Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Đàm thoại thông minh CSA và Việt Nam thời đại số

Uniphore, công ty công nghệ tự động hóa đàm thoại hàng đầu đang xúc tiến mạnh tại thị trường Việt Nam.

Ông Ravi Saraogi, đồng sáng lập và chủ tịch Uniphore Châu Á Thái Bình Dương

Ông Ravi Saraogi, đồng sáng lập và chủ tịch Uniphore Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: “Việt Nam sẽ là thị trường quan trọng nhất cho Uniphore ở khu vực Đông Nam Á với doanh thu tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian gần đây và có tiềm năng phát triển rộng mở trong những năm tới.”

Theo ông Ravi, Uniphore có 2 thị trường chính là khu vực Châu Á và Bắc Mỹ, trong đó khu vực Châu Á chiếm gần 50% doanh thu Uniphore toàn cầu, bao gồm 6 thị trường chủ đạo là Singapore, Việt Nam, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia và Philippines. Chỉ riêng thị trường Việt Nam đã đóng góp hơn 20% tổng doanh thu khu vực Châu Á với tỉ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc và trở thành thị trường chủ đạo của Uniphore chỉ sau gần 2 năm có mặt tại thị trường này.

Một trong những nguyên nhân thị trường Việt Nam trở nên thu hút đến vậy là nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Từ năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn nằm trong top đầu thế giới và giữ vững mức tăng trưởng bình quân 6.5% trong suốt thập niên vừa qua. Tuy nền kinh tế đang đứng hạng 6 tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trên đà soán ngôi Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 Đông Nam Á vào năm 2030.

Dù nền kinh tế phát triển nhanh chóng đã mở đường cho khối trung lưu, Việt Nam vẫn có nguy cơ dính bẫy thu nhập trung bình. Các chuyên gia cho biết để tránh việc rơi vào bẫy thu nhập, Việt Nam cần phải giữ vững mức tăng trưởng 7 – 7.5% trong suốt thập niên 2021 – 2030. Nền kinh tế số hóa là bước chuyển tiếp cần thiết cho mức tăng trưởng này và dĩ nhiên các công nghệ đi kèm cũng không thể tách rời.

Công nghệ đã và đang định hình thị trường tiêu dùng tại Việt Nam khi mà tỉ lệ người dùng smartphone sẽ đạt 95% trong năm 2030. Công nghệ đóng vai trò tiên phong trong quyết định mua sắm cũng như dự đoán nhu cầu người tiêu dùng. Công nghệ cũng đóng góp xây dựng nội tại cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận, kết nối và thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng.

Uniphore đã mở văn phòng Việt Nam vào năm 2018 với các giải pháp tự động hóa đàm thoại với nền tảng AI (trí thông minh nhân tạo) gồm 3 sản phẩm công nghệ hàng đầu là “auMina” – công nghệ tự động hóa đàm thoại và phân tích dữ liệu, “akeira” – trợ lý đàm thoại ảo và “amVoice” – công nghệ giảm thiểu rủi ro từ con người với nhận diện sinh trắc học giọng nói.

Công nghệ tự động hóa đàm thoại CSA đã được chứng thực khả năng cải thiện tương tác với khách hàng cùng với nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Sản phẩm của Uniphore phù hợp cho các doanh nghiệp trải dài nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ đặt xe và vận chuyển, viễn thông, hàng không, bán lẻ và các sản phẩm tiêu dùng FMCG. Trong đó, khách hàng ở các mảng ngân hàng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm và du lịch sử dụng sản phẩm của Uniphore nhiều nhất.

Riêng thị trường Việt Nam, Uniphore đang hợp tác với một số tập đoàn lớn như FE Credit, “Chúng tôi phát triển và liên tục hoàn thiện công nghệ của mình để thấu hiểu và giao tiếp bằng tiếng Việt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống AI với độ chính xác cao cần có lượng dữ liệu lớn và phù hợp. Uniphore đã kết hợp lượng lớn dữ liệu đa kênh thông qua quá trình làm việc cùng khách hàng, và sau 2 năm, chúng tôi tự hào có được hệ thống nhận diện tiếng Việt với độ chính xác cao cùng AI được phát triển thông qua xử lý hàng ngàn giờ đàm thoại.

Ông Ravi cũng chia sẻ: “Ở thời điểm hiện tại, không có công ty nào trên thị trường có thể cung cấp mức độ nhận diện ngôn ngữ chính xác cao như vậy. Ngoài lợi thế thấu hiểu thị trường Việt Nam, Uniphore có thể triển khai hệ thống nhanh chóng và mang lại hiệu quả tức thì cho khách hàng.

Ngoài việc giải quyết rào cản ngôn ngữ, Uniphore cũng tập trung phát triển sản phẩm thân thiện và tiện dụng cho người dùng. Uniphore dễ dàng triển khai hệ thống cho các trung tâm chăm sóc khách hàng thông qua việc truy cập dữ liệu âm thanh và không yêu cầu nền tảng công nghệ phức tạp từ khách hàng. Nhờ vào hệ thống trả phí theo hình thức đăng ký dựa trên tổng số nhân viên sử dụng và lượng file âm thanh cần xử lý, khách hàng không cần trả tiền bản quyền để bắt đầu sử dụng. Do đó, khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng sử dụng hệ thống đàm thoại CSA để cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng và cắt giảm chi phí thừa.

Hơn thế nữa, Uniphore đã phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo mật thông minh để bảo mật dữ liệu và phòng chống các lỗi sai sót. Ông Ravi chia sẻ sản phẩm của Uniphore có tính bảo mật cao theo tiêu chuẩn PCI DSS: “Sản phẩm của Uniphore có thể dễ dàng kết nối với hệ thống CRM và các hệ thống tài chính của ngân hàng mà không thay đổi dữ liệu gốc”.

Nhờ vào các lợi thế sẵn có, Uniphore đã thiết lập vị thế vững vàng tại thị trường Việt Nam. Uniphore chia sẻ rằng mình đã lường trước những khó khăn trong tương lai từ các đối thủ cạnh tranh mới và sẽ liên tục cải tiến sản phẩm để giữ vững vị thế tiên phong.

Tháng 8 năm 2019, Uniphore gọi vốn thành công 51 triệu đô la trong vòng gọi vốn Series C với mức tăng trưởng 300% vào năm ngoái.

*Nguồn: Thanh Vân / Uniphore

The post Đàm thoại thông minh CSA và Việt Nam thời đại số appeared first on Advertising Vietnam.


Đàm thoại thông minh CSA và Việt Nam thời đại số posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét