Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Mark Read – CEO WPP: “Coronavirus không phải là thử thách sống còn”

Ông Mark Read – CEO WPP vừa có bài chia sẻ dành cho các công ty quảng cáo về cách ứng biến với đại dịch Covid và cho cả giai đoạn sau này, đó chính là thúc đẩy công việc nhanh gọn và linh hoạt hơn.

agency quảng cáo lớn nhất thế giới, WPP không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid gây ra. Cụ thể, doanh thu của WPP giảm -3,3% trong quý đầu tiên của năm 2020 và tiếp tục giảm xuống -7,9% trong tháng 3. Trước tình hình này, tập đoàn buộc phải thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí quyết liệt trong những tháng gần đây, bao gồm cắt giảm lương tự nguyện của hơn 3.000 nhân viên, còn số lần cắt giảm nhân sự vĩnh viễn vẫn chưa được tiết lộ. Mặc dù luôn chủ trương “lạc quan về tương lai của doanh nghiệp”, CEO Mark Read vẫn lo lắng liệu rằng chi tiêu quảng cáo có thể phục hồi hoàn toàn sau trận đại dịch này hay không.

Tuy nhiên, ông cũng phát hiện các phòng ban khác của công ty – chẳng hạn như PR – lại nhận được sự quan tâm lớn từ rong thời điểm nhạy cảm này.

Phát biểu tại sự kiện Advertising Week JAPAC (ngày 9/6), ông Read nhận định quảng cáo  là “chú ngỗng vàng” của công ty nhưng các dịch vụ khác do nó cung cấp lại có cơ hội tương thích với khách hàng hơn trong đại dịch, có nghĩa rằng COVID-19 “không phải là một thách thức sống còn đối với chúng tôi”.

“Mảng PR đang tiến đến các chương trình nghị sự (agenda). Chúng tôi đang suy nghĩ về cách các công ty có thể giúp các nhóm dễ bị tổn thương (vulnerable groups – nhóm người có vị thế về chính trị, kinh tế hoặc xã hội thấp khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên) có thể tự do mua sắm, hoặc giải quyết nhu cầu của người tiêu dùng bằng danh mục sản phẩm của mình trong giai đoạn khó khăn này.”

3 giai đoạn của đại dịch Covid mà các công ty quảng cáo phải đối mặt

Mark Read – CEO WPP

Mark Read cho rằng thế giới không thể nhanh chóng hồi phục theo mô hình chữ V – mà đó là cả một quá trình khôi phục dần dần. Ông nhận thấy đại dịch COVID-19 được chia ra làm ba giai đoạn như sau: phản ứng, phục hồiđổi mới.

Giai đoạn phản ứng: khi đối phó với khủng hoảng, chúng ta sẽ phải nói gì với mọi người.

Giai đoạn phục hồi: hầu hết các nước trên thế giới bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi khi số lượng nhiễm Coronavirus giảm dần. Chúng ta nên suy nghĩ về tốc độ khôi phục nền kinh tế nhanh như thế nào, làm sao để quay trở lại thị trường và kết nối với người tiêu dùng.

Giai đoạn đổi mới: chúng ta sẽ thay đổi cơ cấu doanh nghiệp của mình ra sao và phản ứng như thế nào với hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi trong 8-10 tuần chống đại dịch vừa qua. Chúng ta sẽ định hình lại các tòa nhà, đường cao tốc, trường đại học, dịch vụ tài chính. Chúng ta sẽ phải tự hỏi bản thân về cách vận hành doanh nghiệp và nên đặt các khoản đầu tư của mình ở đâu trong bối cảnh xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay.

Xu hướng làm việc linh hoạt và nhanh gọn hơn

Với tư cách là người đứng đầu WPP, Mark Read mong muốn đưa thực tiễn công việc đã đạt được trong vài tuần qua – mọi việc được xử lý nhanh hơn, linh hoạt hơn và chất lượng sáng tạo cũng cao hơn – vào DNA của công ty.

“Khi tôi trò chuyện với các CMO, họ nói rằng “chúng ta đừng đánh mất cách làm việc trong vài tuần qua ở tương lai”” – Mark Read chia sẻ. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp thực sự thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng trong thời Covid. Họ đã cố gắng đẩy mạnh những công việc sáng tạo ngắn gọn và nhanh nhẹn hơn nhưng cũng không kém phần độc đáo.

Khi quay lại với công việc sau một kỳ nghỉ “bất đắc dĩ”, Mark Read nói rằng nhân viên WPP đã bị chia rẽ. “Văn phòng của chúng tôi đã vơi đi ít nhiều nhân sự so với trước đây. Rào cản lớn nhất khi quyết định cho mọi người làm việc tại nhà là các quản lý không tin tưởng mọi người có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bây giờ, tất cả quản lý cấp cao đã được gửi đi tham gia một khóa học ngắn về phương pháp làm việc tại nhà, và nó thực sự phát huy hiệu quả. Trong tương lai, WPP sẽ thiết kế các văn phòng nhỏ hơn một chút, nhưng hy vọng chúng tôi sẽ không mất đi sự nhanh nhẹn đã đạt được trong vài tuần qua.”

Ở nhiều nơi trên thế giới, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy “sự gia tăng mạnh mẽ của các xu hướng”, chẳng hạn như các trang web thương mại điện tử hoặc các lớp tập thể dục trực tuyến. Thay vì hướng dẫn một lớp học gồm 10 người, mỗi người trả 20 bảng, bạn có thể dạy một lớp online 1000 người, mỗi người trả 5 bảng, khi đó kinh tế học có thể ứng dụng hiệu quả theo những cách khác nhau.

CEO của WPP cũng nói thêm rằng: “Người tiêu dùng ngày càng sẵn lòng chi trả cho những sản phẩm kỹ thuật số. Các thương hiệu kiếm tiền nhờ phương thức đăng ký sử dụng/thuê bao sẽ phát triển mạnh nhất”. Họ không chỉ thúc đẩy các dịch vụ đăng ký kỹ thuật số mà còn đầu tư vào nội dung và sản phẩm. “Một trong những thách thức của free media (bao gồm phương tiện truyền thông xã hội và truyền thống) đó là – nếu sản phẩm của bạn không thực sự tốt, mọi người sẽ không sẵn lòng trả tiền cho nó nữa” – ông nói thêm.

Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Theo Campaignasia

The post Mark Read – CEO WPP: “Coronavirus không phải là thử thách sống còn” appeared first on Advertising Vietnam.


Mark Read – CEO WPP: “Coronavirus không phải là thử thách sống còn” posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét