Influencer Marketing trở thành khái niệm quen thuộc và cực kỳ phổ biến trong thời đại Marketing mới. Không chỉ nổi lên mạnh mẽ, xu hướng này nhanh chóng trở thành phương tiện truyền thông được đầu tư mạnh của các thương hiệu lớn. Theo dữ liệu thu thập từ công cụ lắng nghe Social Heat, có đến 78% người dùng online bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ tin tưởng.
Để một chiến dịch thành công ta phải nói đến 3 yếu tố : nội dung chiến dịch, người truyền tải và thời điểm diễn ra. Thực tế cho thấy, thương hiệu dù nhỏ hay lớn nhưng nếu có những “binh pháp” hợp lý trong chiến dịch Influencer Marketing thì đều có thể thay đổi, phát triển được sự nhận diện thương hiệu, niềm yêu thích và tin dùng của khách hàng.
Chính vì thế, bài toán đặt ra cho các thương hiệu khi bắt đầu chiến dịch Influencer Marketing là nên chọn ai để đạt hiệu quả tối đa với mức ngân sách đặt ra.
Influencer Marketing là gì?
Influencer marketing là hình thức marketing sử dụng những influencer hay còn gọi là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để gửi thông điệp của nhãn hàng đến người tiêu dùng. Qua đó, nhãn hàng sẽ tiếp cận được khách hàng mục tiêu, tăng nhận diện, quảng bá thương hiệu và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của mình.
Phân loại Influencer
Để chạy chiến dịch hiệu quả, việc hiểu rõ và xác định được đặc điểm của các nhóm Influencer rất quan trọng. 7Saturday chia các Influencer làm 4 nhóm chính, dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Reach: Số lượng người tiếp cận bài quảng cáo trên trang của Influencer
- Relevance: Sự phù hợp giữa hình ảnh Influencer và fans của họ với Brand
- Resonance: Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng
Celebrity: Những người nổi tiếng này được nhiều người biết đến và thu hút sự chú ý của truyền thông. Celeb thường là những diễn viên, ca sĩ, MC, các sao hạng A, … hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí và thể thao. Nhóm influencer này có độ Reach cao nhất, tuy nhiên không phải Celebrity nào cũng có sự phù hợp với ngành hàng và tác động lên việc thay đổi ý kiến người dùng. Song song đó, giá cho các post của Celebrity khá cao, thường nằm ở mức từ 30 triệu trở lên.
Professional: Họ đáp ứng cho cho bạn nguồn kiến thức về một lĩnh vực nào đó một cách chuyên sâu hay những hiểu biết vượt trội so với mặt bằng chung. Hơn thế nữa, chuyên gia là những người có kinh nghiệm đi trước trong một lĩnh vực cụ thể, họ cũng có những chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng qua kinh nghiệm của họ.
Nhóm professional có độ Reach tương đối cao và có mức độ Relevance và Resonance với ngành hàng cao nhất. Mức giá trung bình cho một post trên Facebook của Professional dao động từ 10 triệu đến 30 triệu động.
Citizen: Những người bình thường nhưng sở hữu trên 500 lượt followers và các bài post của họ luôn được hưởng ứng, tương tác nồng nhiệt từ người xem. Nhóm này có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer. Chi phí cho một post của Citizen khá thấp, dao động từ 500K đến 2 triệu đồng.
Community: Là những cộng đồng hoặc nhân vật hư cấu, họ là những người thực sự truyền tải thông điệp tới được với người tiêu dùng vì sự gần gũi và sáng tạo của mình.
Sau khi đã hiểu rõ đặc điểm của từng nhóm Influencer, giai đoạn tiếp theo là thiết lập những chiến lược nhằm sử dụng những nhóm người ảnh hưởng này sao cho hợp lý và hiệu quả nhất với mức ngân sách được đưa ra. Công thức “đánh trận” Influencer Marketing hiệu quả thường chia ra các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: “THẢ BOM NGUYÊN TỬ” TẠO HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN MẠNH
Giai đoạn mở đầu cho một chiến dịch Influencer Marketing của các thương hiệu nên được lan tỏa bởi các Celebrities tên tuổi có lượng fans lớn. Mục tiêu của giai đoạn đầu thường sẽ nhắm tới việc tăng tối đa mức độ nhận diện thương hiệu của dịch vụ hoặc sản phẩm. Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm mới hoặc nhãn hãng mới gia nhập thị trường Việt Nam.
Ưu điểm của các bạn Celebrities là sự đầu tư hình ảnh chuyên nghiệp, có độ reach và tương tác cực cao. Điều này góp phần giúp thương hiệu tạo viral nhanh chóng được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, do reach cao nhưng chỉ số Relevance và Resonance của nhóm Celebrities khá thấp, dẫn đến việc họ ít có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người xem quảng cáo.
Lời khuyên: Chọn Celebrities có lượt follower > 500.000.
Ví dụ: Sơn Tùng M-TP, Ninh Dương Lan Ngọc, Trấn Thành, … đang là những Celeb được săn đón nhiều nhất.
Giai đoạn 2: DẪN “TRUNG TƯỚNG” ĐÁNH VÀO ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU
Nếu giai đoạn mở đầu là thời kỳ bùng nổ nhằm tăng nhận diện thương hiệu trên diện rộng thì giai đoạn tiếp theo là nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu. “Máy bay thả bom” đánh diện rộng nhưng chưa chắc đánh trúng vào mục tiêu thì các “tướng” sẽ được tung ra nhằm tạo niềm tin cho nhóm người tiêu dùng. Vì vậy, không có gì tốt hơn là sử dụng nhóm Professional, Talent như các “tướng” dẫn dắt, định hướng mọi người về hình ảnh sản phẩm, thương hiệu đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm.
Sử dụng nhóm Professional có độ Reach tuy thấp hơn Celeb nhưng lại có mức độ Resonance và Relevance với từng ngành hàng cao nhất. Điều này giúp nhãn hàng gửi thông điệp quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mà họ muốn nhắm tới. Hơn thế nữa, khi nhóm Professional chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan tới chuyên môn của họ cũng có khả năng giúp tăng sự yêu thích của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ đó.
Lời khuyên: Professional/Talent có lượt follower > 100.000.
Ví dụ: các thương hiệu làm đẹp nên chọn các Beauty Blogger như Trinh Phạm, Chloe Nguyễn,..hay lĩnh vực du lịch có thể sử dụng các Travel Blogger như Quang Đại, Hà Trúc,…
Giai đoạn 3: “BỘ BINH” LEN LỎI TÁC ĐỘNG TỪNG ĐỐI TƯỢNG
Đánh lớn, đánh trúng giúp nhãn hàng tăng mức độ nhận diện thương hiệu và khẳng định chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Tiếp theo đó, hình thức sử dụng Citizen sẽ như một “bộ binh” len lỏi vào từng ngóc ngách nhằm kêu gọi khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, những thông điệp gửi gắm đến khách hàng được lặp đi lặp lại, khiến họ sẽ luôn nhớ đến thương hiệu đầu tiên.
Nhóm Citizen có độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer nhưng lại có độ Resonance và Relevance tương đối cao. Họ là nhóm người tương tác với khách hàng hiệu quả nhất. Bởi vì những người theo dõi nhóm này là những người thực sự quan tâm đến họ. Citizen cũng chính là nhóm có quan hệ, tương tác gần gũi nhất với nhóm fans của mình. Việc trao đổi, chia sẻ về chất lượng, trải nghiệm khi dùng sản phẩm/dịch vụ trở nên dễ dàng hơn, tạo độ tin cậy cao giúp kích thích quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Lời khuyên: (Citizen) có lượt follower là > 10.000.
Tạm kết:
Mỗi influencer khó mà làm nên một chiến dịch thành công mà cần phải có sự kết hợp của các nhóm Influencer. Vai trò của từng nhóm ở mỗi giai đoạn đều sẽ có chức năng nhất định và cộng hưởng lẫn nhau. Thế trận này là thế trận phổ biến mà hầu hết các thương hiệu đều đang áp dụng. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ có những “binh pháp” riêng biệt, phù hợp với mục tiêu và ngân sách của mình. Bởi Influencer Marketing chưa bao giờ bị hạn hẹp về thế trận, phần lớn phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu, sự sáng tạo và năng lực của người Marketer.
> Cùng 7Saturday làm nên chiến dịch của bạn : https://hubs.ly/H0jh0Cv0
LIST HOT CELEBRITY ĐANG ĐƯỢC SĂN ĐÓN: https://hubs.ly/H0jh0m-0
LIST HOT TALENT/PROFESSIONAL: https://hubs.ly/H0jh0CD0
7Saturday
The post Những thế trận kết hợp các nhóm Influencer để chạy chiến dịch hiệu quả (Part 1) appeared first on Advertising Vietnam.
Những thế trận kết hợp các nhóm Influencer để chạy chiến dịch hiệu quả (Part 1) posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét