Thứ Tư, 13 tháng 11, 2019

7 bài học vàng về truyền thông xã hội dành cho marketer

Thế nào là một chiến dịch truyền thông xã hội? Là những nỗ lực tiếp thị phối hợp để củng cố thông tin và tình cảm về một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu thông qua ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội.

Để truyền cảm hứng cho marketer về lĩnh vực này, sau đây là 7 chiến dịch truyền thông xã hội nổi bật nhất trong giới quảng cáo những năm vừa qua.

1. STARBUCKS: Chiến dịch Unicorn Frappuccino
Nền tảng xã hội: Instagram

Starbucks đã làm gì?
Tại sự kiện Frappuccino Happy Hour (2017), Starbucks đã ra mắt thức uống Unicorn Frappuccino và chỉ giới hạn phục vụ trong vòng một tuần.

Trên thực tế, món đồ uống màu pastel này có thể nhanh chóng nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng là nhờ vào: tâm lý lo sợ bị bỏ lỡ một siêu phẩm và xu hướng “Instagrammability” (một địa điểm chụp ảnh thu hút được triệu like).

Hiệu quả của chiến dịch:
Unicorn Frappuccino và hashtag của nó đã phủ sóng gần 155.000 bài đăng trên Instagram. Bất kể những đồn thổi về một chiến dịch marketing có chủ đích, Starbucks vẫn gặt hái được thành công hoành tráng và doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở châu Mỹ đã tăng 3% trong quý 2 năm 2017.

Bài học từ chiến dịch:
Ra mắt phiên bản giới hạn là một trong những chiêu thức bán hàng tuy không mới nhưng marketer có thể tận dụng cộng đồng mạng để tạo ra cú hích truyền thông mạnh mẽ.

2. BILLIE: Project Body Hair
Các nền tảng xã hội: Website, Facebook, Instagram, YouTube

Billie đã làm gì?
Những số liệu cho thấy phụ nữ thường phải chi nhiều hơn 10%-15% so với nam giới cho các sản phẩm hàng ngày khiến cộng đồng vô cùng phẫn nộ. Billie, một thương hiệu dao cạo tại Hoa Kỳ đã lên tiếng đẩy lùi Thuế Hồng (Pink Tax) và phản đối chủ nghĩa phân biệt giới tính trong tiếp thị.

Project Body Hair là quảng cáo đầu tiên của Billie mạnh dạn phô bày những vùng lông trên cơ thể người phụ nữ. Bản thân họ hoàn toàn có quyền lựa chọn cạo, tẩy hay giữ nguyên phần lông vốn có. Điều này như một sự chứng minh nữ giới ngày nay không còn cảm thấy xấu hổ và không phải che giấu cơ thể tự nhiên của mình.

Hiệu quả của chiến dịch:
Trong 11 tháng đầu tiên của chiến dịch, lượng tiếp cận hữu cơ của thương hiệu đã tăng lên 65.000 người theo dõi. Con số này hoàn toàn nhờ lượt chia sẻ trên mạng xã hội từ những người có cùng sở thích lướt web.

Bằng cách khuyến khích phụ nữ chia sẻ ảnh chụp phần lông tự nhiên trên cơ thể kèm theo hashtag #ProjectBodyHair (hoặc tải trực tiếp lên trang web của họ), Billie đang nâng cao nhận thức về thương hiệu và lòng trung thành của nhóm khách hàng nữ.

Bài học từ chiến dịch:
Nhận thức về chính trị có thể được cân nhắc trong các chiến dịch. Tuy rằng mạo hiểm nhưng đối với các thương hiệu có lập trường vững, họ vẫn can đảm lên tiếng. Với những nghiên cứu thị trường thông minh và hiểu biết sâu sắc về đối tượng mục tiêu, đôi khi “trong cái rủi lại có cái may”.

3. IHOP: Chiến dịch IHOb
Nền tảng xã hội: Twitter

IHOP đã làm gì?
Một trong những chiến dịch truyền thông xã hội kỳ lạ nhất năm 2018, IHOP đã lật ngược chữ cái cuối cùng trong tên thương hiệu và tạm thời trở thành IHOb. Công ty đã yêu cầu những người theo dõi trên Twitter đoán xem chữ “b” là viết tắt cho từ gì. Thực tế, đây là một chiêu trò quảng bá cho món Burger mới của hãng.

Hiệu quả của chiến dịch:
Sự úp mở về cái tên mới đã thu hút hơn 30.000 người dùng Twitter đưa ra phỏng đoán. Ngay sau khi tiết lộ chiến dịch, các bài đăng của IHOP lập tức nhận được hơn 15.000 lượt retweet. Một số người thậm chí còn đào bới trên mạng xã hội để tìm hiểu xem việc thương hiệu đổi tên có thật hay không.

Nhưng quan trọng nhất, doanh số bán Burger tại nhà hàng đã tăng gấp 4 lần từ chiến dịch IHOb.

Bài học từ chiến dịch:
Internet đôi khi thật lập dị, và thương hiệu có thể tận dụng sự “quái đản” đó để gợi nên sự tò mò và mang đến niềm vui cho người tiêu dùng.

4. DOVE: Chiến dịch Self-Esteem
Nền tảng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram, Website, YouTube

Dove đã làm gì?
Vào năm 2004, Dove đã tiên phong khởi xướng chiến dịch nâng cao nhận thức giá trị bản thân cho các cô gái. 15 năm kể từ khi ra mắt, chiến dịch toàn cầu của Dove đã từng lần “thay da đổi thịt” với nhiều hình thức đa dạng. Bao gồm quảng cáo Evolution, Real Beauty Sketches, Dove Selfie và Self-Esteem.

Các chiến dịch xã hội và trang web của Dove sở hữu nguồn tài nguyên quý giá, với mục đích giáo dục người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi về các vấn đề liên quan đến nhận thức giá trị bản thân, hành vi bắt nạt, thế giới trực tuyến, và nhiều hơn nữa.

Các hashtag của chiến dịch, bao gồm #RealBeauty, #NoLikeNeeded và #SpeakBeautificent đã khuyến khích mọi người thể hiện vẻ đẹp bên trong của họ. Công ty cũng đã cam kết ngừng chỉnh sửa tất cả hình ảnh được sử dụng trong tiếp thị vào năm 2019.

Hiệu quả của chiến dịch:
Chiến dịch của Dove được xếp vào một trong 100 chiến dịch hàng đầu của thế kỷ 21.

Bài học từ chiến dịch:
Trong nhiều năm liền, Dove đã tạo ra các chiến dịch mạnh mẽ và thu hút cộng đồng xung quanh chủ đề nhận thức vẻ đẹp bản thân. Nó là minh chứng cho thương hiệu có khả năng tạo ra làn sóng suy nghĩ và thay đổi tích cực cho người tiêu dùng trên nền tảng xã hội.

5. GILLETTE: Chiến dịch The Best Men Can Get
Nền tảng xã hội: YouTube, Twitter

Gillette đã làm gì?
Để hướng đến hình mẫu người đàn ông tuyệt vời nhất, Gillette đã đăng tải một video ủng hộ phong trào #MeToo và kêu gọi nam giới chống tình trạng quấy rối tình dục. Tuy nhiên, chiến dịch này đã phải đối mặt với những ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Một bộ phận khách hàng nam giới cảm thấy bị xúc phạm đã kêu gọi tẩy chay thương hiệu.

Hiệu quả của chiến dịch:
Theo công ty phân tích TalkWalker, Gillette đã đạt 1,5 triệu lượt nhắc đến trên mạng xã hội chỉ trong vòng 3 ngày (14/1-16/1). Hơn một triệu trong số đó, bao gồm cả bình luận tích cực và tiêu cực, đã diễn ra trong vòng 24 giờ kể từ ngày chiến dịch The Best Man Can Get ra mắt.

Bên cạnh đó, video “We Believe” cũng đã thu hút lượt xem khổng lồ trên YouTube cho đến thời điểm hiện tại. Yêu hay ghét, điều quan trọng là nội dung của chiến dịch đã tạo ra tiếng vang lớn trong cộng đồng.

Bài học từ chiến dịch:
Nghiên cứu thương hiệu Edelman 2018 cho thấy 64% người tiêu dùng sẽ ủng hộ (hoặc tẩy chay) một thương hiệu dựa trên lập trường chính trị hoặc xã hội của họ. Các thương hiệu càng xác định rõ giá trị kinh doanh thì tất yếu người tiêu dùng sẽ càng tin tưởng vào chiến dịch tiếp thị của thương hiệu.

6. OREO: “Dunk in the Dark”
Nền tảng xã hội: Twitter

Oreo đã làm gì?
Tại trận đấu Super Bowl 2013, Oreo đã tận dụng sự cố mất điện lớn bằng cách tweet ra thông điệp sau: “Mất điện ư? Không vấn đề gì. Bạn vẫn có thể nhúng bánh vào sữa để ăn trong bóng tối mà.”

Hiệu quả của chiến dịch:

Đoạn tweet dí dỏm của Oreo đã nhanh chóng được lan truyền và thu hút hàng ngàn lượt thích và chia sẻ. Một ngày sau đó, Huffington Post tuyên bố một trong những quảng cáo đáng chú ý nhất của Super Bowl vào Chủ nhật thậm chí không phải là quảng cáo – mà đó chỉ là một đoạn tweet của Oreo trong thời gian mất điện.

Bài học từ chiến dịch:
Thời khắc tỏa sáng có thể diễn ra trong nháy mắt, các thương hiệu phát huy sự nhanh nhẹn để nắm bắt cơ hội.

7. SPOTIFY: Chiến dịch #2018Wrapped
Nền tảng xã hội: Spotify, Instagram, Facebook, Twitter

Spotify đã làm gì?
Trong năm 2016, trung bình người dùng Spotify nghe hơn 2 giờ âm nhạc mỗi ngày. Một d! Dịch vụ phát nhạc đã mang đến cho người dùng một món quà: một năm nhìn lại những khoảnh khắc âm nhạc trên Spotify.

Tính năng Wrapped sẽ đề xuất top 100 giai điệu hàng đầu mà người nghe đã thưởng thức trong năm và bao gồm:

  • Tổng số phút phát nhạc
  • Số nghệ sĩ mới được tìm kiếm
  • Những bài hát và nghệ sĩ được nghe nhiều nhất
  • Những thể loại hàng đầu

Và, tất nhiên, Spotify khuyến khích người dùng chia sẻ thông tin đó trên Instagram, Facebook và Twitter.

Hiệu quả của chiến dịch:
Theo The Atlantic, Spotify Wrapped là một màn trình diễn ấn tượng để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng tại thời điểm mà kỳ vọng vào các công ty công nghệ xuống thấp trong lịch sử.

Bài học từ chiến dịch:
Chiến dịch của Spotify là một ví dụ tuyệt vời về một chiến dịch tích hợp giữa tự động hóa và dữ liệu. Quảng cáo đa nền tảng và khả năng chia sẻ của nó trên thực tế đã đảm bảo khả năng chiến dịch này trở nên lan truyền.

Ngoài ra, Spotify đã tìm ra cách tận dụng kho dữ liệu của mình dựa trên cơ sở người dùng ưa chuộng chia sẻ và so sánh thông tin.

Ngọc Anh / Advertising Vietnam

Nguồn Hootsuite

The post 7 bài học vàng về truyền thông xã hội dành cho marketer appeared first on Advertising Vietnam.


7 bài học vàng về truyền thông xã hội dành cho marketer posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét