Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Liệu Dior có tồn tại ở Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng truyền thông?

Dior gặp khủng hoảng trên thị trường Trung Quốc khi thể hiện bản đồ của quốc gia này nhưng không có Đài Loan. Thương hiệu này đang gặp nhiều rắc rối và có nguy cơ bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay.

Ngày 16/10 vừa qua, Dior thực hiện một hội thảo tại Đại học Gongshang, Chiết Giang nhưng ở phần trình bày bản đồ Trung Quốc lại không có sự xuất hiện của Đài Loan. Khi một sinh viên đặt câu hỏi về sự thiếu sót này, người dẫn chương trình phản hồi rằng Đài Loan quá nhỏ để có thể nhìn thấy trên bản đồ. Đáp trả lại câu nói đó, sinh viên liền chỉ tay vào đảo Hải Nam nhỏ hơn so với Đài Loan nhưng vẫn xuất hiện rõ ràng. Thông tin nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, chỉ trong 12 giờ đồng hồ đã thu hút 1 triệu lượt xem và 2.000 bình luận trên Weibo khiến thương hiệu này đối diện với rất nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến chính trị và văn hoá quốc gia Trung Quốc.

Sau đó vài giờ, nhãn hàng thuộc tập đoàn thời trang cao cấp LVMH – Dior đã gửi lời xin lỗi trên tài khoản Weibo: “Trước tiên, Dior xin gửi lời xin lỗi sâu sắc về tuyên bố không chính xác và sai lệch do nhân viên của Dior đưa ra tại một buổi thuyết trình ở trường học”. “ Dior luôn tôn trọng và ủng hộ nguyên tắc ‘ Một Trung Quốc’, bảo vệ nghiêm ngặt chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, cũng như trân trọng tình cảm của người dân Trung Quốc’’, hãng tuyên bố cùng lời hứa sẽ không để mọi chuyện tái di

Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, Dior vẫn chưa ra một lời xin lỗi chính thức nào trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là ở các kênh truyền thông xã hội phương Tây. Điều này tiếp tục gây ra khủng hoảng truyền thông cho thương hiệu Dior. Cộng đồng Trung Hoa cảm thấy sự thiếu chân thành và họ muốn lời xin lỗi phải được thực hiện trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội phương Tây, cũng như Trung Quốc.

Không riêng Dior mà một số thương hiệu như: Dolce & Gabbana, Versace, Coach, Calvin Klein đã chịu tổn thất lớn về doanh thu bán hàng ở Trung Quốc khi mắc lỗi về chính trị và văn hoá tại quốc gia này. Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và phản ứng quyết liệt với các công ty nước ngoài đang làm ăn kinh doanh tại Trung quốc khi họ đưa ra các thông tin ảnh hưởng đến chính trị và văn hoá.

Thương hiệu Dolce & Gabbana đã chứng kiến doanh thu gần như bị xoá sổ tại thị trường T rung Quốc khi đăng tải quảng cáo có người mẫu Trung Hoa đang cố gắng ăn Pizza bằng đũa. Xử lý khủng hoảng truyền thông chậm trễ đã khiến cộng đồng người tiêu dùng của Trung Quốc tẩy chay đến tất cả các sản phẩm của hãng. Nhà thiết kế Stefano Gabbana của Dolce & Gabbana phải đưa ra tuyên bố xin lỗi: “Chúng tôi phải xin lỗi vì những sai lầm đã gây ra. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đi những trải nghiệm và bài học từ sự việc lần này, sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Chúng tôi sẽ cố gắng để hiểu và tôn trọng văn hóa Trung Quốc

Tiếp theo đó là Versace cũng có những sai phạm tương tự khi đưa ra sản phẩm áo phông thể hiện Hồng Kông là một quốc gia riêng biệt với Trung Quốc. Thương hiệu này đã xử lý khủng hoảng truyền thông rất nhanh để kiểm soát câu chuyện này trong vòng 12 phút trước khi có dấu hiệu vượt kiểm soát. Tuy nhiên, cộng đồng Trung Quốc vẫn có rất nhiều ý kiến về việc không có lời xin lỗi nào trên phương tiện truyền thông phương tây. Đáp trả động thái đó, người sáng lập thương hiệu- Donatella Versace đã xử lý bằng cách gửi lời xin lỗi trên các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram.Công ty xin lỗi về thiết kế sản phẩm của mình và đã thu hồi áo thun được sản xuất vào tháng Bảy. Thương hiệu chấp nhận trách nhiệm và đang tìm các biện pháp để cải thiện cách mà chúng tôi hoạt động hàng ngày để trở nên có ý thức và nhận thức hơn,” Versace viết trên Twitter hôm 11/8.

Chỉ một ngày sau sự vụ của Versace, các hãng thời trang cao cấp khác là Coach của Mỹ và Givenchy của Pháp cũng phải xin lỗi chính quyền và người tiêu dùng Trung Quốc vì liên quan tới những chiếc áo thun bị cho là có nội dung không phản ánh đúng chính sách “Một Trung Quốc”.

Những sự kiện này là bài học để các công ty nước ngoài tìm hiểu kĩ hơn về thị trường cũng  thích ứng văn hoá Trung Hoa. Để tránh những cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra, các thương hiệu nên quản lý chặt chẽ và giám sát quy trình hoạt động, không nên áp dụng suy nghĩ theo kiểu phương Tây ở thị trường Trung Quốc. Sự cố của Dior là một bài học lớn của các nhà kinh doanh, nhằm nhấn mạnh việc quản lý phát ngôn trước khán giả, có kiến thức sâu sắc về chính trị, văn hoá và  thực hiện tốt việc xử lý khủng hoảng ở Trung Quốc.

My Phan / Advertising Vietnam

Theo: Campaign Asia

The post Liệu Dior có tồn tại ở Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng truyền thông? appeared first on Advertising Vietnam.


Liệu Dior có tồn tại ở Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng truyền thông? posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét