Sau khi thông báo ngừng hỗ trợ Android Beam trong Android Q hồi tháng 5, Google dường như đang nghiên cứu một công nghệ chuyển dữ liệu siêu tốc mới mang tên Fast Share.
Theo Neowin, tính năng này có thể được kích hoạt thông qua ADB (ADB thường được sử dụng khi cố gắng chạy các ứng dụng dành cho điện thoại trên máy tính, do đó bạn có thể debug (gỡ lỗi) các lỗi trên các ứng dụng của mình, ứng dụng mà bạn đang tạo), nhưng nó vẫn chạy chưa thực sự hoàn hảo. Tuy nhiên, trong một số thử nghiệm thì những thiết bị có thể tương thích với Fast Share bao gồm Chromebook, thiết bị Android, iPhone và smartwatch.
Đây được xem là một công nghệ trao đổi dữ liệu siêu tốc giữa các thiết bị Android với nhau, và cũng giúp Google dễ dàng cạnh tranh với tính năng AirDrop mà Apple đang áp dụng trên các sản phẩm của mình.
Ngoài ra, khi người dùng kết nối với thiết bị khác, một thông báo sẽ hỏi họ có muốn cung cấp cho thiết bị mức độ hiển thị ưa thích không. Điều này sẽ cho phép thiết bị của người dùng khác nhìn thấy thiết bị của bạn nhanh hơn trong tương lai.
Theo những người đã kích hoạt tính năng này, không rõ yêu cầu hệ điều hành Android nào có thể chạy Fast Share, nhưng nó sẽ có mặt trên Android 9.0 với Google Play Services được cài đặt. Vì Fast Share chỉ yêu cầu hỗ trợ Bluetooth và Wi-Fi Direct nên chắc chắn sẽ thú vị khi tính năng này được giới thiệu trên tất cả các thiết bị có khả năng chạy phiên bản mới nhất của bộ Google Play Services.
Hiện tại, tính năng Fast Share vẫn còn đang được phát triển nên người dùng được khuyến cáo sử dụng ứng dụng Files của Google để chuyển dữ liệu không bị lỗi mất tập tin.
Phụ nữ không chỉ là nhân vật duy nhất trong những chiến dịch về bình đẳng giới. Chiến dịch “It Takes a Real Man” của Gillette là một trong số ít quảng cáo tạo tiếng vang khi đề cao giá trị của phái mạnh và khuyến khích họ hoàn hảo theo cách riêng của mình.
Chiến dịch được thực hiện bởi Proximity Madrid dựa trên một nghiên cứu: cứ 8 trên 10 nam giới đều từng nghe rằng “Bạn phải thật đàn ông”. Nhưng “đàn ông” nghĩa là sao?
Là thương hiệu chăm sóc cá nhân hàng đầu cho nam giới, Gillette đã phát động chiến dịch “It Takes a Real Man” thay cho câu trả lời, đồng thời xem xét ý nghĩa của việc trở thành một người đàn ông “thực sự”.
Chiến dịch khởi xướng bằng các đoạn quảng cáo 45s và 20s kế thừa nét kinh điển và tính biểu tượng trong nhiều năm qua của chiến dịch Gillette. Ngoài sự xuất hiện của nhiếp ảnh gia, “drag queen” (nghệ sĩ chuyển giới) Rubén Errebeene, quảng cáo còn quy tụ những gương mặt nam giới nổi tiếng tại Tây Ban Nha như diễn viên Paco León và Jesús Vidal; ca sĩ Dani Martín; cầu thủ bóng đá David Silva, vận động viên Pau Ribes để đưa ra thông điệp: người đàn ông hãy trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ.
Insights
Quan niệm về “người đàn ông đích thực” đã trở thành một khuôn mẫu thống trị qua nhiều thế hệ nam giới. Bằng cách này hay cách khác, điều này cản trở tự do ngôn luận và hành vi, gây nên những suy nghĩ sai lầm về bản chất của người đàn ông.
Một nghiên cứu đã tiết lộ rằng “75% đàn ông ở Tây Ban Nha không đồng nhất với khuôn mẫu nam giới truyền thống và có ý định nuôi dạy con cái dựa trên một phương pháp tích cực, tiến bộ hơn”. Đây là một trong những phát hiện quan trọng được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Salvetti Llombart dành riêng cho Gillette. Với mục đích tìm hiểu ý nghĩa hình tượng nam giới ở Tây Ban Nha, bài nghiên cứu cũng chính là điểm khởi đầu cho chiến dịch “It Takes a Real Man” lần này.
Cuộc nghiên cứu thế kỷ của Gillette
Tám trong số mười người đàn ông Tây Ban Nha được hỏi về khái niệm “người đàn ông đích thực” và “Người đàn ông thực sự có nghĩa vụ phải cư xử như thế nào?”. Thế nhưng chỉ một phần tư trong họ có thể trả lời hoàn chỉnh được các câu hỏi này. Những khảo sát tương tự được thực hiện và trở thành điểm khởi đầu cho chiến dịch “It Takes a Real Man” của Gillette.
Đa số các khái niệm như “sức mạnh”, “nghị lực”, “sự can đảm”, “râu”, “testosterone”, “dị tính luyến ái” là những điều đầu tiên khi người Tây Ban Nha cảm nhận về phái nam. Tổng cộng có 68% số người tham gia phỏng vấn tin rằng nam giới khi sinh ra không có đủ tố chất để trở thành người đàn ông thực thụ.
Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu cho thấy phái mạnh khó khăn như thế nào khi tìm cách vượt qua định kiến về tính nam (masculinity), những áp lực cuộc sống và nỗi sợ bị ảnh hưởng trong xã hội ngày nay. Nhiều đến mức gần 70% chàng trai Tây Ban Nha lớn lên phải “vật lộn” để phù hợp với các khuôn mẫu và 45% thừa nhận đã trải qua áp lực phải tuân theo định nghĩa của một người đàn ông đích thực.
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề tiêu cực như đã nêu ở trên, một tương lai tươi sáng cho phái mạnh vẫn được nhen nhóm. Thực tế, rất nhiều người tham gia phỏng vấn muốn thay đổi cách suy nghĩ trong thế hệ mới vì họ nhận thức rõ qua trải nghiệm của bản thân và muốn con em họ tránh mắc phải những sai lầm tương tự. Hơn 80% nam giới Tây Ban Nha có ý định thay đổi (hoặc đã thay đổi) cách nuôi dạy con cái và tháo gỡ những ràng buộc và chuẩn mực về đàn ông “đích thực”.
“It Takes a Real Man” – tìm ra câu trả lời “đích thực” cho nam giới
Theo ông Javier Rịño – trưởng bộ phận Marketing của P&G: “Với chiến dịch của Gillette liên quan đến vấn đề đàn ông và sự nam tính, chúng tôi muốn sử dụng tiếng nói của mình để đưa ra một tầm nhìn hiện đại, tích cực về ý nghĩa của việc trở thành phiên bản tốt nhất của một người đàn ông.”
Khám phá sâu hơn về ý nghĩa của “It Takes a Real Man”, chiến dịch có sự góp mặt của sáu nhân vật đình đám tại Tây Ban Nha. Mặc dù nổi tiếng nhưng họ cũng có những câu chuyện riêng về giới tính của mình và thông qua các giá trị như bản tính ngay thẳng, chăm chỉ, trung thực và sự tôn kính để truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ.
Kế thừa lịch sử quảng cáo của thương hiệu, quảng cáo lần này cũng xuất hiệu yếu tố đồ họa, một số đồ họa đen trắng mô phỏng phong cách cổ điển của Gillette. Ngoài ra, một chiến dịch truyền thông xã hội cũng sẽ được khởi xướng với hashtag #ittakesarealman để lan tỏa thông điệp rộng rãi trên các trang mạng xã hội.
Các thương hiệu phải có danh tiếng nhất định và đòi hỏi cả sự kiên định, lòng can đảm mới có thể đưa ra thông điệp có tầm ảnh hưởng như vậy. Và Gillette Tây Ban Nha sở hữu cả hai. Cẩn thận đến từng chi tiết, từ sản xuất đồ họa nghe – nhìn đến cách giải quyết khái niệm, từ giai đoạn thảo luận đến thực thi, chiến dịch Gillette xuất sắc ghi điểm trong lòng người tiêu dùng.
Đồng hành trong chiến dịch lần này, ông Eva Santos – Giám đốc sáng tạo của Proighbor Worldwide cho biết “Chúng tôi rất tự hào về dự án, điều này củng cố cam kết của chúng tôi để giúp các thương hiệu tìm thấy những câu chuyện ý nghĩa này để truyền thông rộng rãi. Và nếu những câu chuyện đó có thể giúp biến thế giới thành một nơi tự do hơn, thì tất cả đều tốt hơn.”
Không chỉ dừng lại ở đó, Gillette sẽ tiếp tục thực hiện một dự án lâu dài vì nam giới của ngày mai bằng cách tài trợ cho một chương trình trò chuyện tương tác dành cho thanh thiếu niên, tập trung vào việc làm nổi bật các giá trị nam tính. Những người trẻ tuổi sẽ có thể tranh luận, suy ngẫm và học hỏi trong một môi trường an toàn về những điều cơ bản. Một khóa học giáo dục giới tính sẽ giúp thế hệ trẻ dũng cảm vượt qua những rào cản khiến họ không thể trở thành chính mình.
Không còn là một thương hiệu cạo râu đơn thuần, Gillette đã dần đóng góp tiếng nói quan trọng trong việc định nghĩa người đàn ông thực thụ với thông điệp xuyên suốt lịch sử: The Best a Man Can Get.
Lần đầu tiên một chiến dịch quảng cáo kết hợp bán hàng trên xe taxi được triển khai thử nghiệm ở Việt Nam. Thật ra chiến dịch quảng cáo này không mới mà đã được chạy thử ở Singapore trên Grab tuy nhiên ở Việt Nam lại khác.
Điểm nổi bật của chiến dịch này là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay thời điểm phát sinh, việc ăn uống và được phục vụ ngay trên xe rất phù hợp với nhịp sống hối hả nơi thành thị. Áp dụng công nghệ tiên tiến, đơn giản, dễ sử dụng. Người tiêu dùng chỉ cần lựa chọn sản phẩm trên tablet và tự phục vụ sản phẩm có sẵn trong túi giữ lạnh được treo ngay trước mặt mà không cần đến sự hỗ trợ từ tài xế. Trong tương lai, dự án được mở rộng liệu có trở thành trào lưu hay có đem lại hiệu quả kinh tế cho Nestlé như những kênh khác hay không vẫn còn là một câu hỏi lớn. Nhưng chắc chắn một điều rằng, chiến dịch này mang lại hiệu quả quảng cáo và khách hàng được trải nghiệm sản phẩm ngay, sẽ ấn tượng và có sức lan tỏa hơn so với các loại hình quảng cáo khác.Ngoài ra, các bác tài còn vui vẻ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng vì có thêm dịch vụ mới trên phương tiện di chuyển hằng ngày của mình vừa có thêm thu nhập giúp trang trải thêm vào chi phí sinh hoạt, được trả lương và hưởng toàn bộ tiền hoa hồng sau khi bán được sản phẩm.
“Hội đồng kiểm duyệt” của Facebook gồm 40 thành viên sẽ đóng vai trò như “Tòa án tối cao”, chịu trách nhiệm phân xử đâu là các nội dung phù hợp và không phù hợp trên trang mạng xã hội khổng lồ này.
Hãng thông tấn AFP ngày 27-6 dẫn thông cáo của Facebook cho biết “hội đồng kiểm duyệt” này sẽ hoạt động độc lập với các chính phủ và không chịu sự quản lý của Facebook. Các thành viên của nó sẽ được bầu dựa trên đề cử từ xã hội. Quá trình đề cử sẽ “sớm được bắt đầu”, thông báo có đoạn nêu rõ.
Báo cáo về tiến độ thành lập hội đồng này đã được công bố sau các cuộc khảo sát và tham vấn được Facebook tiến hành ở 88 quốc gia và lãnh thổ, chủ yếu xoay quanh cách xử lý những chủ đề tế nhị trên mạng và những hình ảnh, bình luận gây tranh cãi.
“Trước hết, mọi người muốn có một hội đồng thực thi phán quyết độc lập – nghĩa là phán xét của họ không bị ảnh hưởng bởi Facebook, các chính phủ hoặc bên thứ ba”, ông Brent Harris – giám đốc về các vấn đề toàn cầu và quản trị của Facebook, nêu vấn đề trên blog cá nhân.
“Và mọi người muốn một hội đồng như vậy phải đa dạng giống như lượng người sử dụng Facebook và Instagram. Những thành viên này nên là những chuyên gia đến từ các ngành khác nhau và quan điểm khác nhau, với địa vị khác nhau nhưng tất cả đều có thể đại diện cho lợi ích của cộng đồng toàn cầu”, ông Harris trình bày.
“Facebook sẽ chọn một vài người đầu tiên và những thành viên đó sẽ giúp chọn những người còn lại”, giám đốc Facebook tiết lộ. Ý tưởng về hội đồng kiểm duyệt Facebook dựa trên lời kêu gọi của giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg về một “Tòa án tối cao” sẽ đưa ra những phán quyết quan trọng trong trường hợp có những tranh cãi gay gắt về nội dung phù hợp trên Facebook.
Nó cũng xuất hiện trong bối cảnh mạng xã hội có 2 tỉ người dùng này đang đối mặt với nhiều chỉ trích về việc buông lỏng quản lý dẫn tới nạn tin giả tràn lan gây nhiều hệ lụy. Facebook cho biết thực thể mới sẽ chỉ tập trung vào kiểm duyệt nội dung chứ không tập trung vào các câu hỏi khác như xếp hạng nguồn cấp dữ liệu thuật toán hoặc trí tuệ nhân tạo.
Xưa rồi câu chuyện dân quảng cáo chỉ nói láo để bán được hàng. Dân quảng cáo ngày nay thường xuyên cho ra đời những thông điệp nhân văn lay động lòng người. Mới nhất là bộ ảnh “Mâm cơm nhà mình có…” khiến con tim cộng đồng mạng “lao xao” trong những ngày vừa qua.
Hẳn bạn vẫn chưa quên lời “xin lỗi mẹ” ngọt ngào được mọi người chia sẻ rầm rộ trong Ngày của mẹ 12/5/2019 vừa qua? Đánh đúng tâm lý của người con bận rộn, miệt mài với những cuộc chiến deadline không hồi kết, lời xin lỗi của những người con làm trong ngành quảng cáo đến từ Climax Creatology Agency cũng chính là “tiếng lòng” chung của rất nhiều người con khác. Chúng ta, những người luôn có thời gian cho công việc, cho khách hàng nhưng lại thiếu một chút thời gian cho mẹ và những người thân trong gia đình mình.
Và vòng xoáy công việc ấy không chỉ cuốn chúng ta ra khỏi những buổi chuyện trò cùng mẹ, mà còn khiến chúng ta bỏ lỡ một điều cũng thiêng liêng không kém: mâm cơm gia đình. Mâm cơm ấy đâu chỉ có những món ruột ngon hết sảy mẹ nấu, mâm cơm ấy còn chứa đầy những câu chuyện vụn vặt, không đầu không đuôi, dung dị mà khiến người ta nhớ mãi khôn nguôi. Hiểu được giá trị và ý nghĩa ấy của mâm cơm gia đình, nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/06, Climax Creatology lại một lần nữa làm “liêu xiêu” những đứa con xa nhà, những đứa con bận rộn bằng bộ ảnh “Mâm cơm nhà mình có…”. Với nét vẽ dễ thương cùng câu chữ nhẹ nhàng, cả bộ ảnh chính là lời nhắc nhở #Ngàygiađình #vềăncơmnhàmình hết sức duyên dáng và đáng yêu khiến ai cũng phải mủi lòng khi xem.
Những câu chuyện quanh mâm cơm luôn là những ký ức thân thương. Đến độ, hễ nhắc đến là nhiều người chỉ muốn chạy ùa về để chăm chú nghe, để khúc khích cười, để nhỏ to thủ thỉ và, để ngượng ngùng yêu thương.
“Hôm nay bạn đã về nhà ăn cơm chưa?”, một câu hỏi nhưng lại tựa như một sự nhắc nhở nhẹ nhàng, cũng lại có chút gì đó nghẹn ngào thổn thức…
Nếu ví bữa cơm gia đình là kho báu, lời càm ràm của mẹ là vàng ngọc, những món ăn không-tìm-được-ngoài-hàng-quán là kim cương thì hẳn mỗi người trong chúng ta đã và đang tự đánh mất rất nhiều “của cải” vì nhiều lý do.
Rất nhiều các bạn trẻ đã đồng cảm và lan toả thông điệp #vềăncơmnhàmình:
Hoặc cả những luyến tiếc mong thêm nhiều bữa cơm gia đình:
Ngày Gia Đình này, bạn sẽ về nhà ăn cơm chứ?
Hãy cùng chia sẻ những câu chuyện thân thương quanh mâm cơm nhà bạn tại đây nhé: www.mamcomnhabancogi.com
“Bumper Machine”, công cụ mới được YouTube đưa vào thử nghiệm nhằm tiếp cận người xem quảng cáo trên thiết bị di động trong vòng 6 giây.
Được “gã khổng lồ” Google giới thiệu từ tháng 4 năm 2016, sau 3 năm cải tiến, Bumper Machine được nâng cấp với phiên bản sử dụng học máy giúp phân tích và tối ưu hóa nội dung quảng cáo trên thiết bị di động (mobile ads).
Cụ thể, “cỗ máy” Bumper tập trung vào các yếu tố chính xuất hiện trên video như nhân vật, chuyển động, độ sắc nét của tiêu điểm và chất lượng của khung hình. Từ đó, nó có thể tự động giúp các nhà tiếp thị xác định thông điệp quảng cáo và truyền tải khoảnh khắc “đắt giá” từ 90 giây còn 6 giây.
Một ví dụ điển hình, ứng dụng giao đồ ăn GrubHub đã từng sử dụng công cụ của YouTube vào năm ngoái. “Cỗ máy” Bumper đã tự động rút ngắn video 13 giây thành 6 giây bằng cách tập trung xác định thông điệp mà công ty muốn hiển thị. Người phát ngôn của GrubHub cho rằng các video dạng ngắn như vậy sẽ giúp họ linh hoạt hơn trong việc kiểm soát vị trí xuất hiện của quảng cáo (ad placements) như một phần của chiến dịch đang diễn ra.
Ngắn hơn, cô đọng hơn, liệu có hiệu quả ?
Phần lớn Bumper Machine tìm kiếm các yếu tố quan trọng và tập trung vào lời kêu gọi hành động ở cuối video. Ý tưởng rút gọn quảng cáo 90 giây thành 6 giây khiến quyết định mua hàng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Trong năm 2019, số liệu của MediaRadar cho biết, quảng cáo 6 giây không còn được ưa chuộng như trước. Nó chỉ còn chiếm 16,5% quảng cáo trên YouTube (giảm 20%) và thay vào đó, quảng cáo dài từ 15-30 giây có xu hướng tăng đáng kể.
Theo Phó chủ tịch YouTube, bà Debbie Weinstein, tại thời điểm công bố Bumper 2016, các nhà quảng cáo đã tự vấn rằng liệu họ có thể miêu tả câu chuyện của mình trong 6 giây hay không? Weinstein cũng nói thêm rằng, hầu hết mọi người gắn bó với các định dạng phương tiện truyền thông cũ và không thể nghĩ gì khác ngoài việc tạo một quảng cáo ngắn hơn 30 hay 15 giây.
Dễ dàng nhận thấy, quảng cáo trên di động không chỉ xuất hiện trên YouTube mà còn có mặt ở nhiều nền tảng khác. Và không phải nhà tiếp thị nào cũng “rủng rỉnh” tài nguyên và thời gian để tạo ra nhiều định dạng quảng cáo trên nhiều mặt trận như vậy.
Động lực nào khiến YouTube vận hành lại “Bumper Machine” ?
Xung quanh những nghi ngờ về mức độ khả quan của quảng cáo 6 giây, YouTube vẫn quyết tâm thực hiện dự định từ 3 năm trước. Sau đây là một số động lực chính khiến gã khổng lồ quảng cáo đẩy mạnh thử nghiệm Bumper Machine.
Quảng cáo trên di độngtạo ra nhiều cú vọt mới trong truyền thông
Một nghiên cứu của Cục quảng cáo tương tác IAB đã chứng minh quảng cáo trên di động là một trong những động lực chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường truyền thông kỹ thuật số.
Thực tế, quảng cáo di động của Mỹ đã tăng 40% lên 69,9 tỷ đô la vào năm 2018, chiếm 65% tổng doanh thu quảng cáo kỹ thuật số, trong đó, quảng cáo YouTube chiếm phần lớn. Quảng cáo video kỹ thuật số trên thiết bị di động đã mở rộng 65% lên 10,2 tỷ USD, vượt xa mức tăng trưởng 37% cho video kỹ thuật số ở tất cả các định dạng, bao gồm cả máy tính cá nhân.
Từ những con số biết nói, rõ ràng loại hình quảng cáo này ngày càng thể hiện vai trò nổi bật hơn trong xu hướng truyền thông hỗn hợp, đặc biệt là khi mạng di động 5G tốc độ cao mở rộng toàn cầu trong vài năm tới. Sức hấp dẫn của quảng cáo trên thiết bị di động khiến Google không thể ngồi im mà phải tìm cách đưa ra nhiều công cụ mới mẻ trên YouTube cũng như nền tảng khác.
Điểm nhấn mạnh mẽ của quảng cáo 6 giây
Vào thời điểm công bố, chính các giám đốc sáng tạo cũng khá ngần ngại khi tính đến trường hợp các quảng cáo ngắn sẽ gây khó khăn trong việc kết nối cảm xúc với người xem. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, người xem có thể tiếp nhận quảng cáo một cách nhanh chóng. Thực tế, quảng cáo trên di động có khả năng kích hoạt phản ứng cảm xúc ở người tiêu dùng trong chưa đầy nửa giây. Theo nghiên cứu của Tổ chức nghiên cứu quảng cáo (ARF) và TVision Insights, quảng cáo 6 giây trên TV thu hút sự chú ý cao hơn từ 8% đến 11% mỗi giây so với quảng cáo dài hơn.
Vốn thuộc sở hữu của Google, YouTube không phải là nền tảng duy nhất tiến hành quảng cáo 6 giây. Snapchat trong tháng trước cũng đã công bố kế hoạch giới thiệu một dịch vụ cho phép các thương hiệu đặt trước và mua các quảng cáo 6 giây có khả năng “chặn skip” trong trong phần Khám phá của ứng dụng.
Phiên bản Bumper Machine nâng cấp dựa trên AI
So với phiên bản năm 2016, Bumper Machine được thiết kế để tối ưu quảng cáo và người dùng có thể “bắt trọn khoảnh khắc” khi xem video YouTube trên điện thoại thông minh. Bằng cách sử dụng các thuật toán AI và học máy tiên tiến, Bumper Machine tự động tạo ra bốn phiên bản rút gọn khác nhau của quảng cáo gốc. Vì vậy, các thương hiệu sẽ có nhiều hơn một lựa chọn và đưa ra quyết định tốt nhất. Bà Debbie Weinstein cũng hy vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng và xem quảng cáo 6 giây.
Công cụ mới của Google sẽ có sẵn cho tất cả các loại quảng cáo khác nhau, không nhất thiết phải là quảng cáo của thương hiệu lớn. Hiện tại, Bumper Machine đang được thử nghiệm alpha trên kênh YouTube, sau đó tiến đến thử nghiệm beta và cuối cùng sẽ được tung ra cho công chúng.
Bên cạnh nỗ lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản phẩm để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vượt trội, Honda cũng hướng đến việc đưa thương hiệu của mình trở thành một cái tên gần gũi, đáng tin cậy. Mang công nghệ của hãng đến gần với khách hàng hơn là một ý tưởng không tồi và đây là điều mà Honda Pháp đang tập trung để quảng bá cho công nghệhybrid mới nhất của mình.
Việc Intelligence Multi-Mode Drive, hay gọi tắt là i-MMD là những công nghệ hybrid tiên tiến nhất chúng ta đều biết, tuy nhiên để giải thích và hiểu về chủ đề này là không hề dễ dàng. Thấu hiểu được điều này, Sid Lee Paris đã nảy ra ý tưởng đơn giản hoá mọi thứ bằng cách mời đến ba đại sứ thương hiệu, mỗi người sẽ có cách giải thích độc đáo của riêng mình về công nghệ i-MMD vượt trội của Honda là gì chỉ thông qua ngôn ngữ cơ thể, không cần dùng lời nói.
Đầu tiên là một bé gái tên Margaux đã giải thích về công nghệ của Honda bằng cách liên hệ nó với trò chơi trẻ em. Người thứ hai là Brand, một vũ công, đã giải thích về sự linh động của công nghệ thông qua những chuyển động vũ đạo của mình . Và cuối cùng là Eric, một kiến trúc sư, đã sử dụng một mô hình quy mô để phác hoạ tính hiệu quả của công nghệ khi lưu thông trên đường.
Ba đoạn clip ngắn, ba đại sứ với sở trường khác nhau, mỗi người đều có cách minh họa sự phức tạp của i-MMD thông qua chuyên môn của mình. Thông qua ba đoạn clip, Honda không chỉ đơn thuần giúp khách hàng hiểu về công nghệ ưu việt của mình bằng cách giải thích chúng theo những cách đơn giản nhất mà còn mang họ đến gần với sứ mạng của hãng hơn. Bởi vì hãng xe nổi tiếng có niềm tin rằng những ai hiểu được công nghệ tiên tiến của Honda sẽ hiểu được cách làm thế nào mà thương hiệu nổi bật hơn so với những đối thủ khác cùng một trong lĩnh vực thông qua sự đổi mới và truyền thông của hãng.
Nền tảng thiết kế nổi tiếng Pantone cùng Adobe ra mắt dải màu có tên “Glowing Glowing Gone”, lấy cảm hứng từ những màu sắc rực rỡ đáng báo động của các rạn san hô đang đối phó với sóng nhiệt do biến đổi khí hậu. Để chống chọi lại việc nhiệt độ bị biến đổi khi Trái Đất đang ngày càng nóng dần lên, nhiều loài san hô đã phải thay đổi màu sắc của chúng để cố gắng thích nghi và bảo vệ mình.
Trước đó, khi Pantone công bố “Living Coral” là màu sắc của năm 2019, nhiều người đã để ý đến thông điệp ngầm của cái tên đó nhằm truyền tải việc các rạn san hô trên khắp thế giới đang chết dần với tốc độ ở mức đáng báo động.
Người đại diện viện Pantone Color cho biết: “Màu sắc của san hô tinh tế một cách đầy tự nhiên, nhưng trớ trêu thay đó lại chính là thứ ánh sáng rực rỡ được tỏa ra từ san hô đang rơi vào giai đoạn hấp hối, đang cầu cứu đến sự quan tâm của con người. Thông qua mã màu kêu cứu này, chúng như đang gửi đi thông điệp: “Xin hãy nhìn tôi, tôi cần sự chú ý của bạn trước khi tôi biến mất.” Theo đó, những màu sắc rực rỡ thái quá này được coi là màu sắc của “cuộc khủng hoảng” khí hậu hiện nay.”
Những màu sắc – Glowing Blue, Glowing Yellow và Glowing Purple (Xanh rực, Đỏ rực, Vàng rực) – là kết quả của sự kết hợp giữa Pantone với Adobe và The Ocean Agency, một tổ chức phi lợi nhuận dùng năng lực sáng tạo để giải quyết các vấn đề đối với sinh vật biển và môi trường sống.
“Những sắc màu Glowing (rực rỡ) này là chỉ số trực quan cuối cùng phản ánh sự tác động của biến đổi khí hậu đang đạt đến đỉnh điểm, không chỉ đối với các rạn san hô mà còn đối với hành tinh này,” Richard Vevers-CEO và founder của The Ocean Agency cho biết. “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta đang đứng trên bờ vực mất đi một hệ sinh thái lớn nhất hành tinh và chỉ có hành động ở từng địa phương và trên khắp toàn cầu mới có thể ngăn chặn điều này xảy ra.”
Đội ngũ sáng tạo của dự án đã sử dụng màu sắc (#0029fd, #FFFF05 and #9007f9) để thu hút sự chú ý trên mọi phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về các mối đe dọa hiện hữu đối với các rạn san hô. Xem them về bản brief sáng tạo của dự án tại Glowing.org
“Sự mất cân bằng của loài san hô trên toàn cầu cũng ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật biển và hàng trăm triệu con người dựa vào chúng để kiếm sống,” Gabriel Grimsditch, chuyên gia nghiên cứu san hô của tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết. “Chúng tôi cần khẩn trương kêu gọi sự chú ý toàn thế giới về vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra đối với loài san hô. mỗi chúng ta, với tư cách là một công dân toàn cầu, có thể ngăn chặn sự biến mất của một trong những hệ sinh thái lớn nhất thế giới này.”
Ở phần một, sau khi bài viết đã giới thiệu công thức chung cho từng giai đoạn “đánh trận” Influencer Marketing hiệu quả và được khá nhiều độc giả hưởng ứng thì lần này bài viết sẽ đi sâu vào việc lập kế hoạch một chiến dịch influencer marketing trên việc cân nhắc chuỗi marketing-sales funnel theo mô hình phễu AIDA, ở mỗi giai đoạn nên chọn nhóm influencer nào, content format như thế nào, cần đo đạc những chỉ tiêu chính nào.
Mọi hoạt động quảng cáo truyền thông đều có mục tiêu cuối cùng là bán được hàng. Tuy nhiên người mua hàng sẽ phải trải qua nhiều bước, từ người chưa biết gì về sản phẩm dịch vụ, đến người có hứng thú, quyết định mua hàng và cuối cùng là trở thành khách hàng trung thành. Phễu marketing-sales AIDA (Awareness-Interest-Decision-Advocate) là một mô hình khá thân thuộc, có thể áp dụng ở đối với mọi hoạt động marketing và bán hàng. Khi lập kế hoạch cho Influencer marketing, không thể không cân nhắc đến.
AIDA là gì?
Phễu AIDA là một quá trình hay giai đoạn dẫn dắt và biến một khách hàng xa lạ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Quá trình này được chia ra làm 4 giai đoạn:
Aware (Biết đến): Giai đoạn tiếp thị để khách hàng biết đến và ấn tượng về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ một cách rộng rãi.
Interest (Ưu thích): Nêu bật tính năng, hình ảnh, chức năng của sản phẩm/dịch vụ, khiến khách hàng yêu thích.
Decision (Muốn mua): Hình ảnh, thương hiệu, sự gợi nhớ, các chương trình khuyến mãi, coupon, … giúp kích thích quyết định mua hàng.
Advocate (Tin dùng): Biến khách hàng trở thành khách hàng trung thành nhờ chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng và các sự kiện, cộng đồng kết nối những người có cùng sở thích.
Một chiến dịch marketing muốn đạt được kết quả tốt, cần biết chính xác chiến dịch này sẽ đánh vào khúc nào, mục tiêu là gì. Ví dụ sản phẩm mới ra thị trường, muốn nhiều người biết đến, cần tập trung đánh vào đầu phễu, giai đoạn Awareness. Một sản phẩm ra thị trường đã lâu, có thương hiệu rồi, cần đánh vào cuối phễu AIDA, giai đoạn Decision hay Advocate. Chiến dịch influencer marketing cũng không ngoại lệ. Vậy làm thế nào để tận dụng tốt phễu AIDA trong Influencer Marketing? Việc trả lời 4 câu hỏi dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn phù hợp nhất cho bạn.
1. Khi nào nên dùng Influencer Marketing?
Influencer Marketing được xem là cách thức Marketing khá phổ biến và được nhiều nhãn hàng lựa chọn hiện nay do khả năng tiếp cận cũng như cách thực hiện không quá khó. Nhưng dễ thực hiện không đồng nghĩa với việc đạt được hiệu quả tốt. Để một chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả thì cần phải xem xét các giá trị xung quanh giữa brand, khách hàng và Influencer như: tính chất sản phẩm, phân khúc khách hàng, độ phủ của Influencer và độ phù hợp của nhóm fans Influencer đó với khách hàng mục tiêu của brand … Từ những điều trên mới có thể đưa ra các nhóm Influencer và chiến dịch phù hợp nhất.
Nhìn chung, ở mỗi giai đoạn của quá trình tiếp thị sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ đều có thể sử dụng Influencer Marketing, miễn là Brand đưa ra góc nhìn cụ thể và có những chiến lược Influencer phù hợp.
2. Mỗi giai đoạn nên dùng Influencer Marketing như thế nào?
Awareness:
Influencer: Ở giai đoạn này, các sản phẩm chỉ mới xuất hiện trên thị trường, là gương mặt mới chưa được biết tới, vì vậy mục tiêu chính của Brand là tăng nhận diện thương hiệu, mức độ biết đến sản phẩm của người dùng. Việc lựa chọn Influencer hiệu quả nhất cho giai đoạn này chính là các mega influencer tầm Celeb vì họ có độ phủ sóng rất rộng và có thương hiệu có thể tăng độ trust cho sản phẩm. Ngoài ra có thể kết hợp cùng với số lượng lớn các Influencer khác như micro, nano và macro để đem lại hiệu ứng lan toả.
Content: Ở giai đoạn Awareness, nội dung content chính sẽ nói về các sản phẩm được chứng thực và tin dùng bởi các Influencer, đặc biệt là Celeb. Hình ảnh Celeb chụp chung với sản phẩm với caption phù hợp, tạo sự chú ý niềm tin có thể đạt được kết quả tốt. Điều này giúp củng cố lòng tin và khiến người dùng có cảm tình và yên tâm đối với những sản phẩm mới có mặt trên thị trường.
Interest:
Influencer: Để thương hiệu chiếm được tình cảm với người dùng thì đến với giai đoạn này các nhãn hàng nên sử dụng các Professional Influencer là các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng để tăng độ tin tưởng đối với sản phẩm.
Content: Các Brand có thể sử dụng các thể loại content review như Video hoặc Post Review giúp đem đến cho người dùng cái nhìn tổng quan nhất đến sản phẩm cũng như xem xét những tiện ích của sản phẩm đã phù hợp với nhu cầu của mình hay chưa.
Decision:
Influencer: Tới giai đoạn này thì người dùng đã biết đến thương hiệu. Điều mà nhãn hàng cần là tác động đến quyết định mua hàng của họ. Thách thức đặt ra ở đây là làm sao để người dùng mua sản phẩm và tăng lượng doanh thu. Việc sử dụng các Influencer chuyên cho việc bán hàng là reviewer và streamer chính là chìa khoá vàng cho Brand trong giai đoạn này.
Content: Đối với giai đoạn này nội dung content cực kì quan trọng vì đây là giai đoạn mà khách hàng quyết định có nên mua sản phẩm hay không. Vì vậy các content mang tính chất thương mại, thúc đẩy sale được tận dụng triệt để. Giống như giai đoạn Interest, Decision lựa chọn các content review sâu về sản phẩm (Video Review, Post Review..), so sánh với các sản phẩm khác cùng ngành hàng, nếu đi kèm với các chương trình coupon khuyến mại sẽ có hiệu quả tốt. Trong giai đoạn này, các professional influencer có chuyên môn về sản phẩm sẽ biết cách tạo ra content original, có tính thuyết phục cao, cộng với uy tín của influencer, sẽ tạo ra đơn hàng.
Advocate:
Influencer: Để biến người dùng đã từng mua hàng của mình trở thành fan trung thành với Brand thì bản thân Brand cần tận dụng các Mega Influencer có tính chất như là đại sứ thương hiệu. Họ sẽ trở thành những biểu tượng như các giáo chủ của nhóm tín đồ là người dùng trung thành của thương hiệu. Trong giai đoạn này, nên kết nối sử dụng cùng với micro-influencer như những người kết nối, tạo sự gắn kết cộng đồng và chiêu mộ thêm tín đồ mới. Nếu có thêm budget có thể sử dụng professional influencer như điều này là không bắt buộc vì người dùng đã khá hiểu về sản phẩm.
Content: Cần tạo ra một platform để quy tụ, kết nối và cho người dùng sinh hoạt, tương tác với nhãn hàng và viral các câu chuyện của nhãn hàng. Một offline event thường niên, các cuộc thi online hoặc offline kết nối cùng thần tượng là những platform thường được sử dụng. Thể loại Minigame, các nội dung Inspiration livestream hay bài viết, nội dung xoay quanh sản phẩm, cộng đồng và thần tượng nên sử dụng trong giai đoạn này. Nó sẽ giúp đánh thức hay khuấy động lại tình yêu của khách hàng với thương hiệu, làm sâu sắc hơn cảm nhận của khách hàng, đồng thời khi nó viral, cùng giúp nhãn hàng có thêm được tập khách hàng mới.
3. Mỗi giai đoạn mong muốn đạt được gì, đo đạc như thế nào để biết được hiệu quả?
Các thước đo chủ yếu phụ thuộc vào từng giai đoạn và nội dung content của giai đoạn đó. Tuy nhiên, giai đoạn nào cũng sẽ có một công thức đánh giá chung như sau:
Awareness: Thước đo chính là lượng Reach. Với các influencer chạy trên facebook fanpage thì việc đo lượng reach khá dễ dàng, nếu chạy trên trang các nhân thì có thể ước tính bằng % số follower. Không chính xác hoàn toàn những có thể tạm tính reach trên follower là 5-7%, với mega khoảng 5%, micro và nano influencer khoảng 7%.
Interest và Decision: Thước đo chính là lượng Engagement, cụ thể hơn thì mức độ được đánh giá cao sẽ là Share > Comment > Like, trong đó comment nếu đo sâu hơn, nên xem tỷ lệ relevant comment (số lượng comment liên quan đến nhãn hàng) và positive comment (tỷ lệ comment đánh giá tính cực).
Decision: Thước đo chính là số lượng chuyển đổi, là số lượng khách hàng đăng ký để lại thông tin, số khách hàng đặt hàng, hoặc doanh số. Việc đo đạc ở giai đoạn này phức tạp hơn hai giai đoạn trên vì cần công cụ đo đạc gắn với hoạt động bán hàng.
Advocate: Ở giai đoạn này, chỉ tiêu chính cần đo đạc là số lượng Share (thể hiện sự hứng thú của fan ở mức độ rất cao), số lượng đăng ký tham dự event hay mini-game.
4. Những sai lầm hay mắc phải khi chạy chiến dịch Influencer
Như đã nói việc chạy Influencer Marketing không khó, tuy nhiên do hiểu sai cũng như xác định sai mục đích của việc thực hiện Influencer Marketing mà Brand dễ dàng mắc phải 3 sai lầm đặc trưng.
Đầu tiên, các Brand xác định chạy Influencer nhưng lại không xác định chính xác rõ mục tiêu chính của mình cho giai đoạn này là gì. Điều này dẫn đến việc không chọn được influencer phù hợp, đối tượng nhắm đến không chuẩn, hay không biết setup KPI cho chiến dịch như thế nào.
Thứ hai là khi các Brand chỉ chăm chăm vào việc thúc đẩy người dùng đến mua hàng mà bỏ qua giai đoạn phát triển đầu phễu, giai đoạn educate người dùng (Awareness, Interest), dẫn đến đầu phễu bị thu hẹp, dù có tỷ lệ chuyển đổi cao ở các bước sau nhưng doanh thu vẫn không đạt kỳ vọng.
Thứ ba là Brand không xác định được hành trình mua hàng của khách hàng (customer journey) thực tế của mình. Các con số đo đạc được online không phải lúc nào cũng thể hiện được hết các quá trình dẫn người dùng đến việc mua hàng Lấy vị dụ, một công ty có cả hoạt động bán hàng online và offline, trong đó tỷ lệ bán offline là chính. Người dùng khi mua hàng, họ biết đến sản phẩm từ một bài post của influencer trên Facebook, họ nghiên cứu thêm sản phẩm trên Youtube, họ hỏi bạn bè trước khi quyết định mua và sau đó đi đến cửa hàng offline gần công ty vào buổi trưa để mua hàng. Khách hàng đó được ghi nhận doanh số cho offline, họ không chọn lựa mua online từ đường link mà influencer chia sẻ, nhưng không thể có khách hàng đó nếu như họ không biết đến sản phẩm hay chương trình khuyến mại từ bài post của Influencer kia. Việc xác định được hành trình mua hàng phổ biến của khách hàng, thiết kế những điểm chạm phù hợp với Influencer sẽ tối ưu được hoạt động quảng cáo và bán hàng..
Xây dựng kế hoạch influencer marketing đặt trong mô hình AIDA, cùng với các nội dung chia sẻ của bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp các nhãn hàng có thể xác định được một cách chuẩn xác hơn nên chọn Influencer như thế nào, loại content nào cần chú trọng, cần đo đạc chỉ số gì. Các bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào các thế trận phù hợp cho từng giai đoạn trong phễu AIDA này.
Khám phá ngay Discovery – Platform hỗ trợ thực hiện Influencer Marketing tối ưu: https://hubs.ly/H0jtG8H0
KTcity đang mở chương trình đặt trước 9 khóa học, mình có giới thiệu & nhận được khá nhiều tin nhắn, email thắc mắc chung 1 vấn đề, đó là: Vì bận quá nên giờ mình mới viết bài này để giúp bạn tốt hơn trong việc lựa chọn. Hy vọng vẫn kịp vì chương […]
Giải thưởng Cannes Lions tôn vinh những chiến dịch quảng cáo sáng tạo năm 2019 đã khép lại với những kết quả khá bất ngờ. Dưới đây là danh sách những thưởng hiệu thắng giải Grand Prix danh giá tại giải Nobel của ngành quảng cáo năm nay.
1. Hạng mục Quảng cáo ngoài trời – “Dream Crazy”
Mặc dù chiến dịch “Dream Crazy” của Nike với người đại diện là Colin Kaepernick đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trên khắp nước Mỹ, nhưng chiến dịch này đã giành được điểm cao nhất cho hạng mục Quảng cáo ngoài trời tại Canne Lions năm nay.
Billboard thắng giải Grand Prix này được thực hiện bởi Wieden & Kennedy Hà Lan, đã tôn vinh chân dung vận động viên có nhiều phản đối về phân biệt chủng tộc Kaepernick và thông điệp “Hãy cứ vững tin. Dù có phải hy sinh tất cả”. Đây là một phần của chiến dịch truyền thông tích hợp của thương hiệu nhằm kỷ niệm 30 năm câu slogan “Just Do It”.
2. Hạng mục thiết kế – “Creatability” | Google
“Creatability” của Google là tổ hợp những thử nghiệm được thiết kế nhằm tạo ra công cụ kết nối sáng tạo cho người khuyết tật, đã giành được giải Grand Prix hạng mục Design tại Cannes Lion 2019.
Được tạo ra bởi Google Creative Lab kết hợp với những người sáng tạo và hỗ trợ từ cộng đồng kết nối, nền tảng này khám phá cách mà những công cụ tạo ra nghệ thuật – như hội hoạ và âm nhạc – có thể tạo nên nhiều kết nối thông qua trang web và công nghệ AI. Ví dụ, nó cho phép người khiếm thính sáng tạo nên âm nhạc, và người khiếm thị có thể vẽ tranh.
Chiến dịch được thực hiện bởi Impact BBDO Dubai đã sử dụng một trang trống trên tờ báo để thể hiện quan điểm chính trị ở Lebanon. Theo đó, tờ báo này đã xuất bản một phiên bản toàn giấy trắng – một phản ứng đối với tình trạng bế tắc trong chính trị của quốc gia khi không có chính phủ làm việc trong nhiều tháng. Thông điệp ẩn sau chiến dịch là nếu các chính trị gia không làm việc, tại sao mọi người phải làm việc?
Sau khi phiên bản trang trắng được ra mắt, tổng biên tập của tờ báo khuyến khích công dân tự viết các tiêu đề và gửi đến các chính trị gia thông gia mạng xã hội. Cuối cùng, “The Blank Edition” đã trở thành ấn bản bán chạy nhất của tờ báo, đạt được độ phủ sóng toàn cầu và được nhắc đến trong 100 ấn phẩm, gồm cả The New York Times, The Washington Post, BBC.
4. Hạng mục Pharma | “Breath of Life”
Ứng dụng “Breath of Life” của GlaxoSmithKline giúp người dùng điện thoại dễ dàng phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được triển khai trên ứng dụng nhắn tin WeChat tại Trung Quốc đã thắng giải Grand Prix hạng mục Pharma năm nay.
Được tạo ra bởi McCann Shanghai, ứng dụng cho phép người dùng biết được mình có bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD hay không. Có hơn 100 triệu người trưởng thành ở Trung Quốc bị COPD, thường cảm thấy khó thở và nhầm lẫn đây là phản ứng tự nhiên của tuổi tác, chỉ 7% trong số này được chẩn đoán đúng bệnh. Thử nghiệm này sử dụng micro trên điện thoại để ghi lại sóng âm thanh của luồng hơi thổi ra, sau đó đưa qua thuật toán để xác định thể tích phổi gần đúng của người kiểm tra. Nếu kết quả tầm 70%, người này nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Để khuyến khích người dân Trung Quốc sử dụng ứng dụng này, McCann Thượng Hải đã tận dụng ý tưởng về hình thức nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc về thổi tranh, bao gồm thổi trên màu sơn để tại ra hình ảnh của hoa hoặc cây. Khi người dùng thổi vào điện thoại, ứng dụng này sẽ tạo ra một cái cây bằng màu sơn. Hình ảnh cái cây càng lớn và chi tiết thì thể tích phổi của người đó càng tốt.
5. Hạng mục Sức khỏe | “ThisAbles”
“ThisAbles” của Ikea là một bộ điều chỉnh đồ đạc giúp cho người khuyết tật dễ dàng tiếp cận các đồ đạc và sản phẩm nội thất của công ty này, đã mang về giải Grand Prix cho hạng mục Sức khỏe (Health and Wellness) tại Cannes Lion 2019. Chiến dịch này được thực hiện bởi McCann Tel Aviv và được sản xuất bởi Craft London Nó giới thiệu Eldar Yusupov, người đàn ông 32 tuổi bị bại não, anh gặp nhiều khó khăn trong việc đứng lên khỏi ghế sofa ở nhà. “Tôi làm mọi thứ tôi có thể để bản thân có thể như người khác,” anh nói trong đoạn video dài một phút rưỡi. “Nhưng trong nhà tôi, tất cả mọi nơi, đều được bao quanh bởi đồ vật có tiếng kêu.”
“ThisAble” của Ikea giúp giải quyết các vấn đề như vậy với một loạt các tiện ích bổ sung miễn phí, chẳng hạn như chốt gắn vào chân ghế sofa để giúp những người như Eldar dễ dàng đứng dậy hơn. Các đồ vật đính kèm được tạo ra bằng máy in 3D trong các cửa hàng của Ikea, nhưng cũng có thể được in bởi bất kỳ ai, bất cứ đâu bằng cách truy cập trực tuyến vào trang web của hãng. Mặc dù việc cung cấp ban đầu có sẵn cho các cửa hàng bán lẻ của Ikea ở Israel, nhưng giờ đây chúng có thể được truy cập trên toàn thế giới ở 127 quốc gia.
6. Hạng mục Inaugural Entertainment for Sport | “Dream Crazy”
Bằng sự đột phá và táo bạo trong ý tưởng, chiến dịch “Dream Crazy” đã “ẵm” thêm một giải Grand Prix nữa cho hạng mục Entertainment for Sport. Với tiêu chí giải thưởng cho hạng mục này là “trao giải cho sự bùng nổ sáng tạo đầy xuất sắc trong khuôn khổ hệ sinh thái marketing thể thao. Điều này bao gồm việc sử dụng có hiệu quả về chiến lược, tài trợ, quản trị thương hiệu, truyền thông, giải trí và sửu dụng hình ảnh người đại diện.”
Steve Stoute, chủ tịch ban giám khảo của Cannes Lion 2019 cho biết: “Việc sử dụng nhân vật gây nhiều tranh cãi theo cách của Nike thực sự rất đặc biệt, chúng tôi không chỉ muốn trao giải mà còn muốn tạo ra một “chuẩn mực” mạo hiểm mới cho những người làm sáng tạo phát triển. Trong ngành của chúng ta, rất nhiều người làm việc chỉ để không bị sa thải, nhưng đôi khi nếu biết mạo hiểm hơn họ sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn.”
7. Hạng mục âm nhạc | “This is America”
Cùng với “Bluesman”, video âm nhạc được lan truyền rộng rãi “This is America” trở thành một trong hai phim ngắn/concept album giành giải Entertainment for Music tại Cannes năm nay, được thực hiện bởi rapper Baco Exo do Blues, người Brazil.
Trong video, nam diễn viên Donald Glover trong vai người thay đổi Childish Gambino sử dụng vũ đạo và những hình ảnh đồ hoạ về bắn súng để thu hút sự chú ý đối với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực tại Mỹ, như một “hiện tượng văn hoá.”
8. Hạng mục Entertainment Lions
Bộ phim tài liệu của Johnson & Johnson về những y tá anh hùng trong những ngày đầu phòng chống AIDS đã giành được chiến thắng tại Cannes năm nay ở hạng mục Entertainment Lions.
“5B” – tên của bộ phim – kể về một nhóm y tá ở bệnh viện đa khoa San Francisco vào những năm 1980 đã thành lập một ban chăm sóc cho những bệnh nhân bị AIDS. Được thực hiện bởi UM Studios New York, Highway 61 Films và công ty production Saville, phim tài liệu này dựa trên những hồ sơ ghi lại của những người đã làm y tá tại ban này, 5B tái hiện lại những ngày đầu của đại dịch AIDS trước khi nó được biết đến như một căn bệnh, và liên kết với thương hiệu J&J về đặc thù chăm sóc sức khoẻ và tính cách tình cảm thông qua hình ảnh những y tá này chăm sóc cho bệnh nhân.
9. Hạng mục Craft
Ba thương hiệu New York Times, Nike và Carlings với ba chiến dịch tuyệt vời đã cùng nhau thắng giải Cannes Lions năm nay ở hạng mục Craft.
The New York Times với chiến dịch “The Truth Is Worth It” được thực hiện bởi Droga5, trước khi đến với Cannes năm nay đã giành được loạt giải như One Show, D&AD, AICP, và tiếp đó là Film Craft Grand Prix. Được đạo diễn bởi Martin và Lindsay thông qua Furlined, nỗ lực cẩn thận kết hợp giữa copy, hình ảnh và âm thanh để người xem có thể dõi theo hành trình của các nhà báo NYT đã thực hiện và phản ánh những câu chuyện đầy tính lan tỏa của mình, cao trào là khi các tiêu đề thực sự xuất hiện trên báo. Grand Prix đặc biệt tôn vinh chiến dịch này cho phần biên tập được thực hiện bởi Final Cut, và những nỗ lực của chiến dịch cũng đồng thời ghi điểm với bốn giải vàng cho hạng mục thiết kế âm thanh, production, art direction và kịch bản.
Với việc dẫn đầu cho hạng mục Industry Craft và được tôn vinh bởi tính nghệ thuật, tài năng và kỹ năng mang một ý tưởng sáng tạo vào cuộc sống: Nike –Just Do It HG at the Church”. Chiến dịch này thực hiện bởi Momentum Worldwide New York và Momentum Canada đã chuyển một nhà thờ cũ ở Chicago thành một trung tâm văn hóa và thể thao cho trẻ em, cho chúng một nơi an toàn để chơi và luyện tập thay vì trên đường phố.
Thương hiệu Quần áo Na Uy Carlings và Virtue Copenhagen được vinh danh ở hạng mục Digital Craft vì đã tạo ra một bộ sưu tập quần áo kỹ thuật số cho chiến dịch “Address the Future”. Các mặt hàng trong bộ sưu tập chỉ sống trong thế giới kỹ thuật số, cho phép người dùng tạo ra những bộ trang phục hợp nhất chúng với hình ảnh của mình và chỉ có thể được đăng tải trên mạng xã hội. “Address the Future” là ý tưởng nhằm nâng cao nhận thức về chất thải từ ngành công nghiệp thời trang nhanh, hệ quả của sự phát triển truyền thông xã hội khiến nhu cầu ngày càng tăng.
10. Hạng mục Direct
Chiến dịch “Whopper Detour” được thực hiện bởi FCB New York đã dành được giải thưởng Direct Grand Prix tại Cannes Lions 2019 cùng với hai giải vàng cho cùng hạng mục. Sử dụng ứng dụng trên điện thoại, “Whopper Detour” đã điều hướng khách hàng của McDonald tới cửa hàng Burger King gần nhất với mức giá chỉ 1 xu cho một bánh sandwich. Bằng cách này, chiến dịch đã tái khởi động lại ứng dụng đặt đồ ăn của hãng, trở thành ứng dụng được tải về nhất trên Appstore thông qua 14,000 cơ sở của McDonald trên khắp nước Mỹ.
“Đây không phải là một yêu cầu khó đối với khách hàng bởi có luôn có một tiệm McDonald trong bán kinh một dặm của hơn 7,200 cửa hàng Burger King, người dùng dễ dàng order Whopper và có bản đồ từ ứng dụng điều hướng tới đúng cửa hàng của Burger King gần nhất,” Gabriel Schmitt, Executive Creative Director của FCB New York, cho biết.’
11. Hạng mục PR | “The Tampon Book”
Được thực hiện bởi Scholz & Friends ở Đức, The Tampon Book là một cuốn sách chống lại sự phân biệt đối xử về thuế đã giành được giải thưởng PR Grand Prix tại Liên hoan sáng tạo quốc tế Cannes Lions năm nay. Để tránh việc bị đánh thuế 19% đối với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, công ty The Female của Đức đã đóng 15 gói tampon trong một cuốn sách 46 trang. Như vậy thì quyển sách này chỉ bị đánh thuế ở mức thấp hơn 7%.
12. Hạng mục Media | “Air Max Graffiti Store”
Cái tên Nike một lần nữa được xướng lên ở giải Grand Prix ở hạng mục Media với chiến dịch “Air Max Graffiti Store”. Mục đích của chiến dịch này là nhằm tìm ra những cách mới để hợp nhất công nghệ với sáng tạo, đồng thời khai thác văn hóa graffiti của Brazil để tăng doanh số.
Đối với chiến dịch, AKQA São Paulo đã vẽ các nhân vật graffiti khắp thành phố và yêu cầu các nghệ sĩ vẽ thêm một đôi giày Nike Air Max lên chân nhân vật. Sau đó, Nike nói với khách hàng của mình rằng họ có thể lấy đôi giày độc quyền thông qua ứng dụng, nhưng chỉ khi họ đến vị trí bức graffiti đó, tín hiệu GPS từ điện thoại người dùng sẽ xác nhận rằng họ thực sự ở đúng vị trí. Chiến dịch này được thực hiện bởi Wieden+Kennedy São Paulo, Brazil.
13. Hạng mục Creative Data | “Go Back to Africa”
FCB/Six Toronto với chiến dịch “Go Back to Africa” đã giành giải Grand Prix cho hạng mục Creative Data tại Cannes Lions năm nay. FCB / Six’s, một công ty chuyên về trải nghiệm du lịch cho người da đen, nhận thấy rằng cứ mỗi phút, một người nào đó lại đăng “Go Back to Africa” (trở lại Châu Phi) lên mạng xã hội. Công ty này được giao nhiệm vụ định hướng lại cách mọi người nghĩ về châu Phi và tạo ra một giá trị mới, thay thế cho sự ghét bỏ. Mỗi khi ai đó đăng “Go Back to Africa” trên phương tiện truyền thông xã hội, FCB / Six đã xử lý lại mọi tình huống và trả lời bằng những hình ảnh tuyệt đẹp từ tất cả 54 quốc gia trên lục địa, đồng thời sử dụng hashtag #GoBackToAfrica.
Công ty này cũng phát hiện ra rằng các hình ảnh tìm kiếm hình ảnh thường thấy có sự xuất hiện của những người du lịch da trắng, và vì vậy họ đã đăng những bức ảnh lên trang web Black & Abroad, nơi có sự tham gia của những người từ các quốc gia như Ai Cập, Sénégal và Kenya.
14. Hạng mục Creative Strategy | “The E.V.A. Initiative”
Forsman & Bodenfors có trụ sở tại Thụy Điển đã mang về cho mình giải Grand Prix ở hạng mục Creative Strategy với chiến dịch “The E.V.A. Initiative.”
Nhận được nhiệm vụ thúc đẩy sự bình đẳng trong vấn đề an toàn đường bộ cho nam và nữ, Forsman & Bodenfors bắt đầu tìm hiểu dữ liệu tai nạn mà Volvo đã thu thập từ những năm 1970. Họ nhận thấy rằng phụ nữ có nhiều khả năng bị chấn thương do tai nạn hơn nam giới, bởi vì hầu hết các công ty ô tô sử dụng các hình nộm thử nghiệm va chạm nam để kiểm tra xe ô tô của họ chứ không dùng hình nộm nữ. Forsman & Bodenfors sau đó đã phát hành toàn bộ danh mục dữ liệu của Volvo cho cộng đồng, hy vọng rằng các nhà sản xuất ô tô khác sẽ sử dụng nó để lưu ý cho thiết kế xe của họ. Cho đến nay, báo cáo đã đạt được hơn 11.000 lượt tải xuống.
15. Hạng mục Social & Influencer
“Keeping Fortnite Fresh” với nhân vật Wendy một game hành động đã giành giải Grand Prix hạng mục Social & Influencer tại Cannes Lions 2019, đánh bại nhân vật Wendy trong “Dream Crazy” của Nike. VMLY & R đã tạo ra một nhân vật đại diện trong trò chơi điện tử chiến đấu nhiều người chơi trông đáng ngờ giống như tên của chính Wendy. Nhân vật trùm đầu màu đỏ này xuất hiện trong trò chơi và nhanh chóng bắt đầu phớt lờ tất cả những người chơi khác, điển hình là các mục tiêu chính.
15. Hạng mục Innovation
FCB Health Network’s Area 23 Network cùng Wavio, một công ty phần mềm ở San Francisco, đã mang về giải Grand Prix cho hạng mục Innovation tại Liên hoan sáng tạo quốc tế Cannes Lions với “See Sound”, một thiết bị gia đình cảnh báo những người bị điếc hoặc khiếm thính nghe được âm thanh như em bé khóc hoặc còi báo cháy. Thiết bị này được hỗ trợ bởi mô hình AI (được đào tạo từ dữ liệu âm thanh của hơn 2 triệu video YouTube) và có thể phát hiện 75 âm thanh khác nhau.
16. Hạng mục Radio and Audio | “Westworld: The Maze”
“Westworld: The Maze” của HBO thực hiện bởi 360i của Dentsu Aegis Network giành giải Grand Prix hạng mục Radio và Audio. Để quảng bá cho phần thứ hai của loạt chương trình từ HBO, 360i đã tạo ra một vũ trụ ảo trên các thiết bị Amazon Alexa. Người nghe có thể thưởng thức rõ nét theo kiểu phiêu lưu của chính họ.
17. Hạng mục Di động | Whooper Detour
Burger King với “Whopper Detour” một lần nữa thắng giải Grand Prix và lần này là hạng mục Di động. Với chiến dịch cùng ứng dụng hướng dẫn khách hàng của McDonald đến Burger King gần nhất để lấy một chiếc bánh sandwich chỉ với một xu.
18. Hạng mục Creative Effectiveness
Giải grand prix hạng mục Creative Effectiveness của Cannes Lions đã được trao cho siêu thị Carrefour của Pháp cho dự án “Black Supermarket” của họ. Dự án này buộc Liên minh châu Âu thay đổi lập pháp về đa dạng sinh học. Marcel, agency thuộc sở hữu của Publicis, đã tham gia thiết lập thị trường “chợ đen” của các siêu thị Carrefour nhằm cung cấp các loại trái cây và rau quả được trồng bởi những người nông dân nhưng không được phép bán vì luật pháp EU. Chiến dịch bao gồm in ấn, áp phích và truyền thông TV, đã nhấn mạnh sự vô lý của danh mục các loài được ủy quyền chính thức của EU, cho rằng 97% các giống hạt giống, bao gồm cả hai triệu nông dân trồng là bất hợp pháp.
19. Hạng mục E-commerce
Thẻ tín dụng giới hạn dấu vân tay người dùng đã chiến thắng giải thưởng grand prix cho hạng mục E-commerce tại Cannes Lions năm nay.
Do Black, được phát triển bởi công ty fintech Thụy Điển Doconomy và agency RBK Communication tại Stockholm, nhằm mục đích giúp người tiêu dùng bội chi về mức độ carbon dioxide do tiêu thụ của họ. Thẻ theo dõi việc quẹt dấu vân tay của người dùng bằng cách mua bằng một ứng dụng và nếu họ vượt quá giới hạn (tính theo số tiền mà mỗi người sẽ giảm 50% lượng khí thải carbon vào năm 2030), họ sẽ chặn giao dịch tiếp theo của họ .
Mặc dù thẻ Do Black vẫn là một dự án thí điểm, chủ tịch hội đồng ban giám khảo, Giám đốc sáng tạo toàn cầu tại Wunderman Daniel Bonner, nhấn mạnh rằng thẻ này sẽ thành hiện thực và sẽ sớm được ra mắt người tiêu dùng.
20. Hạng mục Film
The New York Times với chiến dịch “The Truth Is Worth It” một lần nữa giành được giải Grand Prix hạng mục Film vào đêm cuối cùng của Cannes Lions. Một chiến dịch gom về cả 2 giải grand prix thức sự là một thành công vô cùng tuyệt vời cho The New York Times.
Chiến dịch này ghi lại hình ảnh phóng viênthực hiện cuộc điều tra trong nhiều tháng, nghiên cứu hơn 100.000 dữ liệu tài chính, phỏng vấn các đối tác kinh doanh của cha ông Trump và xem xét tài liệu từ rất nhiều nguồn để xác minh tổng thống Donald Trump có trốn thuế hàng tỷ đô không. Quảng cáo kết thúc với khẩu hiệu của chiến dịch “The Truth is Worth It”
Nội dung này được chia sẻ bởi Vincent Đỗ từ GTV SEO Trong suốt hơn 2.5 năm làm SEO, khi hướng dẫn về các kỹ thuật tăng traffic cho website hay tạo dựng content cung cấp giá trị cho khách hàng, một câu hỏi tôi thường gặp đó chính là: Và thậm chí… Đừng lo […]
Thay vì quan tâm quá nhiều đến đối thủ cạnh tranh, chúng tôi tập trung khai thác ngôn ngữ của người dùng để sáng tạo nội dung và chạm đúng điểm “G” mà không mất quá nhiều thời gian. Đó là cách CreativeQ tiếp cận nhãn hàng Smoovy và tìm ra giải pháp cho họ.
1. SẢN PHẨM
Smoovy là Dung dịch Vệ sinh Phụ nữ thế hệ mới của Dược Việt Đức, giúp làm sạch tự nhiên và dịu nhẹ, giúp kháng khuẩn, khử mùi, giảm ngứa đồng thời dưỡng da, làm mềm và giữ ẩm, bảo vệ vùng kín giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.
Smoovy nuôi dưỡng và trẻ hoá da vùng kín hiệu quả với chiết xuất Hoa Hồng kết hợp Cúc La Mã, Collagen, Vitamin E. Smoovy là SP VSPN thế hệ mới không chứa chất tẩy SLS như các loại VSPN thông thường.
Đối tượng khách hàng của Smoovy là nữ giới, từ 25 tuổi trở lên ở thành phối và các khu vực cận thành thị. Họ vốn là những người biết quan tâm chăm sóc bản thân, đã từng sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc chưa từng.
2. VẤN ĐỀ
Smoovy ra đời sau trong bối cảnh thị trường đã có những tên tuổi TOM (Top of mind) như Dạ Hương, Lactacyd hoặc các sản phẩm ngoại nhập với công thức vượt trội; chưa kể đây lại là một sản phẩm nhạy cảm, dễ bị đánh đồng với các sản phẩm vệ sinh cơ thể. Vì vậy, những khách hàng đã sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ thì chưa có nhu cầu chuyển đổi sang sản phẩm khác; còn khách hàng chưa sử dụng thì chưa có nhu cầu đối với sản phẩm này.
Khi tiếp nhận các kênh nội dung của Smoovy, CreativeQ nhận thấy nhãn hàng gặp phải những vấn đề lớn như:
Đã từng chạy chiến dịch với “chỉ số” vượt nhưng đơn hàng không tăng do khai thác sai tệp khách hàng, tương tác tốt nhưng không có khả năng chuyển đổi.
Facebook chính đã bị khóa, Fanpage mới lập liên tiếp vi phạm nên không thể chạy Ads.
Lượng khách hàng quan tâm tới sản phẩm còn ít. Fanpage có hơn 800 likes, tương tác trên mỗi post thấp; chủ yếu là like, ít bình luận và chia sẻ, inbox gần như không có.
Nội dung nghèo nàn, phân bổ nhóm nội dung chưa hợp lý, các định dạng nội dung đơn điệu.
Smoovy cần tìm ra các “điểm chạm” với khách hàng mục tiêu để có cơ hội thuyết phục về công thức vượt trội của sản phẩm (so với các sản phẩm thông dụng); với mức giá hợp lý (so với các hàng nhập khẩu).
3. GIẢI PHÁP
Bắt nguồn từ sự thấu hiểu, CreativeQ nhận ra đây là nhóm khách hàng ở độ tuổi đã có gia đình, đa phần là dân văn phòng, có kiến thức xã hội nhất định, có hiểu biết và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm thực sự chất lượng với giá thành cao hơn bình thường. Họ là những phụ nữ độc lập, tự tin.
Nhưng dù độc lập, tự tin đến mấy thì họ vẫn luôn cần một người đàn ông dành cho riêng mình. Và để giữ được tình yêu đó, họ phải biết cách chăm sóc, yêu thương bản thân mình, nhất là vùng nhạy cảm một cách chủ động và cởi mở.
Kết hợp với việc nghiên cứu thói quen mua hàng của nhóm phụ nữ này, CreativeQ đã tìm ra 3 “điểm chạm” để tương tác được với họ bao gồm: những mẩu quảng cáo chạm đến nhu cầu ẩn sâu trong họ, cho họ cơ hội xài sản phẩm một cách có lý do và để những người uy tín nói về sản phẩm.
Chiến dịch “Màu hồng anh yêu” với Tagline “Em hồng cho chồng thêm phiêu” được triển khai với 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1
Truyền cảm hứng cho Phụ nữ tìm lại “thanh xuân vùng kín” – Trải nghiệm thương hiệu bằng việc thương hiệu thể hiện sự thấu hiểu những ông chồng.
Giai đoạn 2
Đồng hành giải đáp những thắc mắc, nỗi đau và khó khăn của chị em luôn có Smoovy bên cạnh – Trải nghiệm thương hiệu thông qua những giải pháp hiệu nghiệm giúp chị em tự tin hơn.
Giai đoạn 3
Duy trì gắn kết, chuyển đổi – Trở thành tri kỷ của chị em thông qua những nội dung chia sẻ sâu, phần này call to action mạnh mẽ hơn. Trải nghiệm thương hiệu ngoài việc chia sẻ nội dung hữu ích còn là hệ thống chăm sóc KH và bán hàng do đó, tập trung nâng cao khả năng tư vấn với chốt sale qua inbox.
Chiến dịch khai thác đa dạng nhiều định dạng nội dung khác nhau, với những chủ đề chạm đến 4 tử huyệt cảm xúc của phụ nữ: Tình yêu – tình dục, Tiền bạc, Danh tiếng, Bản ngã.
Đồng thời, thông qua những nội dung này, CreativeQ cũng xây cho thương hiệu “tiếng nói” thông minh, hóm hỉnh, “bựa” tinh tế; có thể đại diện cho những người phụ nữ Thế hệ mới với tư duy thông tuệ, am tường; có phong cách sống độc lập, tự tin; có khí chất và tầm ảnh hưởng.
4. KẾT QUẢ
“Màu hồng anh yêu” là một trong những chiến dịch Content Marketing thành công, được giới chuyên gia Marketing, các Agencies, đối thủ và người tiêu dùng đánh giá cao trong năm 2018 và 2019.
Fanpage Smoovy từ tình trạng không thể chạy được Ads; đến nay sau hơn 1 năm chưa một lần bị Facebook cảnh báo; các chiến dịch Ads diễn ra thuận lợi và được đánh giá cao.
Tỷ lệ bán hàng online tăng 6 lần, đỉnh điểm gấp 10 lần
Lượng Like Page tăng mười lần lần với 80% là Organic.
Tỷ lệ tương tác, yêu thích, quan tâm, inbox tăng 25 lần.