demands of the market, by the end of the first quarter, their website traffic also started to grow again, showing signs of hope for Vietnamese E-commerce in the months to come.

About iPrice Group

iPrice Group is a meta-search website operating in seven countries across Southeast Asia namely in; MalaysiaSingaporeIndonesiaThailandPhilippinesVietnam, and Hong Kong. Currently, iPrice compares and catalogues more than 500 million products and receives close to 20 million monthly visits across the region. iPrice currently operates three business lines: price comparison for electronics and health & beauty; product discovery for fashion and home & living; and coupons across all verticals.

Source: iPrice

The post Analysing Vietnamese e-commerce during the Covid-19 epidemic: missed opportunities appeared first on Advertising Vietnam.


Analysing Vietnamese e-commerce during the Covid-19 epidemic: missed opportunities posted first on https://advertisingvietnam.com

Thương mại điện tử mùa dịch: thời cơ tốt nhưng không dễ nắm bắt

Giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử lại được dự đoán là có “cơ hội vàng” để phát triển. Tuy nhiên sau một quý đầu năm, các công ty TMĐT Việt Nam đã tận dụng cơ hội này ra sao?

Website tìm kiếm và so sánh giá iPrice Group cùng công ty đo lường SimilarWeb công bố Bản đồ Thương mại Điện tử Việt Nam Quý 1 năm 2020, thống kê lượng truy cập của top 50 website TMĐT hàng đầu Việt Nam.

Top sàn Thương mại Điện tử: Tiki trở lại hạng 2

Báo cáo của iPrice Group tiết lộ Tiki đã trở lại top 2 các sàn TMĐT Việt Nam sau hai quý bị Sendo qua mặt. Sau 3 tháng đầu năm, website của Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập / tháng, giảm nhẹ 500 nghìn lượt / tháng so với quý 4/2019 nhưng vẫn rất ổn định nếu so với hai đối thủ Lazada Việt Nam và Sendo.

Lượng truy cập vào website của Lazada Việt Nam và Sendo trong quý 1 lần lượt giảm 7,3 triệu lượt / tháng và 9,6 triệu lượt / tháng so với quý trước. Hai sàn này cũng lần lượt xếp sau Tiki.

Hạng 1 toàn quốc vẫn là Shopee Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập website / tháng. Shopee Việt Nam còn tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập website / tháng so với quý trước. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp Shopee Việt Nam đạt tăng trưởng về lượng truy cập website.

Lượng truy cập website của các sàn TMĐT từ Q1/2019 đến Q1/2020, nguồn: iPrice

Như vậy lượng truy cập vào website của các sàn TMĐT, trừ Shopee, trong quý này giảm trung bình 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo iPrice Group, một phần nguyên nhân là do trong mùa dịch, các sàn TMĐT tiết chế các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi mà thay vào đó, đẩy mạnh livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội. Mục đích là tận dụng lúc người dân ở nhà và có nhiều thời gian ngồi trước màn hình để tăng tương tác, tăng độ gắn kết với khách hàng, đồng thời thử nghiệm tính năng mới.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân nữa là nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong mùa dịch thay đổi liên tục và khó đoán trước.

Thương mại điện tử biến đổi vì dịch

Dữ liệu của iPrice Group cho thấy do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà quý 1 vừa qua có một số ngành hàng trực tuyến trở nên “nóng sốt”.

Hưởng lợi đầu tiên là ngành hàng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Trong tháng 2, nhu cầu tìm mua trực tuyến cho các sản phẩm khẩu trang và nước rửa tay khô lần lượt tăng đến 610% và 680% so với tháng 1.

Sang đến tháng 3, khi người tiêu dùng ở nhà tránh dịch nhiều hơn thì đến lượt ngành bách hóa trực tuyến lên ngôi. Lượng truy cập vào website của Bách Hóa Xanh quý này nhờ vậy đã tăng 49% so với quý 4/2019.

Éo le là các ngành này trước đó lại không phải là tâm điểm của thị trường TMĐT Việt Nam. Điển hình là trong top 50 website TMĐT Việt Nam chỉ có hai website chuyên doanh hàng tạp hóa là Bách Hóa Xanh và BigC, ít hơn nhiều so với 10 website ngành hàng di động và 7 website ngành hàng thời trang.

Ngược lại, chính các ngành trước đây là “gà đẻ trứng vàng” của TMĐT Việt Nam như thời trang và điện máy thì trong mùa dịch lại bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong 3 tháng đầu năm, các website ngành thời trang trong Bản đồ TMĐT Việt Nam bị sụt giảm trung bình 38% lượng truy cập so với quý trước.

Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành điện máy trong tháng 2 giảm 17% so với tháng 1. May mắn là sang tháng 3, thị trường xuất hiện nhu cầu mua laptop, webcam, microphone, màn hình… để phục vụ học tập và làm việc tại nhà nên ngành này đã hồi phục lại.

Như vậy, chỉ sau 3 tháng đầu năm, thị trường TMĐT đã trả qua nhiều biến chuyển do ảnh hưởng của Covid-19. Điều này vừa mang đến các cơ hội mới, vừa đặt ra thách thức cho các sàn và các website TMĐT, đòi hỏi họ phải nhanh nhạy và luôn sẵn sàng thay đổi.

Ví dụ như một số website bán hàng mỹ phẩm nay có bán thêm khẩu trang và nước rửa tay khô. Kết quả cho thấy lượng truy cập vào các website này trong quý 1/2020 tăng trung bình 32% so với quý 4/2019. Còn các website thuần bán mỹ phẩm thì chỉ tăng trung bình 10%.

Trong khi đó, bốn sàn TMĐT Việt Nam đến tháng 3 mới bắt đầu tập trung đẩy mạnh các mặt hàng bách hóa, chăm sóc sức khỏe phục vụ mùa dịch, còn trước đó thì vẫn là các ngành hàng thời trang, điện máy, mỹ phẩm chiếm vị trí chủ đạo trên trang chủ và trong các chiến dịch khuyến mãi.

Chỉ sau khi các sàn bắt đầu chuyển dịch mặt hàng theo các nhu cầu mới của thị trường thì đến cuối quý 1, lượng truy cập vào website của các sàn mới đồng loạt tăng trở lại, cho thấy những dấu hiệu khởi sắc cho TMĐT thời gian tới đây.

Giới thiệu đơn vị nghiên cứu:

iPrice là công cụ tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá, hiện đã có tại Vietnam và sáu quốc gia khác, bao gồm MalaysiaSingaporeIndonesiaThailandPhilippines và Hong Kong. iPrice thường xuyên cho ra đời các báo cáo và phân tích về chủ đề công nghệ, startups và thương mại điện tử.

Mọi nhu cầu cộng tác xin liên hệ: Đặng Đăng Trường – Senior Content Marketing Executive – dang.truong@ipricegroup.com

*Nguồn: iPrice

The post Thương mại điện tử mùa dịch: thời cơ tốt nhưng không dễ nắm bắt appeared first on Advertising Vietnam.


Thương mại điện tử mùa dịch: thời cơ tốt nhưng không dễ nắm bắt posted first on https://advertisingvietnam.com

9 ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại dành cho Marketer

Nếu bạn cảm thấy bất tiện với các phần mềm chỉnh sửa chuyên sâu và phức tạp, hãy tham khảo 9 ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí dưới đây để giúp bạn thao tác linh hoạt trên điện thoại và tiết kiệm thời gian.

Smartphone gần như đã trở thành “vật bất ly thân” với tất cả mọi người. Những bước tiến về mặt kỹ thuật đã khiến chiếc điện thoại trên tay bạn không chỉ có chức năng nghe gọi, lưu trữ dữ liệu mà còn có thể dùng để chỉnh sửa hình ảnh, video với chất lượng không thua kém so với thực hiện trên máy tính. 

Tại sao nên chỉnh video, hình ảnh trên điện thoại?

Nhu cầu về nội dung của người dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên vì đặc thù công việc, quá trình xử lý thường đòi hỏi rất nhiều thời gian và kỹ năng. 

Chính vì vậy, các marketer cần sở hữu ít nhất một công cụ chỉnh sửa hình, video trên smartphone để thuận tiện hơn trong công việc, đặc biệt là trong trường hợp không thể tiếp cận với máy tính. Với chiếc điện thoại trên tay, bạn có thể thỏa sức sáng tạo từ những cảm hứng tức thời, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 

Top 9 ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại năm 2020 dành cho Marketer

1. Ripl

Bắt đầu tạo video bằng ứng dụng Ripl, bạn chọn “Add photo” để tải ảnh lên từ thư viện điện thoại (tối đa 8 ảnh). Bạn có thể thêm văn bản, hiệu ứng animation khiến video sinh động hơn. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Ripl

Link download: iOS/Android

2. Unfold

Với hơn 200 mẫu và phông chữ ấn tượng, kết hợp với công cụ chỉnh sửa nâng cao của Unfold, Marketer có thể thỏa sức sáng tạo Stories để chia sẻ những câu chuyện thương hiệu trên Facebook hoặc Instagram. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Unfold

Link download: iOS/Android

3. Adobe Spark Post

Adobe Spark Post cho phép người dùng tạo video từ thư viện hình ảnh và minh họa miễn phí của Adobe Stock, giúp tiết kiệm thời gian với các filter, biểu tượng được thiết kế sẵn. Ngoài ra, ứng dụng còn có chức năng tự đồng bộ hóa trên thiết bị di động và máy tính để bàn. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Adobe Spark Post

Link download: iOS/Android

4. Boomerang

Ứng dụng này không còn xa lạ gì đối với người dùng Instagram. Các video Boomerang có thời lượng ngắn, lặp đi lặp lại một hành động nào đó khiến khoảnh khắc này thêm phần thú vị. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Boomerang

Link download: iOS/Android

5. Videoshop

Videoshop là ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại tích hợp rất nhiều chức năng nổi bật như: cắt ghép, chèn văn bản, nhạc nền, bộ lọc, hiệu ứng chuyển cảnh cũng như các chế độ slow motion, fast motion và stop motion (hoạt hình tĩnh vật)…

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Videoshop

Link download: iOS/Android

6. Mojo

Thêm một ứng dụng nữa chuyên để biên tập nội dung Stories Instagram. Mojo cung cấp hơn 100 mẫu và phông chữ ấn tượng giúp Marketer có thêm nhiều chất liệu để sáng tạo câu chuyện. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Mojo

Link download: iOS

7. Adobe Photoshop Mix

Với Adobe Photoshop Mix, bạn có thể tạo và chia sẻ những thiết kế trên nhiều layer chỉ trong vài phút, đồng thời nâng cao chất lượng hình ảnh, video, tác phẩm nghệ thuật và hơn thế nữa.

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Adobe Photoshop Mix

Link download: iOS/Android

8. Quik

Quik cho phép người dùng tải hình ảnh và video lên cùng lúc, sau đó tùy chỉnh câu chuyện bằng văn bản, âm nhạc và đồ họa được thiết kế sẵn theo nhiều chủ đề khác nhau.

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Quik

Link download:  iOS/Android

9. Plotaverse

Với Plotaverse, bạn có thể biến một bức ảnh trở thành ảnh động ở mức độ chuyên nghiệp bằng cách zoom và điều chỉnh các đường truyền chuyển động. 

Ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại – Plotaverse

Link download: iOS/Android

Sau khi lựa chọn một vài ứng dụng chỉnh sửa video mà bạn tâm đắc, đừng quên chuẩn bị một bản tóm tắt kế hoạch nội dung. Những mẫu câu hỏi trong bản tóm tắt sẽ giúp bạn sắp xếp ý tưởng, thông điệp và mục tiêu trước khi thực hiện một sản phẩm quảng cáo. 

Download bản tóm tắt tại đây

Những cách tối ưu hóa quảng cáo trên thiết bị di động

Ưu tiên hàng đầu

  • Thêm logo thương hiệu 
  • Sử dụng một thông điệp duy nhất
  • CTA kêu gọi hành động mạnh mẽ

Thêm hiệu ứng chuyển động

  • Chữ chuyển động
  • Hình động đơn giản

Tối ưu hóa video trên thiết bị di động

  • Thu hút sự chú ý của người xem trong 3 giây đầu tiên
  • Giữ thời lượng video dưới 15 giây
  • Thiết kế để người xem có thể tắt âm thanh tuỳ ý
  • Quay theo dọc hoặc khung vuông

Ngọc Anh / Advertising Việt Nam

Tổng hợp

The post 9 ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại dành cho Marketer appeared first on Advertising Vietnam.


9 ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí trên điện thoại dành cho Marketer posted first on https://advertisingvietnam.com

Chiếc bánh bột lọc và giấc mơ nâng tầm ẩm thực Việt của ông chủ Ẩm thực nhà Bu

Do nhiều cơ duyên khác nhau, Nguyễn Duy Vĩ đã chọn bánh bột lọc xứ Huế để bắt đầu hành trình nâng tầm ẩm thực truyền thống Việt của mình. Và để món bánh này có vị thế sánh ngang dimsum trong tương lai, Founder Ẩm thực Nhà Bu đã có vài cải tiến đáng kể để xứng với định vị ẩm thực truyền thống cao cấp.

Một banner quảng cáo đầy sáng tạo của Ẩm thực Nhà Bu trên Fanpage.

Với Nguyễn Duy Vĩ, khởi nghiệp cùng Ẩm thực Nhà Bu chính là “chuyện gì đến phải đến”. Sau rất nhiều năm lăn lộn trong giới marketing tại TP. HCM, cũng như góp phần xây dựng rất nhiều thương hiệu nổi bật như Lingo hay Tugo, đã đến lúc anh phải tự xây cái gì đó cho bản thân mình.

Sau thời gian dài quan sát và nghiên cứu, anh cảm thấy thị trường ẩm thực truyền thống Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa ai khai thác. Trong khi bản thân anh đã có sẵn sản phẩm tốt là món bánh lọc gia truyền cùng kinh nghiệm phong phú trong việc xây dựng thương hiệu bán lẻ, vậy tại sao lại không là người tiên phong phát triển thị trường đó?

Thị trường ẩm thực truyền thống tại Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ

Trong lúc đi tư vấn các chiến lược sale – marketing hay xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, tôi đã gặp không ít chuyện cười ra nước mắt. Dường như, 95% doanh nghiệp Việt không quan tâm lắm đến chuyện làm thương hiệu, dù bài học về chiếc mũ cói 9 triệu của Gucci đắt như tôm tươi trong khi chiếc mũ cái Việt mấy chục nghìn không ai mua, vẫn được người ta nói ra rả hàng ngày.

Với các doanh nghiệp Việt, họ thà chọn là người ‘vô danh’ nhưng thu lại được doanh số – lợi nhuận ít nhưng tức thời, hơn là bỏ nhiều tiền ra làm thương hiệu rồi đợi vài năm mới thu lại được doanh số – lợi nhuận khủng“, anh Nguyễn Duy Vĩ nhận định.

Và không chỉ doanh nghiệp Việt mà người Việt Nam nói chung đều thế. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều món ăn truyền thống ngon miệng, hấp dẫn và rất tốt cho sức khỏe, nhưng chưa món ăn nào nổi tiếng và thương hiệu có độ lan tỏa mạnh mẽ như món dimsum của người Hoa.

Anh Nguyễn Duy Vĩ – Founder và CEO thương hiệu Ẩm thực Nhà Bu.

“Với tôi, thật ra dimsum cũng chẳng khác gì bánh lọc Việt Nam, cũng chỉ có vài loại vỏ bánh và thay bằng các loại nhân khác nhau mà thôi. Nhưng, do người Hoa làm PR – marketing cho nó quá tốt, đã biến nó trở thành một món ăn hằng ngày và được cả thế giới ưa chuộng. Hiện tại, các nhà hàng dimsum mọc lên rất nhiều ở các thành phố lớn nổi tiếng thế giới.

Theo quan điểm của tôi, ẩm thực Việt – cụ thể như món bánh lọc, có thể có vị thế như dimsum nếu được đầu tư làm thương hiệu đúng đắn”, Founder Ẩm thực Nhà Bu khẳng định.

Nhưng, theo anh, trước khi chinh phục thế giới, thì bánh lọc của Ẩm thực Nhà Bu phải chinh phục được giới ẩm thực trong nước. Sau khi Món Huế sập tiệm, thì dường như tại Việt Nam, không có bất cứ thương hiệu ẩm thực truyền thống nào đáng được nhắc đến.

“Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam trong năm 2019 có thể chạm mốc 200 tỉ USD, tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018 và mảng ẩm thực truyền thống gần như nằm ngoài cuộc chơi. Nên mục tiêu đầu tiên của Ẩm thực Nhà Bu là muốn có mặt trên ‘bản đồ’ này cũng như cố gắng chiếm khoảng 1% thị phần”, anh Nguyễn Duy Vĩ nêu mục tiêu ngắn hạn.

Khởi đầu bất lợi nhưng vẫn rất lạc quan về tương lai

Về Ẩm thực Nhà Bu, theo anh Nguyễn Duy Vĩ dù đã có 7 năm tuổi đời nhưng phải năm ngoái thì anh mới quyết định tập trung nuôi nấng cũng như chăm bẵm thương hiệu này.

Thật ra, nếu nhìn kỹ, bánh lọc của Ẩm thực Nhà Bu không hề giống bánh lọc truyền thống Huế. Thường bánh lọc truyền thống Huế chỉ có tôm và thịt, không có nấm mèo. “Gia đình tôi trước đây làm quan 3 đời nhà Nguyễn, món bánh này được bà nội tôi dạy lại cho mẹ tôi làm và mẹ tôi dạy lại cho tôi. Dĩ nhiên nó vẫn không phải là món chính gốc của Huế nhưng theo quan điểm của tôi, đây là một biến tấu thú vị của một món kinh điển trong ẩm thực truyền thống Việt.

Cách đây 7 năm, tôi đã ra mắt thương hiệu Ẩm thực Nhà Bu nhưng là để bán cho vui vì thấy loại bánh lọc theo kiểu tôm – thịt – nấm mèo của nhà mình ngon nhưng không thấy ai tại TP. HCM bán. Lúc đó, bánh lọc được mẹ làm hoàn toàn bằng thủ công, nên tất nhiên chất lượng không đồng nhất cũng như hình thức không được đẹp như bây giờ“, anh Nguyễn Duy Vĩ kể.

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, sau khi nảy ra ý định làm lớn với Ẩm thực Nhà Bu, anh mới đi kêu gọi vốn cũng như tìm nguồn nguyên vật liệu máy móc – nhà xưởng. Năm 2019, cuối cùng anh cũng khai trương được một nhà xưởng chuyên làm chả và bánh lọc một cách tươm tất, trị giá đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Do đây là lĩnh vực ít người quan tâm, nên anh Nguyễn Duy Vĩ cũng khá vất vả trong việc “set-up” nhà xưởng. Vì không ai bán sẵn máy nhào bột lọc mà chỉ có máu nhào bột mì hay nếp, nên anh đành phải tự đi đặt hàng.

2 mặt hàng kinh doanh chính của Ẩm thực Nhà Bu ở thời điểm hiện tại.

“Có thể nói, bánh lọc của Ẩm thực Nhà Bu được làm bán tự động. Phần nhào bột lần 1, cán và cắt bột cũng như hấp bánh là máy lo, 8 nhân công trong xưởng sẽ lo phần nhào bột lần 2 và gói bánh. Mẹ tôi vẫn là người phụ trách chính việc nêm nếm cho phần nhân bánh, nên có thể xem như chúng tôi có bí quyết gia truyền.

Trước khi khai trương xưởng, chúng tôi đã kiếm được khoảng 6 đến 7 đại lý, nhưng do đại dịch Covid-19, khoảng 60% đại lý đã hứa hẹn với chúng tôi khất hợp tác sang lúc hết dịch. Thành ra, hiện tại chúng tôi chỉ có thể sản xuất được khoảng 1.200 cái/ngày, trong khi nhu cầu của thị trường vào khoảng 10.000 đến 15.000 cái/ngày và nhà xưởng vẫn chưa hoạt động hết công suất. Với sản lượng đó, chúng tôi vẫn đang lỗ”, Founder Ẩm thực Nhà Bu cho biết.

Hiện tại, ngoài cung cấp cho các đại lý, Ẩm thực Nhà Bu có bán lẻ trên Now. Tuy nhiên, mục tiêu chính của startup này vẫn là bán xỉ cho hệ thống đại lý mà họ sẽ phát triển khắp cả nước trong tương lai.

Giấc mơ chinh phục thế giới

Như đã nói ở trên, mục tiêu cuối cùng của anh Nguyễn Duy Vĩ chính là biến bánh lọc trở thành một món ăn phổ biến hàng ngày tại Việt Nam và cả thế giới như dimsum, tức là người ta muốn ăn bánh lọc cả buổi sáng – trưa – chiều – tối chứ không chỉ ăn chơi như hiện tại. Mà muốn thế, anh phải nâng tầm bánh lọc lên và gia giảm nó theo nhu cầu của người tiêu dùng.

“Con người hiện đại ngày càng sợ béo phì và quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn, nên họ thường hạn chế ăn tinh bột. Do đó, tôi đã gia bớt lượng bột lại, thêm tôm và thịt to hơn – nhiều hơn bình thường. Nếu bánh lọc theo kiểu truyền thống khoảng 60% bột – 40% nhân, thì bánh lọc của Ẩm thực Nhà Bu khoảng 20% bột – 80% nhân. Con tôm và miếng thịt của chúng tôi cũng chất lượng hơn tất cả những phần còn lại.

Ngoài ra, thay vì bán kèm với nước mắm công nghiệp pha sẵn, chúng tôi sử dụng nước mắm ruốc nguyên chất. Lúc đầu, không ít người tỏ vẻ không thích mùi nước mắm ruốc, nhưng không ít người càng ăn càng nghiện. Với nguyên liệu và chất lượng loại 1, bánh của Ẩm thực Nhà Bu đang bán với giá mắc nhất thị trường – khoảng 7.000 đồng/cái. Tức là nó đã thoát mác món ăn dân giã để trở thành món ăn cao cấp trên thị trường ẩm thực”, anh Nguyễn Duy Vĩ miêu tả.

Đã có không ít tranh cãi về tính truyền thống của bánh lọc thương hiệu Ẩm thực Nhà Bu, nhưng doanh nhân 8x này cho rằng, về bản chất thì sản phẩm của họ vẫn đủ cấu phần của chiếc bánh truyền thống chỉ là điều chỉnh chút thành phần mà thôi. Thêm nữa, quan trọng là sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu đương đại, nếu sản phẩm vẫn cố giữ theo đúng ‘khuôn vàng, thước ngọc’ như cách đây mấy trăm năm nhưng không được người tiêu dùng ưa chuộng, cũng vô dụng!

Món bánh lọc đã được biến tấu của Ẩm thực Nhà Bu.

Trong tương lai, để có thể nâng độ phổ biến của bánh lọc lên như dimsum, anh sẽ nghiên cứu để sáng tạo thêm nhiều loại nhân cho bánh lọc: ví dụ như nhân chay, nhân rau củ… Sau khi đã hoàn thiện món bánh bột lọc, anh có thể sản xuất hàng loạt thêm các loại bánh miền Trung khác như bánh ram – ít, xèo, bèo…

Đi kèm với chiến lược mở rộng sản phẩm, anh cũng đã có sẵn chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Nếu bỏ ngăn đông, bánh lọc có thể được bảo quản tốt trong khoảng 2 tháng. Do đó, hiện tại, bánh lọc thương hiệu Ẩm thực Nhà Bu đã theo đường tiểu ngạch sang châu Âu và Mỹ. Vì theo đường tiểu ngạch, nên sản phẩm của Ẩm thực Nhà Bu chưa phải đi qua các tiêu chuẩn chất lượng – vệ sinh khắt khe ở những thị trường này, tuy nhiên mọi chuyện cũng chẳng dễ dàng.

Ví dụ, Hải quan Úc không chấp nhận sản phẩm tươi sống bọc lá chuối, nên Ẩm thực Nhà Bu đành phải không gói lá khi muốn đưa bánh qua thị trường này; hay nếu muốn đi Mỹ, bánh lọc của họ không được phép có thịt heo.

“Theo quan sát của tôi, thì thị trường cho bánh lọc của Ẩm thực Nhà Bu nói riêng và bánh truyền thống Việt Nam nói chung khá lớn. Tôi từng mang khoảng vài chục kg bánh lọc sang Singapore và bán sạch ‘trong vài nốt nhạc’, với mức giá khoảng 170 ngàn/10 cái.

Khách hàng chủ yếu của bánh truyền thống Việt ở nước ngoài sẽ là người Việt và người gốc Hoa, chúng ta có thể mở những nhà hàng bánh Việt các khu phố của người Việt hoặc China Town, sẽ rất phù hợp. Còn nếu xuất khẩu bánh lọc số lượng lớn đi Mỹ khó quá, chúng tôi có thể mở hẳn nhà xưởng ở bên đó”, Founder nêu mục tiêu tương lai xa cho Ẩm thực Nhà Bu.

Thêm nữa, chuyên gia xây dựng thương hiệu này không hề sợ người ta học theo hay cạnh tranh. Anh rất hoan nghênh các đối thủ tham gia cuộc chơi, vì theo quan điểm của anh, một thị trường muốn lớn nhanh thì phải có nhiều tay chơi. Thay vì vất vả phát triển và xây dựng thị trường một mình, có nhiều người cùng làm vẫn hay hơn. Dù sao thì anh vẫn thích một miếng nhỏ trong chiếc bánh to hơn là một miếng to của chiếc bánh nhỏ!

*Nguồn: Quỳnh Như Cafebiz

The post Chiếc bánh bột lọc và giấc mơ nâng tầm ẩm thực Việt của ông chủ Ẩm thực nhà Bu appeared first on Advertising Vietnam.


Chiếc bánh bột lọc và giấc mơ nâng tầm ẩm thực Việt của ông chủ Ẩm thực nhà Bu posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Visual Design là gì? 4 Nguyên tắc nhất định phải biết để trở thành Visual Designer

Visual Design là một khái niệm ít được sử dụng trong đối thoại hàng ngày nhưng lại quen thuộc trong ngành thiết kế. Vậy Visual Design là gì? Để trở thành Visual Designer thì cần nắm được những nguyên tắc gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

I. Visual Design là gì?

Visual design (thiết kế trực quan) là loại hình thiết kế tập trung vào trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác của sản phẩm đối với người xem.

II. 4 Nguyên tắc Visual Designer nhất định phải biết

Nguyên tắc 1: Trở về với điều cơ bản – con chữ

Nhìn vào typography của designer, bạn sẽ có thể đánh giá được nhiều thứ về họ, từ tư duy đến kỹ năng. Đó là bởi những con chữ chính là yếu tố cơ bản của design.

Bạn có thể tạo ra một thiết kế chỉ với những con chữ. Bạn cũng có thể tạo ra một sản phẩm design lấy những con chữ làm chủ thể. Để khiến typography trở nên đẹp mắt hơn, chúng ta nên bắt đầu lại từ những thứ cơ bản nhất.

Bạn cần phải biết về những thuật ngữ (tiếng Anh) quan trọng đối với con chữ như “tracking”, “kerning” hay “leading”. Nếu không thì rất khó để có thể hiểu khi đọc thêm các tài liệu về typography. Tiếp theo, để áp dụng typography vào website một cách thông minh, hợp lý hơn, bạn có thể tham khảo bài viết: 10 tips về typography trong thiết kế website.

Cuối cùng, hãy học cách phối hợp font trong thiết kế. Khả năng tuyệt vời này có thể khiến website của bạn mang lại ấn tượng sâu sắc cho người xem. Lựa chọn font chữ thì bạn có thể tham khảo bài viết này còn cách kết hợp chúng thì bạn có thể ghé bài viết này nhé!

Nguyên tắc 2: Sử dụng khoảng trống (trắng) để tạo ra sự cân bằng

Không gian âm – khoảng trắng (negative space) là một phần của thiết kế và việc sử dụng nó hợp lý sẽ dẫn dắt người xem xuyên suốt thiết kế, đồng thời cũng tạo khoảng nghỉ cho mắt người xem. Nó là yếu tố then chốt trong việc định hướng thị giác, cũng như hình thành nên sự liên kết giữa các phần tử trong design.

Bạn có thể ghé thăm các website như BehanceDribbble để lấy nguồn cảm hứng giãn cách các phần tử thế nào cho phải. Nhưng bạn cũng nên phát triển quan điểm và trực giác của riêng mình để tạo ra sự hài hòa, cân bằng trong thiết kế.

Nguyên tắc 3: Sử dụng kích thước để phân cấp, định hướng thị giác

Khi nói đến Thiết kế trực quan, kích thước là yếu tố quan trọng nhất. Bằng việc sử dụng kích thước để truyền tải quan hệ trực quan giữa các phần tử, bạn sẽ xây dựng được flow của thiết kế.

Kích thước là một trong những lý do khiến grid (lưới) trong thiết kế trở nên hữu dụng. Sử dụng grid sẽ giúp bạn xác định được kích thước của phần tử, qua đó truyền tải được sự quan trọng của phần tử đó.

Khi đã xác định được kích thước của một phần tử rồi, hãy giữ kích thước của phần tử đó xuyên suốt trong các thiết kế của cùng dự án. “In Design, Consistency is king” – Trong thiết kế, sự nhất quán là Vua.

Nguyên tắc 4: Sử dụng màu sắc để truyền tải thông điệp

Có lẽ không cần bàn cãi nhiều, màu sắc đóng vai trò cực quan trọng trong thiết kế. Chúng truyền tải ý nghĩa, tạo sự cộng hưởng mang tính cảm xúc, và mang sự thống nhất đến cho sản phẩm thiết kế.

– Xác định mục đích của thiết kế trước khi chọn color palette (bảng màu). Một thiết kế tốt luôn sử dụng bảng màu phù hợp và “có chủ ý” nhất.

– Xác định đối tượng nghe nhìn của sản phẩm thiết kế. Con người nhận thức màu sắc theo cách khác nhau. Hay nói cách khác, màu sắc có ảnh hưởng khác nhau đến con người dựa trên cá tính, văn hóa và trải nghiệm của người đó.

– Khi lựa chọn bảng màu, sự đơn giản chính là chìa khóa thành công. Hãy chọn một màu nền trung tính. Sau đó chọn một màu chính và một màu phụ cho thiết kế. Cuối cùng là chọn màu sắc để mô tả các trạng thái thành công/ lỗi của website/ ứng dụng.

Phim ảnh và các show có thể là một nguồn cảm hứng tuyệt vời để bạn tạo ra các bảng màu. Hãy dành thời gian để phân tích bảng màu có trong các bức ảnh, tạp chí, cảnh đẹp xung quanh bạn. Sau đó chọn một thiết kế có sẵn của bạn và áp dụng bảng màu mới đó. Hãy quan sát xem bảng màu mới thay đổi tâm trạng, cung bậc của thiết kế mới như thế nào nhé!

TẠM KẾT

Trên đây là một số nguyên tắc hữu ích khi bạn muốn trở thành Visual Designer – một nghề có tiềm năng lớn trong tương lai. Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để trang bị được kiến thức, kỹ năng nền tảng khi bước vào ngành thì có thể tìm hiểu khóa học Thiết kế chuyên sâu và khóa học UI-UX của ColorME nhé. Hành trang được trang bị vững chắc đó!

*Nguồn: ColorMe

The post Visual Design là gì? 4 Nguyên tắc nhất định phải biết để trở thành Visual Designer appeared first on Advertising Vietnam.


Visual Design là gì? 4 Nguyên tắc nhất định phải biết để trở thành Visual Designer posted first on https://advertisingvietnam.com