2019 là một năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của khu vực Châu Á -Thái Bình Dương (APAC) từ chính trị, phim ảnh, công nghệ cho đến lĩnh vực marketing.
Sau khi xem xét các sự kiện nổi bật, Think with Google đã đào sâu về những chủ đề phổ biến trong năm nay để rút ra bài học kinh nghiệm cho năm 2020.
1. Ở Đông Nam Á, khu vực “phi đô thị” có tiềm năng tăng trưởng mạnh
Nền kinh tế internet Đông Nam Á đã tăng gấp 3 lần trong vòng bốn năm qua. Giá trị các giao dịch trực tuyến cán mốc 100 tỷ đô la và dự kiến sẽ đạt 300 tỷ đô la vào năm 2025. Trong đó, hơn 50% nền kinh tế internet của khu vực xuất phát từ các đô thị lớn.
Trung bình, người dân thành thị mua hàng trực tuyến nhiều gấp 6 lần so với những người sống ở nơi khác. Điều này có nghĩa là, nếu như các khu vực phi đô thị cũng tham gia vào các sàn thương mại điện tử, chúng ta sẽ chứng kiến một sự tăng trưởng kinh tế vô cùng mạnh mẽ.
2. Dự đoán hành vi người tiêu dùng thông qua dự báo thời tiết
Dựa trên dữ liệu thời tiết và xu hướng tìm kiếm, Ruler By Weather giúp các thương hiệu cung cấp quảng cáo có liên quan đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, một ngày vô cùng nóng nực khiến cơ thể mọi người bị mất nước – đây có thể trở thành cơ hội dành cho các thương hiệu kem, nước giải khát. Từ đây, các nhà tiếp thị có thể lập kế hoạch tốt hơn và tăng doanh số khi kích hoạt các chiến dịch cho sản phẩm cụ thể vào thời điểm phù hợp.
3. Khi mùa mua sắm kéo dài, việc lập kế hoạch trước là vô cùng quan trọng
Được thúc đẩy bởi các lễ hội mua sắm, mùa bán lẻ trong khu vực APAC sẽ kéo dài hơn, bắt đầu từ tháng 9 (với mùa Sale 9/9) và kết thúc tốt đẹp sau Ngày tặng quà – Boxing Day. Bên cạnh đó, Ngày độc thân 11/11 cũng được tổ chức hoành tráng trên khắp khu vực và toàn thế giới. Chính vì vậy, các thương hiệu càng có nhiều lý do để lên kế hoạch sớm nhất để tận dụng tối đa thời gian. Hợp nhất dữ liệu, chạy các chương trình khuyến mãi kịp thời và sử dụng quảng cáo trực tuyến để truyền cảm hứng mua hàng ngoại tuyến, tăng tính cạnh tranh.
4. Thách thức lớn nhất đối với thiết bị di động là tốc độ
Trong Báo cáo Masters of Mobile APAC, các nhà nghiên cứu đã xem xét trải nghiệm người dùng trên hơn 700 trang web được truy cập nhiều nhất trong khu vực, từ đó xác định điều gì quan trọng nhất đối với họ. Kết quả là ngay cả Trung Quốc, đất nước dẫn đầu tốc độ tải trang web trung bình là 5,4 giây nhưng vẫn còn thua xa mong đợi của người dùng từ các trang web di động là 3 giây.
5. Hành động ngoại tuyến của người tiêu dùng được lấy cảm hứng từ hành vi trực tuyến
Đại đa số người mua sắm ở Đông Nam Á thích mua hàng ngoại tuyến. Tuy nhiên theo một nghiên cứu, hơn một nửa số giao dịch mua tại cửa hàng bị ảnh hưởng bởi kỹ thuật số. Đó là lý do tại sao các nhà bán lẻ cần thực hiện chiến lược kỹ thuật số để đạt được cả hiệu suất trực tuyến và lượng khách tại cửa hàng.
6. Thị trường game mobile tại APAC phát triển nhanh nhất thế giới
Game mobile là phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp game. Doanh thu của nó được dự đoán sẽ đạt 180 tỷ đô la vào năm 2021. Và APAC, một khu vực thu hút các game thủ trải dài khắp các quốc gia, ngôn ngữ và sở thích đã trở thành tâm điểm của sự phát triển đó. Với tiềm năng hứa hẹn, việc thâm nhập vào tâm trí của các game thủ di động APAC sẽ nằm trong danh sách việc cần làm của thương hiệu vào năm 2020.
7. Các nhà bán lẻ ở nông thôn Việt Nam cần đẩy mạnh quảng trực tuyến
Người tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thường khó tiếp cận vì thiếu các nghiên cứu về đối tượng đặc biệt này. Theo báo cáo “Tình trạng sử dụng Di động ở Nông thôn Việt Nam”,
trong 70% người dân nông thôn Việt Nam click vào những quảng cáo tìm kiếm có đến 45% mua sắm tại cửa hàng. Từ đó, thương hiệu cần tích cực tiếp cận với phân khúc khách hàng nông thôn qua quảng cáo trực tuyến, không chỉ nên hy vọng bán các sản phẩm tại các cửa hàng xung quanh nơi ở của họ.
8. Tự động hóa mang lại hiệu quả mà các nhà tiếp thị cần
“Xử lý dữ liệu thủ công có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn bạn nghĩ” – đó là lý thuyết của iProspect. Nó xem xét phương pháp tiếp cận dữ liệu, sử dụng tự động hóa để giải phóng hàng giờ làm việc cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lại như chuẩn bị chiến dịch, tối ưu hóa và báo cáo. Kết quả cho thấy, tổ chức đã tiết kiệm được 427 giờ bằng cách tự động hóa các phần tẻ nhạt nhất trong một chiến dịch kỹ thuật số.
9. Quảng cáo video chiếm cảm tình của người Ấn Độ
Năm 2018, Flipkart đã đưa ra một sáng kiến đầy tham vọng để thương hiệu thời trang Flipkart Fashion dẫn đầu phong cách trực tuyến tại Ấn Độ. Để làm điều này, thương hiệu đã thực hiện một chuỗi quảng cáo YouTube và chiến lược truyền thông giai đoạn đầu để tăng phạm vi tiếp cận, tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng Ấn Độ.
10. Các thương hiệu du lịch ở APAC cần điều chỉnh chiến lược cho nhiều quốc gia khác nhau
APAC tự hào là một trong những thị trường du lịch lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới. Đến năm 2020, ngành du lịch APAC sẽ chiếm hơn 40% doanh số bán hàng du lịch trực tuyến toàn cầu, vượt qua cả Bắc Mỹ và Tây Âu.
Trên cơ sở đó, Google đã tiến hành nghiên cứu ba thị trường du lịch lớn nhất khu vực APAC, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, và thấy rằng hành vi của người tiêu ở mỗi quốc gia rất khác nhau. Chính vì vậy các thương hiệu du lịch muốn tăng cường sự hiện diện của họ tại APAC cần phải nghiên cứu chiến lược đa dạng, thay đổi theo từng quốc gia.
Ngọc Anh / Advertising Vietnam
Theo Think with Google
The post Google Review 2019: Những insight hàng đầu tại khu vực APAC appeared first on Advertising Vietnam.
Google Review 2019: Những insight hàng đầu tại khu vực APAC posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét