Đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng khắp châu Á Thái Bình Dương vào tháng 1/2020, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều triệu người, trong khi hàng tỷ người khác cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các hạn chế trong cuộc sống và làm việc thường nhật cũng như những tác động lên nền kinh tế khu vực.
Trong toàn khu vực, Google đã chứng kiến cách người dân và doanh nghiệp thích nghi bằng sự kiên cường, quyết tâm và khéo léo, bao gồm cả việc áp dụng và phát triển các công nghệ mới. Ngày nay, một số khu vực ở Châu Á Thái Bình Dương đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp và hạn chế xã hội đối với thương mại, nhưng vẫn còn nhiều tháng nữa chúng ta mới có thể trở lại bình thường.
Định hướng của Google tại Châu Á Thái Bình Dương tập trung vào ba ưu tiên: góp phần ứng phó y tế tức thời, giúp mọi người học tập, làm việc tại nhà và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Google sẽ tiếp tục làm tất cả những gì có thể để giúp người dân trong khu vực vượt qua hoàn cảnh hiện tại và cam kết đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế, để Châu Á Thái Bình Dương cuối cùng có thể vực dậy mạnh mẽ hơn.
Đóng góp vào nỗ lực ứng phó y tế
Kể từ tháng 1, Google đã nỗ lực làm việc để chia sẻ thông tin đáng tin cậy trên Google Tìm kiếm và YouTube, hỗ trợ các chiến dịch y tế công, cung cấp thông tin cho các cơ quan y tế và hạn chế thông tin sai lệch. Google cũng đã mở rộng những nỗ lực toàn cầu này với các sáng kiến địa phương có mục tiêu cụ thể hơn trong khắp khu vực.
Tại Ấn Độ, Google đã giúp các nữ “internet saathi” (học viên kiêm người đào tạo về internet) chia sẻ khuyến cáo y tế có tính chứng thực với mạng lưới người quen, bạn bè của mình ở các làng quê. Tại Hàn Quốc, Google News Initiative đang cung cấp các buổi đào tạo hàng tuần dành cho các nhà báo về cách xác định thông tin sai lệch (tin giả / fake news). Tại Nhật Bản, nhà sáng tạo YouTube Hikakin đã phỏng vấn Thị trưởng Tokyo để giúp nâng cao nhận thức cho các khán giả trẻ của mình về các biện pháp giãn cách xã hội.
Google cũng đang giúp đỡ các chính phủ và tổ chức tại châu Á Thái Bình Dương tận dụng tối đa các công cụ của mình để trực tiếp chống lại dịch virus. Chính phủ Philippines đang tập trung truyền thông y tế bằng hệ thống AI do Google Cloud cung cấp, Bộ trưởng Kỹ thuật số Audrey Tang của Đài Loan đã sử dụng API của Google để tạo một ứng dụng theo dõi lượng khẩu trang tồn kho và Google đã làm việc với tổ chức phi lợi nhuận Better.sg của Singapore để tạo ra công cụ dịch thuật cho các chuyên gia y tế chăm sóc cho người lao động nhập cư. Google bắt đầu hiển thị vị trí của các trung tâm xét nghiệm COVID-19 trên Google Maps, Google Tìm kiếm và Google Assistant ở Indonesia, trước khi mở rộng tính năng này sang các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Philippines.
Bên cạnh việc ứng phó với khủng hoảng y tế, Google biết rằng mình cần bảo vệ và hỗ trợ những người có thể bị cô lập hoặc dễ bị tổn thương. Đội ngũ ở Ấn Độ đã giúp chính quyền địa phương chia sẻ các mái ấm qua đêm và điểm phát thực phẩm trên Google Maps, trong khi Công ty Southern Cross Care (SA, NT & VIC) ở Úc đang dùng Meet để giúp những người già trong viện dưỡng lão giữ liên lạc với gia đình của mình. Đó là hai ví dụ cho thấy cách công nghệ có thể hỗ trợ như thế nào.
Giúp mọi người làm việc và học tập tại nhà
Ở nhiều nơi tại Châu Á Thái Bình Dương, mọi người đã làm việc và học tập tại nhà trong nhiều tháng. Tại nơi nào có thể, Google đang điều chỉnh các công cụ và tài nguyên toàn cầu của mình theo nhu cầu địa phương, chẳng hạn như cho 1,8 triệu sinh viên trong khu vực Jakarta quyền truy cập vào công cụ G Suite cho Giáo dục (G Suite for Education). Google đã giới thiệu các phiên bản địa phương của Trung tâm tài nguyên Dạy từ nhà của mình, một dự án hợp tác với UNESCO, trên khắp 13 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương.
Cùng với việc các giáo viên và học sinh điều chỉnh cách thức dạy và học, Google đã thấy được nhiều cách tiếp cận mới trong khu vực. Tại Hàn Quốc, đài truyền hình công cộng EBS và Bộ Giáo dục đang sử dụng YouTube để phát trực tiếp các tiết học hàng ngày. Tại Malaysia, các hội thảo trực tuyến hàng ngày của Google dành cho giáo viên đã nhận được hơn 250.000 lượt xem. Và tại Úc, Eddie Woo, một chuyên gia về giảng dạy thông qua YouTube, đang chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên của mình để giúp các giáo viên đưa các bài giảng của mình lên mạng.
Các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có khả năng bị gián đoạn việc học và trì hoãn quá trình tiến bộ hơn cả, do đó, nằm trong quy mô dự án Quỹ học tập từ xa 10 triệu USD của Google.org, Google đã gia hạn khoản tài trợ 1 triệu đô la cho INCO. Khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ các tổ chức phi lợi nhuận ở Trung Quốc đại lục, Indonesia, Hồng Kông và Philippines giúp đỡ những sinh viên kém may mắn tiếp cận việc học tại nhà.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và trợ giúp các nền kinh tế địa phương phục hồi
COVID-19 đã khiến nhiều chủ doanh nghiệp chịu áp lực tài chính dữ dội, đó là lý do vì sao Google cung cấp tín dụng quảng cáo và các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương như một phần trong cam kết 150 triệu đô la Mỹ cho khu vực.
Google mong muốn giúp các doanh nghiệp áp dụng các cách thức làm việc và quản lý mới một cách dễ dàng, chẳng hạn như bằng cách tạo ra một trang web dành riêng cho các doanh nghiệp Úc và New Zealand, hoặc chuyển khóa học kỹ năng của Google sang định dạng trực tuyến, như chương trình Gapura Digital của Indonesia. Google đang giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ xoay chuyển doanh số bán hàng trực tuyến của họ và đóng góp vào việc phục hồi, như với Yamaya, một nhà sản xuất vớ Nhật Bản đang cung cấp nguyên liệu để giúp mọi người tự làm khẩu trang. Và Google cũng đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi lợi nhuận để giúp các doanh nghiệp đang chịu rủi ro cao nhất từ suy thoái kinh tế, bao gồm cung cấp các khoản tài trợ Google.org giúp tổ chức Youth Business International hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương và Quỹ The Asia Foundation nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số trong các cộng đồng bị thiệt thòi ở Đông Nam Á. Phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu từ các địa phương và chúng tôi muốn sẵn sàng để hỗ trợ quá trình đó.
Các doanh nghiệp nhỏ là một phần không thể thiếu trong cộng đồng của họ, nhưng họ cũng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế khi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tỷ trọng doanh nghiệp và chiếm lên đến 50% GDP ở hầu hết các nước châu Á Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp này sẽ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế lâu dài từ dịch COVID-19. Chỉ trong vài tuần qua, Google đã đưa ra các chương trình mới hỗ trợ đào tạo kỹ năng số tại Đài Loan, các nhà phát triển ở Hàn Quốc và các công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản, và sẽ khởi động thêm nhiều sáng kiến như thế này trong những tháng tới.
Trong đại dịch toàn cầu này, mọi người đều đóng một vai trò riêng. Trong tình hình Châu Á Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của COVID-19, Google sẽ tiếp tục sát cánh bên người dân, nhà kinh doanh và cộng đồng trong khu vực lâu nhất có thể và hỗ trợ quá trình tái thiết khi đến thời điểm thích hợp.
Theo Scott Beaumont, Chủ tịch Google Châu Á Thái Bình Dương
*Nguồn: Google tiếng Việt
The post Cam kết của Google về ứng phó dịch COVID-19 tại APAC appeared first on Advertising Vietnam.
Cam kết của Google về ứng phó dịch COVID-19 tại APAC posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét