Matthew Harrison – Giám đốc hoạch định chiến lược tại Geometry Việt Nam đã có buổi phỏng vấn đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam so với một số thị trường Âu – Mỹ.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Matthew Harrison đã có cơ hội trải nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau. Sau khi tốt nghiệp Đại học Manchester, ông tiếp tục làm việc tại London và sau đó chuyển đến New York, Hồng Kông, Lausanne, Tokyo tại các agency nổi tiếng như: Saatchi & Saatchi, Sugartown Creative và Leo Burnett. Cho đến năm ngoái, ông quyết định lựa chọn Việt Nam, đất nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, là điểm dừng chân tiếp theo của mình.
Bài phỏng vấn dưới đây tổng kết các xu hướng phổ biến tại Việt Nam và làm thế nào để các thương hiệu có thể cộng hưởng tốt hơn với người tiêu dùng.
Điều gì khiến ông bận rộn trong thời gian gần đây?
Hiện tại, tôi đang tập trung vào một chiến dịch đa tầng cho một trong những khách hàng FMCG. Đây là cơ hội hấp dẫn nhưng cũng đem lại thách thức nhất định. Làm thế nào để bạn đảm bảo các bước liên tục và phù hợp với một ngành hàng sở hữu những người tiêu dùng bảo thủ và không muốn thay đổi như FMCG. Sau rất nhiều thay đổi để thuyết phục khách hàng, chúng tôi đã bắt đầu một chiến dịch mới với những bước tiến đáng kể.
Ông đã có cơ hội làm việc tại nhiều thành phố nổi tiếng trên thế giới. Tại sao ông lại chọn Việt Nam? Điều gì khiến Việt nam đặc biệt hơn so với một số thị trường lớn mà ông đã từng làm việc?
Có hai lý do thực sự. Đầu tiên là “không quy tắc”. Ở đây, với mỗi dự án khác nhau, chúng tôi được tự do đề xuất giải pháp. Là một quốc gia mới nổi vào thế kỷ 21, Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc tiếp thị.
Lý do thứ hai là thị trường này rất sôi động so với một số thị trường ở ÂuMỹ – nơi có các nền kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại và sự năng động thậm chí bị xem là rủi ro. Tại Việt Nam, những viễn cảnh tốt đẹp mở ra ở bất cứ nơi đâu mà bạn có thể cảm nhận.
Trong khi tăng trưởng nhanh, Việt Nam vẫn là một thị trường đang phát triển. Ông nhận thấy những khía cạnh nào mà các thương hiệu và agency có thể cải thiện để thực hiện chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn?
Bạn hãy đảm bảo rằng: các kiến thức mới có thể lĩnh hội ở nhiều nơi khác nhau nhưng cần được áp dụng trong khả năng cảm nhận của văn hóa Việt Nam.
Những xu hướng nào gần đây tại Việt Nam khiến ông đang quan tâm?
Tôi nghĩ rằng việc bắt “trend” tại Việt Nam rất phức tạp và luôn có những tác động văn hóa đằng sau đó. Đối với tôi, không có gì gọi là xu hướng xấu bởi vì những điều ẩn chứa sau đó thật thú vị.
Xu hướng khởi nghiệp: xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Việt Nam và len lỏi trong mỗi con người Việt. Điều này khiến nền kinh tế C2C tại Việt Nam luôn tràn đầy năng lượng.
Chủ nghĩa môi trường: cũng đang phổ biến tại Việt Nam, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, điều này được thúc đẩy bởi mối quan tâm thực sự đối với môi trường hay chỉ là để lấy tiếng tăm. Những thiệt hại về môi trường thực sự là vấn đề cấp thiết tại Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Văn hóa trà sữa: có sức lan tỏa và ảnh hưởng rất lớn trong thế hệ Millennial. Cũng như tất cả các xu hướng phổ biến khác ở Việt Nam nhưng nó lại phức tạp hơn vẻ bề ngoài. Ở Việt Nam, Millennial được chia thành hai nhóm: những người sinh từ năm 1975-1990 và những người sinh sau năm 1990. Nhóm thứ nhất thường xem việc uống trà sữa là một sự hoang phí và không cần thiết, trong khi nhóm trẻ lại đề cao và xem đó như một dấu hiệu về sự giàu sang và biểu hiện tích cực của chủ nghĩa cá nhân. Văn hóa trà sữa đại diện cho bản chất đang thay đổi tại Việt Nam và những xung đột văn hóa giữa các thế hệ.
Phẫu thuật thẩm mỹ: không còn là chủ đề lạ lẫm trong thời đại ngày nay. Một chiếc cằm chữ V, một khuôn mũi cao ráo và đôi mắt to tròn được xem là những hình mẫu lý tưởng của con người. Đây là một dấu hiệu chứng minh rằng người Việt Nam đang hướng đến những diện mạo tự tin và hiện đại hơn.
Thuốc lá điện tử: bởi vì không có một quy định nào về thuốc lá điện tử nên sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt là những người có tiền muốn thể hiện bản thân bằng cách sử dụng công nghệ cao để thưởng thức thuốc lá. Tại Việt Nam, hút thuốc là một dấu hiệu của nam tính. Thật bất ngờ khi thấy “di sản văn hóa” nam tính này biến thành một biểu hiện của địa vị.
Hiện tại, ông đang quan tâm đến chiến dịch quảng cáo nào tại Việt Nam?
Sabeco, chủ sở hữu của Bia Sài Gòn, đã thực hiện một chiến dịch thực sự ấn tượng trong ba năm vừa qua. Họ đặt nền tảng chiến dịch trong các giá trị truyền thống của Việt Nam, đồng thời mở rộng dấu ấn thương hiệu lên các khu vực phía Bắc. Đó là cách tốt nhất để trở thành nhãn hàng quốc dân và đặt nền móng để mở rộng ra thị trường nước ngoài.
Bạn bè và đồng nghiệp của tôi ở đây vô cùng hào hứng khi biết tôi rất yêu thích ẩm thực Việt Nam. Họ luôn tự hào về các món ăn của đất nước mình! Niềm tự tôn dân tộc của người Việt Nam thể hiện sâu sắc qua mọi khía cạnh. Hãng hàng không Vietnam Airlines đã nắm bắt insight này rất tốt và thể hiện đầy đủ các góc độ (về con người, văn hóa, phong cảnh và mơ ước) qua một bộ phim tuyệt đẹp.
Ngoài hai thương hiệu trên, Durex Việt Nam cũng đang được thế hệ Millennial yêu thích bởi những quảng cáo mang tính thời sự và hài hước. Có thể nói đây là một bước đột phá tại Việt Nam, một xã hội còn ngần ngại khi bàn về vấn đề tình dục.
Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ quý giá!
Ngọc Anh | Advertising Vietnam
Theo CampaignAsia
The post Giám đốc hoạch định chiến lược tại Geometry: “Thị trường Việt Nam năng động hơn so với Âu Mỹ” appeared first on Advertising Vietnam.
Giám đốc hoạch định chiến lược tại Geometry: “Thị trường Việt Nam năng động hơn so với Âu Mỹ” posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét