Truyền thông trên mạng xã hội đang ngày càng phát triển và có nhiều xu hướng mới được cập nhật. Chính vì thế, các Marketer luôn phải nắm rõ thị trường truyền thông để có thể đón đầu “làn sóng” mạng xã hội.
Sau đây sẽ là dự báo về 6 xu hướng truyền thông trên mạng xã hội trong năm 2020.
1. TikTok sẽ lên ngôi:
TikTok là một nền tảng mạng xã hội rất được thế hệ gen Z và cả millenial ưa chuộng. Chính vì độ phổ biến của Tiktok mà rất nhiều marketer sử dụng nền tảng này để quảng cáo. Dự báo năm 2020 sẽ có rất nhiều thương hiệu trên toàn cầu sử dụng TikTok để truyền thông quảng bá sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng này để tạo ra tiếng nói thương hiệu, vừa tương tác với khán giả và thu hút thêm người dùng trẻ.
Tính đến năm 2019, ứng dụng TikTok có 500 triệu người dùng trên toàn thế giới và 1.5 tỷ lượt tải trên toàn cầu. Điều này giúp TikTok trở thành ứng dụng đứng thứ 9 của các trang mạng xã hội được ưa chuộng.
2. Tận dụng social listening:
Việc sử dụng công cụ để “lắng nghe” cộng đồng mạng (social listening) giúp doanh nghiệp tiếp nhận phản hồi từ khách hàng hoặc những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó có giải pháp truyền thông hiệu quả hơn.
Hiện nay, có khoảng 90% người sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thương hiệu và các nhà bán hàng qua mạng. 78% người dùng Twitter mong đợi thương hiệu sẽ phản hồi trong vòng một giờ. Vì vậy, việc sử dụng công cụ để “lắng nghe” nhu cầu người tiêu dùng là vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp.
Kết quả khi doanh nghiệp sử dụng Social listening là:
- 24% sản phẩm được cải thiện chất lượng.
- 25% thu hút được lượng khách hàng mới.
- 21% cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
3. Sử dụng Micro-influencer để tăng hiệu quả tiếp thị cho các thương hiệu:
Influencer chính là cầu nối quan trọng giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu. Bởi người tiêu dùng có xu hướng tin vào các đề xuất từ bên thứ ba hơn là từ chính thương hiệu hay doanh nghiệp.
Trái ngược với những influencer có tầm ảnh hưởng lớn, các micro-influencer tồn tại trong mọi lĩnh vực tiếp thị. Họ có số lượng người theo dõi dưới 10000, nhưng hầu hết những người theo dõi họ thực sự rất quan tâm đến những gì influencer nói. Micro-influencer rất gắn bó với cộng đồng của họ và thường được coi là chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Khi thương hiệu kết nối với các micro-influencer sẽ tạo khả năng điều hướng lưu lượng truy cập tới website, tăng mức độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội hoặc có thể bán sản phẩm thông qua những câu chuyện trải nghiệm từ các micro-influencer.
4. Nội dung trực tiếp (Live content) sẽ phát triển mạnh:
Trong những năm gần đây, người dùng mạng xã hội có xu hướng ưa chuộng nội dung trực tuyến. Theo nghiên cứu về các video của Facebook live, Youtube live và Instagram live chỉ ra rằng: Số giờ xem nội dung video trực tiếp tăng 65% từ năm 2017 đến năm 2018.
Theo Forrester, người dùng xem video trực tiếp lâu hơn 10 đến 20 lần so với các video có nội dung theo yêu cầu. Điều này làm cho việc phát trực tiếp video sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và ngày càng gia tăng sự tương tác trên mạng xã hội.
Neil Patel – Một chuyên gia Marketing đầu ngành đã dự đoán video phát trực tiếp sẽ là một ngành công nghiệp trị giá 70,5 tỷ đô la vào năm 2021.
5. Hạn chế thông tin giả trên mạng truyền thông xã hội:
Trong những năm qua, ngày càng có nhiều vụ bê bối và tranh luận xảy ra xung quanh việc các nền tảng truyền thông xã hội đưa thông tin không đúng sự thật.
Điều này dường như khó có thể tránh khỏi bởi phương tiện truyền thông xã hội là nơi thông tin được đăng tải từ người dùng và chưa thể có sự xác nhận thực tế trước khi đăng tải. Và nguồn thông tin giả này có thể bị lan truyền rất nhanh trong khoảng vài giờ đến hàng triệu người.
Chính vì vậy, các nền tảng truyền thông xã hội đã bắt đầu giải quyết vấn đề trên bằng nhiều cách như:
- Năm 2019, Twitter đã cấm quảng cáo chính trị và tiến hành sử dụng công nghệ để kiểm soát thông tin giả mạo.
- Facebook cũng đang phát triển bộ phận quản lý thông tin thực tế, những nỗ lực này nhằm hướng tới việc hạn chế tin tức giả mạo vào năm 2020.
6. Mạng xã hội sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần của người dùng:
Instagram đã tiến hành ẩn lượt thích trên nền tảng của mình; Facebook cũng đang thử nghiệm việc ẩn lượt thích và Twitter cũng có kế hoạch như vậy.
Các nền tảng truyền thông xã hội rất dễ bị chỉ trích vì gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người dùng. Chính vì vậy, việc ẩn lượt thích trên mạng xã hội sẽ làm giảm áp lực bị phán xét cho người sử dụng.
Năm 2019 đang dần kết thúc và nếu nhìn lại bạn sẽ thấy rất nhiều sự thay đổi trong xu hướng mạng xã hội đã trải qua trong năm vừa rồi. Chính vì vậy mà năm 2020 tới đây, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho những đổi mới ở các nền tảng truyền thông xã hội để có thể bắt kịp xu hướng.
My Phan / Advertising Vietnam
Nguồn: Socialmediatoday
The post Dự đoán 6 xu hướng truyền thông trên mạng xã hội năm 2020 appeared first on Advertising Vietnam.
Dự đoán 6 xu hướng truyền thông trên mạng xã hội năm 2020 posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét