Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Vì sao Netflix có thể thành công ở Việt Nam?

Chất lượng hình ảnh đẹp, trải nghiệm tốt đi kèm với mức thuê bao chấp nhận được đang khiến Netflix thật sự trở thành ứng dụng giải trí yêu thích của nhiều người Việt trẻ.

Vào Việt Nam đầu năm 2016, Netflix được đánh giá là khó thành công vì những hạn chế tại thời điểm đó như không có phụ đề tiếng Việt, ít chương trình phù hợp với người Việt,…. Tuy nhiên cùng với thời gian, Netflix đang dần bành trướng và hứa hẹn có thể làm nên chuyện ở phân khúc giải trí online của người Việt.

Netflix là gì?

Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, nội dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình được sản xuất tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…Tại Việt Nam, nhiều phim chiếu rạp đã được đưa lên nền tảng này như Em Chưa 18, Trạng Quỳnh, Hai Phượng,…

Tương tự một số trang web như HDViet, FPT Play,… ở nước ta, nhưng Netflix cung cấp kho video “khủng” với chất lượng cao hơn, có bản quyền đầy đủ và có ứng dụng để được sử dụng trên các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính bảng, smart tivi,… Khi đó, chỉ cần có kết nối Internet và một thiết bị thông minh, là người dùng có thể thưởng thức nội dung số từ Netflix dễ dàng.

Đặc biệt, giữa bối cảnh người dùng đang thiếu các nguồn nội dung 4K để phát trên tivi 4K, thì việc Netflix có hỗ trợ phát video 4K trở thành một ưu điểm rất nổi bật và đáng để người dùng kì vọng.

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu chính thức về lượng người sử dụng Netflix nhưng không thể thừa nhận, Netflix ngày càng thu hút tầng lớp người tiêu dùng trẻ. Vì sao lại như vậy?

Khác biệt về chất lượng và trải nghiệm

Netflix là một trong những công ty có thư viện nội dung lớn nhất toàn cầu. Với nội dung phong phú, người dùng có thể tha hồ truy cập vào các thể loại yêu thích như phim kinh điển, phim tài liệu, sitcom, phim hoạt hình,…

Ngoài ra, ứng dụng Netflix được đánh giá cao về giao diện gọn gàng, đẹp mắt, dễ sử dụng và tốc độ nhanh, mượt mà, tính năng tìm kiếm hiệu quả. Đi kèm đó là chất lượng hình ảnh đẹp, không bị giật như nhiều dịch vụ xem video trực tuyến khác.

Tuy nhiên, sự khác biệt nhất giữa Netflix với những nền tảng phát hành phim còn lại chính là ở mặt trải nghiệm, được xây dựng dựa trên hệ thống thuật toán và dữ liệu khổng lồ của người dùng. Dựa trên lịch sử những lần xem phim trước đó, Netflix sẽ biết người dùng thích xem thế loại gì, nội dung gì để gợi ý đúng theo “khẩu vị” của họ.

Với mỗi bộ phim, Netflix cũng cẩn thận gắn một số tag quan trọng phía ngoài như “tăm tối”, “thân mật”, “đen tối”, “xúc động”, “lãng mạn”,…để người dùng nhanh chóng xác định được nội dung phù hợp. Và hành trình trên Netflix, vì đã trả phí, nên người dùng hoàn toàn được trải nghiệm nội dung xuyên suốt, không bị gián đoạn bởi quảng cáo. Thậm chí, những tính năng rất nhỏ như tự động ghi nhớ mốc thời gian đang xem dở, bỏ qua phụ đề, tự động phát tập phim tiếp theo,…đã được thêm vào để giữ chân người dùng ở lại lâu hơn trong thế giới của Netflix.

Giá thành không cao

Để xem nội dung số trên Netflix, người dùng phải trả thuê bao theo tháng. Tại Việt Nam, Netflix cung cấp 3 gói cước chính gồm, Gói cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp.

Thoạt nhìn qua, mức giá này không hề thấp. Tuy nhiên hãy chú ý đến gói cao cấp cuối cùng: 260.000 đồng/tháng để có chất lượng hình ảnh 4K và có thể sử dụng cùng lúc 4 thiết bị. Nghĩa là nếu mua chung 1 gói và chia ra để 4 người cùng sử dụng, mỗi tháng, mỗi người sẽ chỉ mất 65.000 đồng để truy cập kho phim không giới hạn của Netflix. Mức giá này thậm chí còn rẻ hơn một số dịch vụ truyền hình trả tiền của Việt Nam hiện nay và tính ra, chỉ bằng khoảng một nửa giá vé xem phim CGV vào dịp cuối tuần.

Thay đổi thói quen người dùng

Từ 2 lý do trên, chất lượng trải nghiệm tốt và giá thành hợp lý, Netflix hoàn toàn có cửa rộng tại thị trường Việt Nam, nơi truyền hình trả tiền đã là điều bình thường và các đài truyền hình ở Việt Nam đều có các kênh phải trả phí hàng tháng.

Theo một khảo sát thực hiện hồi đầu tháng 3 bởi công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, Netflix nằm trong top 5 dịch vụ xem truyền hình trực tuyến phổ biến tại Việt Nam, chỉ đứng sau FPT Play. Theo đó, có 23% người được hỏi cho biết họ đang sử dụng dịch vụ của Netflix, cao hơn cả tỷ lệ của VTVCab On (ứng dụng xem truyền hình trực tuyến và video của VTVCab, PV) hay K .

Cách Netflix chiếm thị trường Việt Nam cũng sẽ tương tự như cách Uber, hay Grab đã làm trước đây: Thay đổi thói quen của người sử dụng, thậm chí tạo thêm nhiều lớp khách hàng mới. Khi người dùng đã quen với thế giới tiện nghi của Netflix, họ sẽ khó quay về với những dịch vụ tương tự bởi lúc thì bị chèn quảng cáo, lúc thì bị đứng hình,…Hoặc đơn giản, họ đã quen với “menu” đầy rẫy món ăn hấp dẫn, trình bày khoa học, được gợi ý liên tục từ Netflix nên sẽ khó chuyển sang nền tảng khác..

Tất nhiên, Netflix cũng có những điểm chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam, như việc không lồng tiếng Việt mà chỉ chạy phụ đề sẽ gây khó khăn cho tầng lớp khách hàng lớn tuổi. Ngoài ra, để thanh toán dịch vụ, khách hàng sẽ phải trả bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ visa trong khi đây chưa phải phương thực thanh toán phổ biến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu khắc phục được những nhược điểm trên, đi kèm với chiến dịch truyền thông hợp lý, Netflix hoàn toàn có thể thành công tại Việt Nam. Vấn đề chỉ là thời gian.

Nguồn: Nhật Anh / Trí Thức Trẻ

The post Vì sao Netflix có thể thành công ở Việt Nam? appeared first on Advertising Vietnam.


Vì sao Netflix có thể thành công ở Việt Nam? posted first on https://advertisingvietnam.com

Chuyện hậu trường #1: Bộ ảnh ẩm thực “Việt Nam độc sản” được làm từ đất sét

Thông thường, sau khi kết thúc một bộ phim điện ảnh hay một MV ca nhạc, cảnh hậu trường của bộ phim hay MV đó thường nhận được rất nhiều sự chú ý của khán giả. Bởi lẽ họ tò mò về cách để một cảnh quay được ra đời hay câu chuyện diễn ra đằng sau những thước phim được trau chuốt một cách chỉn chu trên màn ảnh. Đối với một chiến dịch quảng cáo thì khán giả lại ít có cơ hội được xem những hình ảnh hậu trường cũng như những gì diễn ra phía sau nó.

Tại series Chuyện hậu trường của Advertising Vietnam, bạn sẽ có cơ hội được khai thác thêm những câu chuyện và hình ảnh và biết được cách mà một chiến dịch quảng cáo ra đời. Ở số đầu tiên này, chúng tôi sẽ kể về câu chuyện hình thành bộ ảnh ẩm thực “Việt Nam độc sản” được làm hoàn toàn bằng đất sét của Antibio Pro – nhãn hàng thực phẩm chức năng cho đường ruột.

Việt Nam độc sản” là một bộ ảnh gồm 10 hình cùng những món ăn quen thuộc đối với người Việt Nam từ phở đến bún đậu mắm tôm, chả cá đến bánh tráng trộn, hay phá lấu xuất hiện với những nhân vật mascot Antibio Pro trong thế giới bao tử vô cùng nhí nhảnh, dễ thương kích thích cả thị giác lẫn vị giác người xem.

Bộ ảnh “Việt Nam độc sản” cũng những món ăn quen thuộc như phá lấu, bánh tráng trộn, bún đậu mắm tôm,…
Xem đầy đủ bộ ảnh “Việt Nam độc sảntại đây.

Thoạt nhìn, chúng ta có thể lầm tưởng đây là hình ảnh dựng bởi kĩ xảo 3D. Sự thật thì những món ăn này đều là những mô hình được làm hoàn toàn từ đất sét. Nếu chụp hình món ăn thật thì chiến dịch khó tạo được ấn tượng và lại tốn kém chi phí cho khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. Trong khi đó, hình vẽ 2D sẽ không tạo được cảm giác hấp dẫn của những món ăn, dựng 3D khiến cho hình ảnh thiếu đi cảm xúc thật chính là những thử thách lớn đối với ê-kíp thực hiện.

Một lý do to lớn khác là nhãn hàng muốn truyền tải câu chuyện về rối loạn tiêu hóa do thức ăn gây ra. Thế nên đất sét sẽ giúp cho nhãn hàng tránh được sự phản cảm nếu như sử dụng đồ ăn thật. Có thể nói rằng đất sét chính là một sự cân bằng hoàn hảo và rất phù hợp với câu chuyện của Antibio. Vừa dễ dàng truyền tải thông điệp, vừa không làm xấu đi hình ảnh các món ăn đặc sản của ẩm thực Việt Nam.

Những món ăn được tạo hình bằng đất sét chính thức hình thành.

Việc tạo hình đất sét được thực hiện bởi Tidu Workshop, một artist chuyên sản xuất các mô hình bằng đất sét cho các bộ phim hoặc sử dụng làm đồ lưu niệm, từng tham gia vào nhiều dự án quảng cáo với vai trò sản xuất đạo cụ cho bộ ảnh. Bằng cách thổi hồn vào những khối đất sét, Tidu Workshop đã giúp cho nhiều quảng cáo trở nên sinh động, sáng tạo và đầy màu sắc như Bộ ảnh Bước chân cổ tích của Biti’s, “Tết Là Nhất” của Pepperidge Farm,…

Ngoài Tidu, người tạo nên thành công cho bộ ảnh không thể không kể đến nhiếp ảnh gia Monkey Minh và giám đốc sáng tạo/stylist Ben Phạm. Tidu chia sẻ: “Thử thách của khách hàng là làm các món ăn đặc sản Việt Nam không tả thực nhưng phải để người xem nhận ra được là món gì, bên cạnh đó là sự hiện diện của các nhân vật mascot siêu đáng yêu đại diện cho nhãn hàng. Anh Minh gợi ý toàn bộ thế giới sẽ được làm giống như trong bao tử, mà phải dễ thương, không được gây cảm giác phản cảm. Ben là người lên ý tưởng vẽ mấy ngày liên tục cho ra thế giới đồ ăn Antibio nhí nhố năng động”.

Video hậu trường thực hiện bộ ảnh “Việt Nam độc sản”:

Không chỉ đơn giản là tìm đúng insight rồi lên ý tưởng, đây là một chiến dịch được cả ê-kíp thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận từ việc phác thảo ý tưởng, nặn hình từng chi tiết một bằng đất sét cho đến việc sắp xếp bố cục một khung hình trong nhiều ngày liền.

Được biết, để thực hiện bộ ảnh “Việt Nam độc sản”, ê-kíp đã phải sử dụng hơn hai mươi ký đất sét tạo hình và chỉ riêng khung nền bao tử cho bộ ảnh đã tiêu tốn hết 50 khối đất sét.

Từ những phác thảo trên giấy…

…đến bộ ảnh hoàn tất bằng đất sét với tạo hình đồ ăn giống như thật

Với cách truyền tải mới mẻ và tạo hình hết sức dễ thương, bộ ảnh “Độc sản Việt Nam” của Antibio Pro đang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng và yêu thích từ người xem trên mạng xã hội. Bên cạnh sáng tạo, đây còn là thành quả đến từ sự trau chuốt hình ảnh cũng như nội dung ý nghĩa của chiến dịch.

Chuyện Hậu Trường (CHT) là series do trang Advertising Vietnam cùng fanpage Cuộc sống Agency khởi xướng, CHT sẽ tập trung khai thác khâu sản xuất các Video, TVC, MV, Animation, Print… được đánh giá cao về mặt sáng tạo cũng như quá trình thực hiện. CHT nhằm tôn vinh những người làm sản xuất, những tổ chức / cá nhân đứng phía sau những chiến dịch truyền thông mà ít ai để ý đến thay vì quảng bá cho thương hiệu của sản phẩm. CHT sẽ được hỗ trợ miễn phí, các agency, production house, cá nhân nếu có dự án có thể gửi thông tin về cho Advertising Vietnam. Gói hỗ trợ sẽ kéo dài từ ngay đến hết 2020, tất cả các dự án được duyệt sẽ được đăng lên website miễn phí và chia sẻ lên Fanpage thuộc thành viên của Advertising Vietnam.

Team Credits dự án “Việt Nam độc sản”

Client: Antibio Pro
Agency & PH: Carnival
Concept & Stylist: Ben Phạm
Art & Photo: Monkey Minh
Tạo hình đất sét: Tidu Workshop
Assistant: Kevin Lc
BTS Videographer: Tib Nguyen

 

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

The post Chuyện hậu trường #1: Bộ ảnh ẩm thực “Việt Nam độc sản” được làm từ đất sét appeared first on Advertising Vietnam.


Chuyện hậu trường #1: Bộ ảnh ẩm thực “Việt Nam độc sản” được làm từ đất sét posted first on https://advertisingvietnam.com

Xanh Marketing ký kết thỏa thuận hợp tác với Kay Group và Prism

Nhằm tăng cường trải nghiệm số của khách hàng, ngày 20/3/2020, Xanh Marketing đã cùng lúc ký kết hai thỏa thuận hợp tác với hai đối tác chiến lược: Kay Group và Prism.

Những sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ giúp các bên tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tạo nên nhiều trải nghiệm nhất quán hơn, mượt mà hơn chi khách hàng trên cả môi trường online lẫn offline, bắt kịp xu hướng O2O marketing đang thịnh hành.

O2O và trải nghiệm người dùng – những xu hướng tất yếu của marketing

Theo báo cáo của shopifyplus, mặc dù e-commerce phát triển rầm rộ nhưng trên thực tế, thương mại điện tử chỉ chiếm 11,9% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu trong năm 2018 và được dự đoán sẽ tăng lên 17,5% vào năm 2021. Tuy nhiên, khoảng 81% người mua tìm kiếm online trước khi mua hàng, tức là phần lớn trong số các giao dịch offline có sự tác động của các điểm chạm online.

Quay số Nụ cười do Xanh Marketing triển khai là chương trình online-to-offline đầu tiên của Co.opSmile nhân dịp chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại này khai trương cửa hàng thứ 100.

Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu và ROI ngày càng trở thành chỉ số quan trọng bậc nhất để đánh giá hiệu quả marketing. Từ đó, dễ hiểu tại sao có đến 86% các CMO và chuyên gia marketing cấp cao tin rằng, đến hết năm 2020, họ sẽ “sở hữu” toàn bộ trải nghiệm trên suốt hành trình mua hàng của người dùng. Với sự bùng nổ của internet vào những năm cuối thế kỷ 20, cả thế giới chứng kiến sự dịch chuyển ồ ạt của các hoạt động marketing và bán hàng từ môi trường truyền thống sang môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, ngày nay, bất cứ người làm tiếp thị nào cũng hiểu rõ mối quan hệ bù trừ chứ không hề triệt tiêu lẫn nhau của hai lĩnh vực marketing này. Chính vì thế, xu hướng marketing online-to-offline và offline-to-online đã xuất hiện trong những năm gần gây và được dự báo sẽ tiếp tục lên ngôi trong tương lai.

Hợp tác – cách tốt nhất để tối ưu hóa trải nghiệm toàn diện của khách hàng

Là một digital creative agency có hơn 5 năm kinh nghiệm, Xanh Marketing được biết đến với những chiến dịch nổi bật như WHO – Sử dụng kháng sinh thông minh, Co.opSmile – 100 cửa tiệm hạnh phúc, Poca – Nông sản đơn giản là “ngon”,… Hiểu rõ sự dịch chuyển của thị trường cũng như sự thay đổi trong hành vi người dùng, Xanh tin rằng, cách tốt nhất để nâng cao giá trị trải nghiệm cho khách hàng chính là hợp tác với các đơn vị khác để cùng “chăm chút” toàn bộ hành trình mua sắm, tiếp cận và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng ở mọi điểm chạm.

Ông Nguyễn Thành Long (Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Xanh) và ông Ngô Đức Tâm (Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Kay Group) trong lễ ký kết.

Chính vì vậy, Xanh đã bắt tay với Kay Group – công ty sở hữu Kay Event, đơn vị có hơn 11 năm kinh nghiệm tổ chức sự kiện cho các khách hàng trong nước và quốc tế như PepsiCo, Vinhomes, Sony, FWD, Zuellig Pharma,… Trước đây, Xanh và Kay Event từng có cơ hội làm việc cùng nhau trong “Pocalution ft. Road to Ravolution 2017” – sự kiện âm nhạc nổi bật với 5 đại nhạc hội EDM và hơn 50.000 người tham dự. Tại lễ ký kết, Kay Group chính thức giới thiệu Kay Digital, một thành viên mới với sứ mệnh khai thác các giải pháp truyền thông số. Thông qua sự hợp tác lần này, Xanh và Kay hy vọng có thể khai thác tối đa thế mạnh chuyên môn và tiềm năng của nhau để đưa ra những giải pháp marketing 360 độ sáng tạo và toàn diện, đảm bảo trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng từ online đến offline.

Ông Nguyễn Thành Long và ông Roy Phạm (Giám đốc Sản xuất kiêm người đồng sáng lập của Prism) trong lễ ký kết.

Trong lĩnh vực sáng tạo, Xanh chính thức hợp tác cùng Prism – production house cung cấp các dịch vụ: ý tưởng sản xuất, kịch bản sản xuất, thiết kế bối cảnh, quản trị và tổ chức sản xuất. Một trong những hướng đi khác biệt của Prism là tập trung vào mảng phim độc lập. Tự gọi mình là “film paladins”, Prism quy tụ nhiều gương mặt sáng giá trong lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, chương trình giải trí như Roy Pham (cựu CEO của Studio 68, Giám đốc Sản xuất của Song Lang, Hai Phượng, Về quê ăn tết), Lương Vĩnh An (trước đây là producer của Đài truyền hình HTV),… Giỏi chuyên môn nhưng cũng rất thực tế, Prism có khả năng đem đến những thước phim thương mại đậm chất điện ảnh nhưng hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Sự hợp tác giữa Xanh và Prism hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giải pháp sáng tạo cho các TVC, iTVC, social clip,… giúp giải quyết nhiều bài toán hóc búa của khách hàng trong thời đại của các “viral video” như hiện nay.

Phát biểu về tại lễ ký kết, ông Nguyễn Thành Long – Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Xanh Marketing chia sẻ: “Sự hợp tác này thể hiện tầm nhìn chiến lược của tất cả các bên: nỗ lực hết mình tập trung giải quyết vấn đề của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi, đồng thời tận dụng sức mạnh của nhau để cùng tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng. Đó là cách tốt nhất để tất cả cùng phát triển.”

Theo Xanh Marketing

The post Xanh Marketing ký kết thỏa thuận hợp tác với Kay Group và Prism appeared first on Advertising Vietnam.


Xanh Marketing ký kết thỏa thuận hợp tác với Kay Group và Prism posted first on https://advertisingvietnam.com

Vinamilk tiến vào thị trường Hàn Quốc

Vinamilk quyết định tiến vào thị trường Hàn Quốc vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của thị trường sữa cao cấp nước này.

Sữa Vinamilk của Việt Nam đã vào thị trường Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của “xứ sở kim chi” đối với các sản phẩm sữa cao cấp.

Nhân viên tại các nhà máy, trang trại của Vinamilk đều có điều kiện tiếp cận với các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại.

Vina Korea, một công ty Hàn Quốc được thành lập bởi 5 công ty phân phối địa phương để bán các sản phẩm của Vinamilk, ngày 29/5 cho biết công ty này đã bắt đầu bán trà sữa, sữa đậu nành và các sản phẩm cà phê sữa đặc thương hiệu Vinamilk trên mạng tại thị trường Hàn Quốc. Giám đốc tài chính của Vina Korea Yun Yo-wang cho biết Vinamilk quyết định tiến vào thị trường Hàn Quốc vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của thị trường sữa cao cấp nước này.

Các sản phẩm của Vinamilk đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và vệ sinh cao của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Các trang mua sắm trực tuyến của Hàn Quốc như 11Street và eBay Korea đều đang đăng bán sản phẩm của Vinamilk.

*Nguồn: VOV World

The post Vinamilk tiến vào thị trường Hàn Quốc appeared first on Advertising Vietnam.


Vinamilk tiến vào thị trường Hàn Quốc posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Vì sao Apple luôn đặt thời gian 9:41 trên sản phẩm

Thời gian hiển thị trên tất cả thiết bị của Apple đều mặc định ở con số 9:41 để gắn liền với thời điểm mà nó được công bố.

Các thiết bị của Apple luôn gắn liền với thời điểm 9:41

Hầu như tất cả thiết bị của Apple đều hiển thị thời gian mặc định là 9:41. Trước đây, thời gian mặc định đó là 9:42.

Điều này dễ nhận thấy trên các mẫu quảng cáo thương mại, quảng cáo báo in, và thậm chí trên trang web của Apple. Lời giải thích rất đơn giản: đó là thời gian vào buổi sáng năm 2007 mà Steve Jobs đã công bố chiếc iPhone đầu tiên trong bài phát biểu của mình. Vào phút thứ 42 trong bài phát biểu chính, Steve Jobs đã nói: “Hôm nay Apple sẽ tái tạo lại chiếc điện thoại”.

Thời điểm đó, hình ảnh chiếc iPhone hiển thị thời gian 9:42 xuất hiện trên màn hình phía sau ông.

Tuy nhiên điều này đã thay đổi vào năm 2010 khi chiếc iPad đầu tiên được công bố, thời gian đã được chỉnh thành 9:41.

Nếu truy cập vào trang web của Apple bây giờ, thời gian được thiết lập trên các thiết bị vẫn luôn là 9:41. Không chỉ trên iPhone mà các máy Mac cũng vậy. Thậm chí trong đoạn quảng cáo iPad Air 2 cũng hiển thị mốc thời gian này.

Theo cựu trưởng nhóm iOS Scott Forstall, “chúng tôi thiết kế các bài phát biểu chính vào khoảng 40 phút. Khi ảnh lớn của sản phẩm xuất hiện trên màn hình, chúng tôi muốn thời điểm đó sát nhất với thời gian thực tế trên đồng hồ của khán giả bên dưới”.

Trước đó, từ năm 2012, Jon Manning, trưởng nhóm phát triển tại Secret Lab, chuyên xây dựng phần mềm cho máy Mac, iPhone và iPad, cũng đã giải thích chi tiết rằng: “Apple lên kế hoạch cho các bài phát biểu trong lễ công bố và ước tính sản phẩm sẽ hiện ra trên màn hình sau khoảng 40 phút diễn ra sự kiện. Khi ảnh iPhone xuất hiện, chúng tôi muốn thời gian hiển thị trong ảnh đó phải sát với thời gian trên đồng hồ của khán giả. Nhưng rất khó có thể thực hiện bài phát biểu “zin” 40 phút, nên chúng tôi đã du di một hai số, như 9:41 hoặc 9:42“.

*Nguồn: Thanh Viên / VnExpress

The post Vì sao Apple luôn đặt thời gian 9:41 trên sản phẩm appeared first on Advertising Vietnam.


Vì sao Apple luôn đặt thời gian 9:41 trên sản phẩm posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Các thương hiệu Châu Á đang chuẩn bị dẫn đầu trật tự thế giới mới sau COVID-19?

Có thể nói rằng, chúng ta đang bước vào một giai đoạn được gọi là Thế kỷ Châu Á. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, châu lục này chiếm hơn một nửa dân số thế giới, và một nửa tầng lớp trung lưu thế giới. Quan trọng hơn, châu Á hiện đang chiếm hơn 60% tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới, theo triển vọng khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2018 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Thế nhưng thế kỷ tiếp theo này sẽ rất khác so với mười năm trước, thậm chí là năm vừa qua. Dưới đây là những quan điểm nói về những ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch COVID-19, thay đổi cấu trúc ngành, hành vi của người tiêu dùng, vị trí thị trường và những gì cần làm để ứng phó với những gì mùa dịch này để lại.

1. Quản lý thương hiệu đế đứng vững trên thị trường

Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng mang tính tồn tại đã cho thấy thực tế rõ ràng về sự phụ thuộc toàn cầu tồn tại giữa các quốc gia và xã hội – từ việc tiếp cận nguồn cung cấp các vật dụng y tế và thực phẩm đến việc dọn rác. Khi tương lai của loài người bị đe dọa, mỗi một người trên hành tinh này cần hành động như một người quản lí và chơi trò chơi lâu dài. Những nhà quản lý có vai trò kêu gọi các tổ chức nhằm phát triển cho việc kinh doanh, không chỉ vì lợi nhuận và lợi ích của các cổ đông, mà còn cho các bên liên quan và xã hội nói chung.

Xây dựng niềm tin và giá trị trọn đời về cơ bản quan trọng hơn việc tạo ra khách hàng tiềm năng ngắn hạn. Làm thế nào để công ty có thể gắn kết lợi nhuận với mục đích? Làm thế nào để cân bằng các mục tiêu tài chính ngắn hạn cùng với các mục tiêu dài hạn bền vững?

Truyền thông sẽ đóng một vai trò quan trọng thực sự trong việc giúp tái định hình kỳ vọng và hành vi của người tiêu dùng, cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên, chủ doanh nghiệp, đối tác kinh doanh, giám đốc điều hành công ty và lãnh đạo chính phủ.

2. Tính nhân văn trong suy nghĩ, lời nói và hành động

Đại dịch COVID-19 là một thảm họa đối với loài người mang tính lịch sử, phát hiện ra những lỗ hổng không được giải quyết trong nhiều nếp gấp trước đây của xã hội. Đây là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giao tiếp, sự đồng cảm, chính xác và minh bạch (những nguyên tắc của khủng hoảng truyền thông), mà còn phải thể hiện tính nhân văn trong suy nghĩ, lời nói và hành động.

Theo dữ liệu tìm kiếm Google tại khu vực ​​Đông Nam Á của tháng 3, những nội dung liên quan đến trợ giúp cộng đồng chiếm phần lớn trong các mục được tìm kiếm. Vì vậy, làm thế nào để các thương hiệu trở nên có ích hơn cho cộng đồng kể từ bây giờ? Làm thế nào để nền công nghiệp này có thể tỏa sáng, kể những câu chuyện và phát huy hành động? Hãy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp để hướng đến những nhu cầu thực sự, chứ không phải vì cơ hội.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông, tập đoàn thương hiệu thời trang Moët Hennessy Louis Vuitton đã sử dụng các nhà máy sản xuất nước hoa của mình để sản xuất nước rửa tay không chỉ nhận được sự ca ngợi từ phía công chúng, mà còn nhận lại được 50% doanh thu đến từ người tiêu dùng Trung Quốc trong tháng 4 vừa qua.

3. Các thương hiệu từ trong ra ngoài được xây dựng tốt nhất để vượt qua mọi khủng hoảng

Một nền tảng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng với hệ thống nhân viên trung thành sẽ xây dựng được khả năng phục hồi. Thông qua các cuộc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 4 bởi McKinsey và FCLT Global với các nhà đầu tư dài hạn, lời khuyên của họ là hãy chăm sóc nhân viên trước (sau đó là các nhà cung cấp và đối tác).

Đây là một logic rất đơn giản, không chỉ thực hiện các hành động mang tính nhân văn, chăm sóc mọi người trong thời điểm khó khăn mang lại lòng trung thành và động lực lớn hơn, xây dựng khả năng phục hồi tâm lý và cho phép một công ty phục hồi nhanh chóng sau thời gian khủng hoảng. Ngược lại, khi giờ đây quyền lợi của nhân viên đang ngày càng được ưu tiên, các công ty sẽ mất nhiều hơn nếu họ không hành động theo mong đợi từ nhân viên của mình.

4. Nắm bắt khoảng cách và trở thành cầu nối cho sự chia cách

Theo một nghiên cứu của Harvard, sự bình thường mới có thể liên quan đến việc giãn cách xã hội cho đến khi hoặc ngay cả sau khi vắc-xin COVID-19 được tìm thấy. Chúng ta đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng phi thường trong các lĩnh vực viễn thông, sự kiện ảo, thương mại điện tử và thậm chí là trị bệnh từ xa. Ví dụ như ZumVet, một dịch vụ thú y trực tuyến được ra mắt tại Singapore vào tháng 10 năm ngoái, đã đạt được ​​sự gia tăng 200% doanh thu kể từ khi đầu mùa dịch.

Trớ trêu thay, khi nhiều giải pháp dẫn đầu về công nghệ sáng tạo hơn xuất hiện, thì sẽ có những phân khúc xã hội tụt lại phía sau do thiếu khả năng tiếp cận. Trong khi điều này nếu như được giải quyết ở cấp chính sách, khu vực công và tư nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp khắc phục sự phân chia này. Tính toàn diện, tiếp cận và tương tác phải là một phần trung tâm của các chiến dịch và thông điệp của các thương hiệu.

5. Đại dịch mang tính toàn cầu nhưng cần phải ứng phó với nó theo tính khu vực

Một cuộc khủng hoảng mang tính tồn tại đã chỉ ra rằng mỗi quốc gia hay thậm chí các khu vực và thành phố trong một quốc gia đều nằm trong một khoảng thời gian khác nhau về sự phục hồi COVID-19.

McDonald đã đình chỉ hoạt động marketing và ưu tiên ngân sách cho việc cứu trợ COVID-19 là một ví dụ điển hình về cách một thương hiệu đã thực hiện để đối phó bệnh dịch ở Philippines hay Malaysia. Tại Philippines, McDonald đã ra mắt quỹ phòng chống COVID-19 trong khi ở Malaysia, công ty đã tài trợ thực phẩm cho khoảng 50 bệnh viện trên toàn quốc.

Từ những quan điểm, suy nghĩ trên, các thương hiệu có thể vạch ra được kế hoạch tương lai của mình. Vì vậy, khi trung tâm kinh tế thế giới chuyển từ Tây sang Đông và với châu Á hoàn toàn có khả năng xuất hiện từ đại dịch này trước phương Tây, thế giới sẽ quan sát cách chúng ta điều hướng khu vực của mình và chúng ta cần phải bắt đầu chuẩn bị ngay lúc này.

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

Theo Marketing

The post Các thương hiệu Châu Á đang chuẩn bị dẫn đầu trật tự thế giới mới sau COVID-19? appeared first on Advertising Vietnam.


Các thương hiệu Châu Á đang chuẩn bị dẫn đầu trật tự thế giới mới sau COVID-19? posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Hiểu hành vi của người dùng: Kiến thức bắt buộc mà các nhà thiết kế UX / UI cần phải biết

Hiểu được hành vi người dùng giúp bạn tạo ra những thiết kế, trải nghiệm người dùng tốt hơn từ đó giúp sản phẩm được yêu thích và thường xuyên được sử dụng. Đó chính là điểm mấu chốt quyết định đến sự thành công của một sản phẩm. Dưới đây là một số nguyên tắc hành vi người dùng mà Designer cần nắm vững.

Con người đọc bằng cách quét (nói về sự thiếu kiên nhẫn)

Khoảng một thập kỷ trước, Jacob Nielsen đã trả lời câu hỏi “Mọi người đọc trên Web như thế nào?” Chỉ đơn giản là: “Mọi người hiếm khi đọc các trang Web từng chữ một; thay vào đó, họ quét trang, chọn từng từ và câu riêng lẻ ”. Chúng ta sẽ không đầu tư thời gian và công sức để khám phá trang web nếu chúng ta không chắc chắn nó có phù hợp với nhu cầu của mình hay không. Vì vậy, nếu trang web không gây được ấn tượng đầu tiên tốt cho người dùng, khả năng cao là người dùng đó sẽ thoát khỏi trang. Dù bất kỳ trang web nào, khả năng quét là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mục đích tạo sự thân thiện với người dùng.

Các bước có thể thực hiện:

  • Áp dụng phương pháp phân nhóm: Một cách tốt nhất để tăng khả năng quét là đảm bảo rằng những thứ có liên quan về mặt logic có liên quan trực quan – Nội dung liên quan đến nhóm tương ứng.
  • Sử dụng nhiều tiêu đề – Đối với quy trình thiết kế hiệu quả, chúng ta dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo cấu trúc phân cấp. Các tiêu đề lớn rất cần thiết để thu hút và giữ sự chú ý của người dùng. Chúng cho biết mỗi phần là gì hoặc liệu nó có liên quan đến nội dung cần đọc. Sử dụng chúng càng nhiều càng tốt.
  • Đừng bao giờ quên KISS (Keep It Short and Simple): các đoạn văn bản và văn bản ngắn không chỉ dễ nhìn mà còn giúp việc đọc đơn giản và dễ dàng hơn. Ngược lại, các đoạn văn dài khiến người đọc khó theo dõi hơn và do đó họ sẽ không hứng thú đọc. Chúng cũng khó quét hơn khi tách thành nhiều đoạn văn ngắn. Có lẽ bạn đã nghe nói rằng đơn giản là sự tinh tế. Đừng quên áp dụng một kiểu chữ dễ đọc trong quá trình đơn giản hóa của bạn.

Quy luật nhận thức

Để có được sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế nhận thức của người dùng, chúng ta phải xác định các hiện tượng tâm lý đằng mỗi yếu tố trong giao diện người dùng. Chúng ta biết rằng nhận thức và cảm nhận của người dùng tuân theo một bộ quy tắc nền tảng cụ thể, đã được các nhà tâm lý học từ khắp nơi trên thế giới mô tả.

Chẳng hạn, một số trong số chúng được mô tả bởi nguyên tắc Gestalt được nghiên cứu vào những năm 1920 bởi một nhóm các nhà tâm lý học người Đức. Nó chỉ định 6 nguyên tắc cơ bản về nhận thức cũng có thể được áp dụng cho UI.

Nguyên tắc cơ bản của nhận thức theo lý thuyết Gestalt:

  • Sự gần gũi: Khi các yếu tố khác nhau được đặt gần nhau, chúng được coi là thuộc cùng một nhóm.
  • Sự tương đồng: Các yếu tố trông giống nhau có xu hướng được coi là một nhóm.
  • Tính liên tục: Các yếu tố được sắp hàng với nhau thì tạo nên sự liên kết trực quan.
  • Quy luật đóng cửa . Quy luật đóng cửa mô tả khả năng của bộ não trong việc hoàn thành một hình dạng hoặc vật thể, ngay cả khi nó không được thể hiện hoặc không được hoàn thành một cách trọn vẹn. Tâm trí con người không đi theo những sự kết thúc không rõ ràng mà nó sẽ tự bổ sung các phần bị khuyết thiếu đi.
  • Quy luật đối xứng: Người dùng sẽ cảm thấy thích hơn khi nội dung được chia thành các nhóm đối xứng.

Hạn chế về nhận thức

Nhận thức của con người là không hoàn hảo. Nó được xác định bởi kinh nghiệm, mục tiêu và bối cảnh của một người – mọi người thường thấy những gì họ muốn xem và phớt lờ những thứ xung quanh. Ngoài ra, nhận thức có thể bị hạn chế bởi các điều kiện thể chất. Có một số hạn chế về nhận thức điển hình nhất:

Tầm nhìn màu bị hạn chế.

Người dùng rất khó phân biệt màu nhạt, các sắc thái khác nhau trong cùng một thiết kế. Nhiều người bị mù màu và không thể phân biệt được màu sắc hoặc kém.

Tầm nhìn ngoại vi kém

Cần phân bổ chính xác và chính xác các yếu tố trong giao diện. Các hành động chính và các tính năng quan trọng nhất được triển khai trong thiết kế ở vị trí nối tiếp – nó được gọi là hiệu ứng Vị trí nối tiếp và chúng ta cùng xem xét nó trong bài viết này.

Người dùng bỏ qua các công cụ nhắm vào các nhiệm vụ

Người dùng tập trung vào việc đạt được mục tiêu, đó là lý do tại sao họ thích những cách làm quen thuộc để tiết kiệm thời gian. Con người tiến hóa để nhận ra mọi thứ một cách nhanh chóng, nhưng không nhớ lại các sự kiện tùy ý (ngẫu nhiên) – các hướng dẫn nên được hiển thị hoặc dễ dàng truy xuất bất cứ khi nào cần thiết.

Điểm hút trong thiết kế

Khi chúng ta quan tâm đến yếu tố thu hút người dùng, chúng ta chủ yếu tập trung vào thông tin trực quan. Có hai loại chú ý cơ bản đến dữ liệu trực quan:

  • Chú ý không gian (dựa trên đối tượng): sự chú ý của người dùng bị thu hút vào một vị trí nhất định trong giao diện;
  • Chú ý dựa trên tính năng: sự chú ý của người dùng bị thu hút bởi một tính năng nhất định của đối tượng (hình dạng, màu sắc, v.v.);

Đã xác định hai nguyên tắc chính của sự chú ý của người dùng, hãy đưa ra một phạm vi chính xác hơn để nhà thiết kế UX tập trung vào trong khi chiếu bất kỳ giao diện nào – có bốn loại chú ý chung ảnh hưởng đến tương tác của người dùng với giao diện và do đó là quá trình thiết kế giao diện.

Sự chú ý có chọn lọc là loại chú ý giúp chọn yếu tố quan trọng nhất trong tình huống cụ thể. Loại chú ý này là công cụ tâm lý linh hoạt và hữu ích nhất để người thiết kế thu hút sự chú ý của người dùng trong khi tạo môi trường phần mềm.

Sự chú ý phân chia cho phép chúng ta ghi nhớ một vài nhiệm vụ cùng một lúc.

Ví dụ, trong các trò chơi, người dùng phải kiểm soát nhiều yếu tố không nhất thiết phải được kết nối chặt chẽ hoặc trong các giao diện được chia thành các khu vực riêng biệt.

Sự chú ý xen kẽ là khả năng chuyển trọng tâm của bạn giữa các tác vụ có nhu cầu nhận thức khác nhau, như khi bạn kiểm tra tuyến đường của mình thông qua ứng dụng Google Maps và thay đổi hướng lái xe.

Sự chú ý bền vững là loại chú ý quan trọng nhất mà nhà thiết kế UX nên tập trung vào khi tạo giao diện trong động lực học và xây dựng Flow. Nó cho phép người dùng tập trung vào yếu tố hoặc hành động cụ thể trong một khoảng thời gian dài.

Về cơ bản, loại chú ý này là chìa khóa để hiểu tỷ lệ thoát của bất kỳ giao diện nào. Giải quyết sự chú ý liên tục giúp người dùng tham gia vào giao diện càng lâu càng tốt.

Hiệu ứng nhận thức của người dùng

Ngoại trừ các nguyên tắc được hình thành bởi lý thuyết Gestalt, còn có một loạt các hiệu ứng được các nhà khoa học mô tả trong thế kỷ 20 và trong các nghiên cứu mới nhất.

Từ hiệu ứng Restorff

Một trong những thực tiễn cơ bản và phổ biến nhất để thu hút sự chú ý của người dùng từ lần tương tác đầu tiên với giao diện được dựa trên các tác phẩm của nhà tâm thần học người Đức Hedwig von Restorff (1906-1962).

Nghiên cứu năm 1933 của ông đã tiết lộ – từ một số yếu tố được hiển thị nhất định, một người rất có thể sẽ nhớ những yếu tố khác với phần còn lại.

Đó là nguyên tắc tâm lý đầu tiên và quan trọng nhất mà chúng ta có thể vận hành khi tạo giao diện thu hút sự chú ý của người dùng.

Phông chữ, nút hoặc hình ảnh – bất cứ điều gì chúng ta có thể làm nổi bật, nhấn mạnh hoặc làm cho trông khác biệt với mọi thứ khác đều có thể trở nên bắt mắt. Một cái gì đó khiến người dùng bị cuốn hút và ghi nhớ.

Nó trở thành bước đầu tiên để thu hút sự chú ý của người dùng, cho dù chúng ta nói về một ứng dụng hay một trang web. Hiệu ứng cách ly cũng phục vụ để hướng dẫn người dùng thông qua giao diện.

Nhìn vào ví dụ sau – giao diện cụ thể này sử dụng hiệu ứng Von Restorff thu hút sự chú ý của người dùng vào hình minh họa bên dưới. Hiệu ứng Von Restorff là lý do tại sao các nút kêu gọi hành động khác với các thành phần giao diện còn lại.

Phương tiện thu hút sự chú ý của người dùng bằng phông chữ, màu sắc và các yếu tố được nhà tâm lý học Susan Weinschenk trình bày trong cuốn sách của cô ấy về những hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người.

Hiệu ứng vị trí nối tiếp

Hiệu ứng vị trí nối tiếp được nghiên cứu bởi nhà tâm lý học người Đức Herman Ebbinghaus – là xu hướng một người sẽ nhớ thành phần đầu tiên và cuối cùng trong một chuỗi tốt nhất, và các thành phần ở giữa là tồi nhất.

Nói cách khác: trong bất kỳ buổi học nào đó, bạn có nhiều khả năng nhớ rõ các thông tin mà bạn đã học được ở phần đầu và kết thúc buổi học và nhiều khả năng sẽ quên các thông tin ở giữa buổi.

Bạn muốn tối đa hóa số lượng của những giai đoạn bắt đầu và kết thúc. Đó là lý do tại sao sẽ là tốt hơn khi bạn chia nhỏ buổi học thành nhiều phiên ngắn, nó sẽ giúp cho bạn ghi nhớ và tiếp thu kiến thức mới được tốt hơn.

Lần tới khi bạn ngồi xuống để học lập trình, hãy chỉ học một chủ đề vào một thời điểm và có một vài phút nghỉ ngơi ngắn giữa mỗi chủ đề. (Chỉ cần chắc chắn khoảng thời gian nghỉ ngơi đó không làm bạn rơi vào trạng thái trì hoãn.

Để tác động đến quyết định của người mua, các trang web thương mại điện tử định vị các mục quan trọng nhất ở đầu và cuối trang, thao túng sự chú ý của người mua. Hiệu ứng này là chìa khóa để SEO vì lý do rõ ràng.

Hầu hết các ứng dụng đều ưu tiên điều hướng thanh dưới cùng hoặc trên cùng thay vì menu hamburger. Theo một quy tắc đơn giản về hiệu ứng vị trí nối tiếp, các nhà thiết kế đặt các hành động quan trọng nhất của người dùng trong các thanh điều hướng sang bên phải hoặc bên trái.

Luồng logic của sự chú ý của người dùng từ bên trái sang bên phải xác định các nút hoặc tính năng nào nên được đặt trước và cuối cùng để thao tác người dùng và cung cấp thiết kế UX hiệu quả nhất.

Cognitive load

Đây là một thuật ngữ mô tả gánh nặng của con người về trí nhớ ngắn hạn khi tiếp nhận một lượng lớn thông tin phải xử lý trong một thời gian ngắn

Điều này ảnh hưởng gì tới Design?

Khi một user đang làm việc trên một Task, thông tin và các quá trình liên quan được lưu trữ trong bộ nhớ đang làm việc của họ. Thông tin này phải được xử lý và nó đòi hỏi 1 số lượng tài nguyên cần thiết để xử lý công việc, vậy nên nó được gọi là Cognitive load. Khi bộ não có năng lực xử lý hạn chế về số lượng , quá nhiều thông tin được chuyển tải trong một thời gian quá ngắn có thể làm cho user bị quá tải và không tiếp nhận được hết.

Do đó trong thiết kế, Designers có thể giảm tải “Cognitive load” đối với hành động trên website/app.., bằng cách giảm các yếu tố thị giác không liên quan, xây dựng trên các kiến trúc thông tin hoặc sử dụng các mô hình mà người dùng đã quen thuộc, ngoài ra họ có thể dùng hệ thống để thực hiện bớt các task cho User bất cứ khi nào có thể.

Luật của Hick

Định luật của Hick là một nguyên tắc tâm lý được đặt theo tên của hai nhà tâm lý học, William Edmund Hick và Ray Hyman. Định luật nói rằng càng có nhiều lựa chọn cho người dùng, thì càng mất nhiều thời gian để họ đưa ra quyết định.

Các lựa chọn có vẻ tốt nhưng một thiết kế UX tuyệt vời sẽ không cần nhiều lựa chọn. Hơn hết, chúng phải giúp người dùng khắc phục sự cố một cách nhanh chóng. Khi có nhiều tùy chọn có sẵn, người dùng cần phải tìm hiểu, cân nhắc tất cả các tùy chọn trước khi quyết định. Điều đó có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, càng nhiều tùy chọn có nghĩa là càng có nhiều vấn đề hơn, đặc biệt nếu không có giải thích rõ ràng cho từng tùy chọn.

*Nguồn: DesignerVN

The post Hiểu hành vi của người dùng: Kiến thức bắt buộc mà các nhà thiết kế UX / UI cần phải biết appeared first on Advertising Vietnam.


Hiểu hành vi của người dùng: Kiến thức bắt buộc mà các nhà thiết kế UX / UI cần phải biết posted first on https://advertisingvietnam.com

Quảng cáo Durex khuyên mọi người “Đừng trở lại bình thường” như trước dịch Covid-19

Khi các quốc gia đang dần nới lỏng lệnh giãn cách xã hội và mọi người cũng bắt đầu quay về với guồng quay cuộc sống bình thường thì Durex cho rằng chúng ta không nên trở lại với cái “bình thường” ấy. Bởi vì mầm mống dịch bệnh vẫn còn lẩn khuất, nếu chúng ta cứ sống vô ưu vô lo như trước đây thì cũng không phải là lựa chọn tốt. 

Đối diện với việc chưa điều chế được vắc xin điều trị Corona, nhiều thứ đã không còn đơn giản như vẻ ngoài của chúng. Giống như việc đeo khẩu trang. Nếu như trước dịch, nhiều người cảm thấy không đeo khẩu trang ở nơi công cộng là chuyện bình thường, nhưng bây giờ thì khác, ai cũng cần phải cẩn thận hơn. Không dừng lại ở việc đeo khẩu trang, chúng ta đồng thời có nhiều điều cần phải thay đổi trong thời điểm hiện tại. Và Durex – thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tình dục đã thực hiện chiến dịch: Let’s Not Go Back to Normal (Tạm dịch: Đừng trở lại bình thường). 

Chiến dịch mới của Durex đề cập đến việc phụ nữ bị chê cười khi mang theo bao cao su, trong khi những người đàn ông lại từ chối sử dụng biện pháp an toàn này bởi họ không thích cảm giác “rào cản” mà sản phẩm mang lại. Và đó là nguyên nhân dẫn đến 1000 căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mỗi ngày. Nếu trở lại bình thường như trước nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục có thái độ và hành vi tình dục thiếu lành mạnh như thế ư? 

Vì thế thông qua cuộc khủng hoảng sức khỏe do virus Corona gây ra đã khiến mọi người phải có những cái nhìn khác về cuộc sống. Durex kêu gọi chúng ta hãy nhân tiện thay đổi luôn những “bình thường” không mấy tốt đẹp của trước đây. Nếu bình thường như trước đây, không đeo khẩu trang ở nơi công cộng để rồi mắc phải các bệnh hô hấp, không dùng bao cao su để rồi mắc phải các căn bệnh tình dục thì thà là không quay lại như thế. Mỗi người hãy thay đổi hành vi của mình. 

“Let’s not go back to normal.
The world has never been so ready for change.
So, let’s all change it for the better.” 

Tạm dịch:

“Đừng trở lại bình thường.
Thế giới chưa bao giờ sẵn sàng để thay đổi như bây giờ.
Vì thế hãy thay đổi để mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn.”

Chiến dịch là sự hợp tác mới nhất giữa Durex và Havas London. Với một tuyên ngôn đầy mạnh mẽ và truyền cảm hứng là “Let’s Not Go Back to Normal” sẽ được phủ sóng trên các kênh truyền thông sở hữu và mạng xã hội, Durex sẽ tiếp tục phổ biến chiến dịch rộng hơn trong thời gian tới. 

Linh Chi / Advertising Vietnam

*Nguồn: The Drum

The post Quảng cáo Durex khuyên mọi người “Đừng trở lại bình thường” như trước dịch Covid-19 appeared first on Advertising Vietnam.


Quảng cáo Durex khuyên mọi người “Đừng trở lại bình thường” như trước dịch Covid-19 posted first on https://advertisingvietnam.com

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Vượt mặt YouTube, Tiktok thành ứng dụng có doanh thu cao nhất thế giới

Với doanh thu ước tính 78 triệu USD trong tháng 4/2020, TikTok đã vượt qua YouTube để trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất trên thế giới.

Theo thống kê của công ty phân tích ứng dụng di động Sensor Tower, TikTok đã vượt mặt YouTube để trở thành ứng dụng có doanh thu cao nhất trên toàn cầu (không tính mảng trò chơi) khi đem về 78 triệu USD chỉ trong tháng 4/2020.

Trong đó, tới 86,6% doanh thu của TikTok đến từ thị trường Trung Quốc, với phiên bản tiếng Trung có tên là Douyin, và 8,2% doanh thu tới từ thị trường Mỹ.

Trong khi đó, vị trí thứ 2 là YouTube với doanh thu 76 triệu USD hoàn toàn trái ngược hoàn toàn với TikTok, khi có 56,4% đến từ Mỹ và không có doanh thu từ Trung Quốc. Lý do là bởi Trung Quốc từ lâu đã chặn tất cả các ứng dụng của Google như YouTube, Google Tìm kiếm, Gmail,… Danh sách các ứng dụng kiếm tiền tốt nhất thế giới còn có Tinder, Disney+ và Tencent Video.

Doanh thu khủng của TikTok trong tháng 4 giúp công ty mẹ ByteDance được định giá lên 100 tỷ USD. Đây là một trong những startup giá trị nhất thế giới. Thành công của TikTok cũng cho thấy tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của các nền tảng đến từ Trung Quốc như Sina Weibo, Tiktok, WeChat,…

Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng TikTok thậm chí sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa nếu không vướng phải những cấm vận từ chính phủ Mỹ.

Nguồn: Nguyễn Nguyễn – Dân Trí

The post Vượt mặt YouTube, Tiktok thành ứng dụng có doanh thu cao nhất thế giới appeared first on Advertising Vietnam.


Vượt mặt YouTube, Tiktok thành ứng dụng có doanh thu cao nhất thế giới posted first on https://advertisingvietnam.com

Cùng thương hiệu giải bài toán truyền thông mùa Covid-19

Làm thế nào để thương hiệu vẫn đến gần được với khách hàng trong thời gian toàn dân “đóng băng”, tuân thủ giãn cách xã hội? Làm thế nào để tạo nên được những tác động tích cực cả về thể chất lẫn tinh thần, sát cánh cùng cộng đồng đi qua một mùa dịch khoẻ mạnh và an toàn?

Hãy cùng Advertising Vietnam điểm qua một vài chiến dịch nổi bật mà agency Biz-Eyes đã triển khai cùng những khách hàng thân thiết của mình trong suốt mùa dịch vừa qua nhé.

Khi sức khoẻ thể chất chính là nền tảng, Vitacap nhắc nhớ mọi người “tự xây rào chắn” tăng cường miễn dịch bảo vệ cơ thể

Vai trò của sản phẩm thể hiện khá rõ trong bối cảnh toàn dân bị đe doạ bởi tác nhân gây bệnh đến từ bên ngoài.

Bằng nhiều hình thức truyền tải khác nhau như video hoạt hình hay bài đăng trên trang fanpage Facebook, Vitacap nỗ lực hướng dẫn mọi người thực hiện từng bước phòng chống dịch một cách trực quan, sinh động dễ hiểu nhất, từ những biện pháp bảo vệ bên ngoài như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên đến việc chú trọng dinh dưỡng bên trong để tăng sức đề kháng, ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.

Ngay từ những ngày đầu dịch, Biz-Eyes và khách hàng đã làm việc cật lực, kể cả cuối tuần, để lên kế hoạch và khởi động dự án một cách nhanh nhất nhằm mang đến những thông tin phòng chống dịch hữu ích, kịp thời đến với người dùng. Đây là một chiến dịch khá đặc thù, cần túc trực thường xuyên vì nhóm thực hiện dự án phải sản xuất nội dung thật gấp và cập nhật theo số liệu thay đổi từng ngày của diễn biến dịch thực tế.

Và cùng VIM vệ sinh không gian sống, khiến NHÀ luôn là một nơi an toàn

Trong suốt mùa dịch Covid-19, chúng ta thường được nghe các lời khuyên về việc đeo khẩu trang khi ra đường, giữ khoảng cách an toàn ngoài xã hội hay rửa tay thường xuyên để phòng tránh dịch, mà quên mất rằng virus Corona còn có thể tồn tại lên đến 9 ngày tại bề mặt khác nhau của các vật dụng quen thuộc như bồn cầu, nhà tắm, máy tính, điện thoại, …

Dựa trên số liệu thực tế này, agency đã cùng nhãn hàng VIM ra mắt chiến dịch truyền thông “Nhà là nơi an toàn” hợp tác với các báo điện tử và trang mạng xã hội, kêu gọi mọi người thường xuyên lau chùi không gian sống cùng VIM để căn nhà trở nên an toàn, sạch khuẩn, thông thoáng; đặc biệt là các khu vực dễ tích tụ vi khuẩn như nhà vệ sinh, tay nắm cửa,…

Thể chất khoẻ mạnh, sức đề kháng tăng nhanh, tuân thủ hướng dẫn ở nhà của Chính Phủ, dọn dẹp không gian sống sạch khuẩn trong lành và…

Không quên chăm sóc sức khoẻ tinh thần, dẹp bỏ lắng lo, bình tĩnh chống dịch

Kinh tế bị ảnh hưởng, giảm thiểu thu nhập, mất đi việc làm, bị “giam mình” lại, hạn chế tiếp xúc… là những hệ quả mà Covid-19 gây ra, tác động trực tiếp và tiêu cực vào tâm trí của mỗi chúng ta.

Vực dậy mọi người, giải toả lắng lo, chăm sóc sức khoẻ tinh thần chính là hướng tiếp cận hiệu quả và không kém phần nhân văn đối với các thương hiệu kinh doanh sản phẩm có tính năng không-liên-quan-trực-tiếp-đến-mùa-dịch.

Giữa thời điểm mọi người bị choáng ngợp bởi quá nhiều nguồn thông tin thật-giả lẫn lộn, Biz-Eyes cùng Clear đã thực hiện chiến dịch “Đầu lạnh – Tim nóng” nhằm khuyến khích các bạn trẻ giữ cho mình một chiếc #ĐầuLạnh tỉnh táo cùng trái #TimNóng không vì dịch mà hư hao. Sáng suốt trước những tin đồn xấu, tránh xa “fake news”, tin tưởng vào lực lượng xông pha ở tuyến đầu chống dịch, tuân thủ các biện pháp phòng vệ do Bộ Y Tế khuyến cáo, biết sẻ chia và cảm thông trong cộng đồng.

Hiểu được những người trẻ cần gì, muốn gì trong thời gian giãn cách xã hội và cách ly tại nhà, nhãn hàng Clear còn tiên phong thực hiện chuỗi music livestream “Ở nhà, có SAO” để mọi người có thể vừa tuân thủ giãn cách xã hội, vừa nghe hát, vừa chuyện trò cùng các ca sĩ nổi tiếng như Vũ Cát Tường, Only C – Karik, Trúc Nhân, Hương Giang.

Đồng thời, nhãn hàng còn ra mắt MV “Đầu Lạnh Tim nóng” (bản remake của hit “Quan trọng là thần thái” – Only C) để động viên tinh thần các bạn trẻ yên tâm ở nhà chống dịch an toàn với sự góp giọng lần đầu tiên, đặc biệt và truyền cảm hứng của Châu Bùi.

Không dừng lại ở đó, chương trình “Clear Listen To You – Bạn kể, Clear nghe” với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý nổi tiếng như Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, PGS. Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, MC Quốc Khánh, Đại sứ thương hiệu – ca sĩ Tóc Tiên… cũng góp phần giải tỏa những căng thẳng, ưu tư chất chứa của các bạn trẻ trong mùa dịch và cách ly tại nhà. Chương trình nhận được rất nhiều câu hỏi gửi về, những dòng tự sự giàu cảm xúc, những lắng lo băn khoăn mùa dịch, đặc biệt được hưởng ứng và quan tâm bởi đối tượng người dùng trẻ.

Cùng Diana “cách ly không ù lỳ”, lên dây cót tinh thần theo cách thức vô cùng thú vị

Nổi bật nhất, chính là danh sách gợi ý những hoạt động bổ ích và lành mạnh mà mọi người đều có thể thực hiện tại nhà để vực dậy năng lượng tích cực: nghe nhạc với playlist sôi động “Cô-Vy không cô đơn”, tập thể dục mỗi ngày với một loạt các video bài tập đơn giản nhưng hiệu quả, cùng với “thư viện sách online” thỏa thích khám phá những chân trời mới,…

Thông qua các hoạt động này, Diana muốn gửi lời động viên, tiếp sức của mình đến mọi người để có thể duy trì sức khỏe, tinh thần mạnh mẽ và nhanh chóng chiến thắng đại dịch Covid-19.

Và… một trong những cái tên quen thuộc được các gia đình Việt yêu thương, tin tưởng, dành cho thật nhiều tình cảm vì những nỗ lực không ngơi nghỉ của mình – Lifebuoy

Có thể được xem là “Top Of Mind” của mọi người khi nghĩ đến giải pháp vệ sinh cá nhân phòng ngừa Covid-19 hay cụ thể hơn là rửa tay, những điều Lifebuoy muốn làm trong mùa dịch lại chính là ưu tiên góp sức cho công cuộc bảo vệ toàn dân.

Đồng hành cùng Lifebuoy, Biz-Eyes đã đề xuất nhãn hàng hợp tác với các kênh thông tin về sức khỏe có độ tin cậy cao là bệnh viện và bác sĩ để đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn chính thống về cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả, nhằm giúp người tiêu dùng không bị hoang mang giữa những luồng thông tin nhiễu loạn.

Trở thành phương tiện kết nối giữa Lifebuoy và người tiêu dùng, để thông tin có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khác nhau, phía agency đã sử dụng nhiều hình thức truyền tải nội dung, sắc thái khác nhau từ các trang báo với văn phong chính thống đến những bộ hình hóm hỉnh tươi vui trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội.

Đa dạng hoá các nội dung hướng dẫn chi tiết về 6 bước rửa tay sạch khuẩn đúng chuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y Tế nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên và đúng cách cho phụ huynh, trẻ nhỏ.

Truyền thông lan toả về sự xuất hiện nhanh chóng, kịp thời của hàng loạt trạm rửa tay Lifebuoy dã chiến miễn phí phục vụ người dân phòng Covid-19 trong cao điểm dịch (ngay từ đầu tháng 2/2020).

Bài PR trên các trang báo được trình bày theo hình thức mới, sinh động và sáng tạo hơn, tạo cảm giác gần gũi, đẹp đẽ và dễ dàng truyền tải thông điệp tốt hơn đến độc giả.

Lời trấn an “Sẽ không sao đâu” đến mọi người kèm hướng dẫn về các cách vượt qua mùa dịch và lời cám ơn chân thành gửi đến các chiến sĩ tuyến đầu mang những thông điệp chân thành và ấm áp được đăng tải trên mạng xã hội.

Các “social content” mà agency thực hiện cùng khách hàng Lifebuoy nhận được phản hồi rất tốt từ người tiêu dùng, “dễ thương”, “mặn mòi” là những lời khen thường xuyên xuất hiện trong phần bình luận trên Facebook fanpage Lifebuoy, gia tăng mức độ yêu thích, sự thấu hiểu và tần suất tương tác của users dành cho nhãn hàng.

Biz-Eyes cũng là một trong những agency truyền thông cho chiến dịch “Nhảy cover Vũ điệu rửa tay Ghen Cô-Vy 2.0 – Vì một Việt Nam khỏe mạnh” nhằm gây quỹ xây dựng miễn phí 113 trạm rửa tay dã chiến Lifebuoy trên khắp Việt Nam do nhãn hàng kết hợp với Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường (thuộc Bộ Y Tế), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thực hiện.

Với kết quả thu được là hơn 57.000 videos, 209.000 lượt chia sẻ, chiến dịch của Lifebuoy không chỉ tạo nên gần 6 tỷ đồng xây trạm rửa tay miễn phí khắp 63 tỉnh thành mà còn tạo được những ấn tượng tốt cho thương hiệu, phần nào thể hiện được thiện chí, trách nhiệm xã hội của mình đối với cộng đồng.

Bài toán được giải bằng công thức giản đơn

Khi dịch Covid-19 bất ngờ diễn ra, Biz-Eyes xem đây là khủng hoảng cho cả chính bản thân mình và khách hàng nên đã nhanh chóng:

  1. Chuẩn bị sẵn các kịch bản/tình huống linh hoạt trong tất cả kế hoạch truyền thông để điều chỉnh kịp thời cho khách hàng theo tình hình thực tế.
  2. Đưa các yếu tố “phòng chống – chung sống – hồi phục” sau dịch vào định hướng của hầu hết các kế hoạch truyền thông ngắn và trung hạn.
  3. Cùng san sẻ giai đoạn khó khăn với khách hàng thông qua nỗ lực sử dụng ngân sách đặt tính hiệu quả làm ưu tiên.
  4. Liên tục cập nhật và quan sát những thay đổi do tác động của dịch lên tâm lý và hành vi tiêu dùng của khách hàng cuối để tạo nên những chiến dịch sâu sát với thực tế.

Biz-Eyes may mắn có một nhóm khách hàng chiến lược, tin tưởng và cam kết hợp tác lâu dài. Thế nên khi có bất kỳ một biến chuyển nào mới, Biz-Eyes đều cùng thảo luận để chốt ý tưởng và có giải pháp kịp thời cho bất kỳ sự thay đổi trong quá trình thực hiện. Các hoạt động mùa dịch rất khó thực hiện trên cơ sở đấu thầu theo dự án bởi cần được quyết định rất nhanh và trong quá trình thực hiện cũng cần sự linh hoạt cao vì diễn biến tình hình phức tạp.

Chúng tôi khuyến khích khách hàng của mình đồng hành cùng người dân và chính phủ trong nỗ lực phòng chống dịch, bởi đó là cách hiện thực hoá trách nhiệm, củng cố tâm huyết của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội, mặt khác giúp gia tăng sự hiện diện, duy trì hiệu quả về mặt truyền thông thương hiệu” – đại diện của Biz-Eyes chia sẻ.

Nhật Ánh / Advertising Vietnam

The post Cùng thương hiệu giải bài toán truyền thông mùa Covid-19 appeared first on Advertising Vietnam.


Cùng thương hiệu giải bài toán truyền thông mùa Covid-19 posted first on https://advertisingvietnam.com

TikTok đang thay đổi ngành marketing như thế nào?

Vì sao mà nền tảng mạng xã hội chia sẻ video âm nhạc TikTok vốn đã được yêu thích nay lại càng phổ biến hơn? 

Trận đấu bóng bầu dục nảy lửa giữa Kansas City Chiefs và San Francisco 49ers được Super Bowl LIV tổ chức vào đầu tháng 2 năm nay đã thu hút đến 102 triệu khán giả theo dõi. Thế nhưng, đối với nhiều người thì khoảnh khắc đáng chú ý nhất trong buổi hôm đó chính là những giây phút dành cho quảng cáo.   

Cứ mỗi 30 giây quảng cáo được trình chiếu trong Super Bowl thường tốn khoảng 5 triệu đô la. Với mức giá này, từ lâu việc phát sóng quảng cáo tại Super Bowl đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong trận đấu. Không khác với những năm trước, Amazon, Google, Audi, Bud Light, Budweiser, Heinz,.. đều là những thương hiệu chạy quảng cáo trong cuộc chơi này.

Điều đặc biệt chính là không chỉ những tập đoàn lớn tận dụng cơ hội để marketing này mà kể cả TikTok, một ứng dụng xã hội được ra mắt vào năm 2017 và đạt mức độ tăng trưởng một cách chóng mặt, cũng đã chạy quảng cáo trong trận đấu đến 2 lần.

Video quảng cáo của TikTok tại Super Bowl.

Đoạn quảng cáo trên chỉ là bước khởi đầu cho chiến lược thu hút số lượng lớn đối tượng sử dụng một cách đa dạng hơn, khi mà ứng dụng này vốn được yêu thích bởi các thanh thiếu niên nhưng hầu như không gây được tiếng vang trong thị trường người tiêu dùng ở độ tuổi trung niên. 

Sau đây là cách mà TikTok lên kế hoạch để phát triển cơ sở người dùng của mình.

Tận dụng lượng lớn người theo dõi

Như đã nói trên, TikTok tận dụng 102 triệu người xem Super Bowl và cũng đang có kế hoạch chạy quảng cáo trong các trận đấu lớn khác. Theo báo cáo của tạp chí Wall Street Journal, việc cố gắng xuất hiện tại Super Bowl năm nay có thể được xem là một cái đà cho TikTok tiếp cận các sự kiện thể thao, văn hóa, âm nhạc, thời trang và sắc đẹp khác. 

Đại diện của TikTok tuyên bố rằng công ty sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch marketing tại giải bóng rổ March Madness của Hiệp hội thể thao trường đại học quốc gia, một sự kiện thu hút 10,5 triệu người xem năm 2019 vừa qua cũng như quảng cáo trong Thế vận hội mùa hè tại Tokyo.

“Hiện nay, TikTok chính là một phần trong tư tưởng của thời đại này. Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch marketing của mình trong các sự kiện lớn như thế này,” đại diện của TikTok cho biết.

Đối với công ty thiếu nguồn lực để quảng cáo tại Super Bowl hoặc Thế vận hội, thì việc tìm cách tiếp cận một lượng lớn khán giả là rất quan trọng. Vậy thì làm thế nào bạn có thể tiếp cận các đối tượng một cách nhiều nhất có thể bằng cách sử dụng các nguồn lực marketing sẵn có? Đối tượng khách hàng nào mà bạn đang cố gắng thu hút? Đây là những câu hỏi mà bất kỳ đội ngũ marketing nào cũng nên tự hỏi.

Làm việc cùng các công ty khác

Quảng cáo thường được coi là việc mà một công ty trả tiền cho một công ty khác để tiếp cận được số lượng lớn đối tượng khán giả hơn. Chẳng hạn như TikTok phải trả tiền cho kênh FOX để quảng cáo của mình được phát sóng trong Super Bowl. 

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như quảng cáo không phải là một zero-sum game (tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại)? Điều gì xảy ra nếu các nhóm marketing có thể hợp tác để giúp cả hai bên?

Đây chính xác là những gì TikTok đang làm với các “hashtag challenges” trên nền tảng của mình. Các thử thách của TikTok tạo điều kiện cho các thương hiệu mua vị trí quảng cáo trên nền tảng này, từ đó tăng lượt xem cho cả thương hiệu và công ty truyền thông xã hội.

“Theo giám đốc điều hành của một công ty quảng cáo, các hashtag challenges sở hữu vị trí nổi bật trên ứng dụng TikTok có thể tạo ra hàng trăm triệu lượt xem trên nền tảng nếu thành công. Mùa thu năm ngoái, TikTok đã thu phí thương hiệu 150.000 đô la cho một hashtag challenges được tài trợ,” tờ Wall Street Journal cho biết.

Một trong những thương hiệu ví dụ cho câu chuyện trên là Kind, một công ty thực phẩm của Mỹ. Kind đã phát động một cuộc thi với hashtag #kindsimplecrunchcontest, kêu gọi những người dùng TikTok đăng tải video làm nổi bật được âm thanh giòn “rắc rắc” của thanh snack. Trong vòng 24 giờ, bài đăng gốc của Kind đã nhận được 18 triệu lượt xem.

Video của một người dùng TikTok tham gia vào hashtag challenges #kindsimplecrunchcontest của Kind.

Trang AdAge tiết lộ, TikTok chủ yếu thu hút các thương hiệu thiên về hình thức giải trí như Radio Disney (1,5 triệu người theo dõi) và Netflix (575.400 người theo dõi). Các thương hiệu khác gồm Kind, Red Bull, Kit-Kat, Coca-Cola Nhật Bản, Mountain Dew, Huyndai và Chipotle cũng là những cái tên đang bắt đầu chiến dịch marketing trên nền tảng này.

Đổi mới công nghệ quảng cáo

TikTok đã chứng tỏ được rằng mình có thể cạnh tranh với các nhà quảng cáo lớn nhất. Để làm được điều này, TikTok đã phải liên tục đổi mới hệ thống marketing của mình.

Theo Financial Times, chiến dịch marketing của TikTok bao gồm việc tinh chỉnh các đối tượng mục tiêu, tự động hóa tốt hơn quy trình mua quảng cáo và xây dựng quá trình giám sát và xác minh của bên thứ ba các số liệu quảng cáo của mình. Bằng cách này, công ty đang xây dựng công nghệ quảng cáo để đạt được sự tương đương độc quyền trong quảng cáo như Google và Facebook. 

Thông thường, một công ty sẽ ngủ quên trên chiến thắng khi đạt được thành công trong một chiến lược marketing nhất định, nhưng đối với TikTok thì họ luôn sẵn sàng để thử các công nghệ mới.

Blake Chandlee, người đứng đầu các giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng mình có thể xây dựng nền tảng quảng cáo theo cách phù hợp với tương lai sẽ diễn ra của thế giới chứ không phải với những gì đã diễn ra trên thế giới.”

Đây là một chiến lược mà bất kì nhóm marketing nào cũng có thể học tập theo. Thay vì nhìn mãi vào vị trí mà mình đang đứng, hãy nhìn xem đâu là nơi bạn muốn hướng đến trong một, hai hoặc năm năm nữa. Đâu là nơi mà tương lai hướng bạn đến?

Như cấu trúc marketing của TikTok cho thấy, trả lời những câu hỏi này chính là mấu chốt để tìm kiếm thành công.

Nhật Ánh – Advertising Vietnam

Nguồn: Medium

The post TikTok đang thay đổi ngành marketing như thế nào? appeared first on Advertising Vietnam.


TikTok đang thay đổi ngành marketing như thế nào? posted first on https://advertisingvietnam.com