Đếm ngược đến thời khắc khai mạc Thế vận hội mùa hè 2020, các nhà quảng cáo đang tận dụng cơ hội quý giá để nâng tầm thương hiệu. Sau đây là 5 chiến dịch truyền cảm hứng đã đi vào lịch sử của các mùa Thế vận hội trước, là mảnh ghép khắc sâu trong tâm trí người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới.
1.P&G: “Thank You, Mom – Strong” (Olympics Rio 2016)
Người mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách và ý chí quyết tâm của người vận động viên. Bộ phim cảm động của P&G xuất hiện giữa làn sóng quảng cáo Olympics Rio 2016 nhưng vẫn giữ vững màu sắc của thương hiệu.
“Strong” kể về sức mạnh tinh thần của người mẹ là nguồn động lực cho những đứa con khi chúng trưởng thành. P&G tự hào là người bạn đồng hành của mọi bà mẹ, giúp họ yên tâm nơi hậu phương.
“Thank You, Mom – Strong” là phần tiếp theo của các chiến dịch Thế vận hội trước đây của P&G như: “Pick Them Back Up”, “Kids” và “Best job”, một trong những quảng cáo Thế vận hội được xem nhiều nhất mọi thời đại.
Dana Vollmer, vận động viên bơi lội người Mỹ đã giành huy chương vàng Olympics Rio 2016 đã chia sẻ: “Xem video này khiến tôi nhớ đến người mẹ của mình.” Như vậy, điều quan trọng nhất, chiến dịch của P&G đã mang cảm giác gần gũi đến với khán giả, vì vậy người tiêu dùng sẵn sàng xem nó như một câu chuyện có thật, thay vì chỉ là một quảng cáo thuyết phục.
- Nike: “Find Your Greatness” (Olympics London 2012)
Không thể không nhắc đến Nike, thương hiệu giày và trang phục thể thao hàng đầu thế giới với tác phẩm “Find Your Greatness”. Đây là một hiện tượng lan truyền trong Thế vận hội Luân Đôn và thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Ai không yêu thích những câu chuyện thành công, đặc biệt là khi điều đó xảy ra với những con người bình thường? Trong “Find Your Greatness”, ta bắt gặp nghệ thuật sử dụng cảnh mở đầu trong điện ảnh – Forrest Gump để thu hút trí tưởng tượng của người xem. Nike khéo léo xây dựng thành nhiều câu chuyện mạnh mẽ để khuyến khích mọi người dũng cảm đấu tranh cho khoảnh khắc tuyệt vời của chính họ. Ngoài ra, chiến dịch sẽ được hỗ trợ trên Twitter bằng nỗ lực sử dụng hashtag #findgreatness.
Chiến dịch của Nike ra đời để nhắm vào cơn sốt Thế vận hội và đi trước một bước đối thủ cạnh tranh Adidas, người đã trả hàng chục triệu bảng để trở thành nhà tài trợ chính thức toàn cầu của Olympic London 2012.
- Telstra: “Down Under” (Olympics London 2012 )
Để chứng minh rằng một bài hát có sức mạnh đoàn kết cả một quốc gia, Telstra – tập đoàn viễn thông lớn hàng đầu châu Á đã mời nghệ sĩ Colin Hay tạo ra một phiên bản hoàn toàn mới từ bài hát kinh điển “Down Under” của chính anh. Telstra đã tích cực phổ biến “Down Under”, bài hát thể thao không chính thức của Úc trong chiến dịch của mình, nhằm truyền cảm hứng đến các vận động viên tham gia Thế vận hội Luân Đôn 2012.
Ở bất cứ quốc gia nào, họ đều gọi những vận động viên là người hùng. Chiến dịch “Down Under” đã xây dựng hẳn một đường link để người dân Úc có thể gửi đến anh hùng thể thao trong lòng họ những thông điệp và lời động viên sâu sắc.
- Samsung: “Do What You Can’t – Human Nature” (Winter Olympics PyeongChang 2018)
Một nỗ lực gây ấn tượng và truyền cảm hứng khác đến từ Samsung. Chiến dịch xây dựng chân dung những con người bình thường vượt qua nghịch cảnh trong hành trình theo đuổi tham vọng của mình. Đoạn video dài một phút kết thúc với cảnh một người phụ nữ với chân giả đang cố gắng đứng dậy và đi lại, được hỗ trợ bởi một tai nghe thực tế ảo.
Nhắm mục tiêu vào thế hệ Millennials am hiểu về công nghệ, “Do What You Can’t – Human Nature” nối tiếp quảng cáo “Do What You Can’t” trước đây của Samsung , mô tả về một tai nghe VR vô tình rơi vào đầu một con đà điểu. Khi nhìn thấy những đám mây ảo, con chim bắt đầu tập bay. Quả là một sự kết hợp tuyệt vời của sự sáng tạo và công nghệ.
- Coca-Cola: “Bird’s Nest Stadium” (Olympics Beijing 2008 )
Năm 2008, Thế vận hội tổ chức tại sân vận động quốc gia Bắc Kinh, hay còn gọi là “Tổ chim” vì hình dáng kiến trúc của nó. Nguồn cảm hứng này đã dẫn dắt Coca-Cola tạo nên một quảng cáo kể về những chú chim phiêu lưu khắp thế giới để thu thập ống hút uống để xây dựng một bản sao thu nhỏ của Sân vận động Bắc Kinh. Sau đó, chúng xem lễ khai mạc trong “ngôi nhà mới” của mình. Với nhạc nền bắt tai và hình ảnh những chú chim hoạt hình dễ thương, đoạn phim quảng cáo hơn 10 năm trước tuy giản dị nhưng vẫn làm người xem thích thú mỗi khi nhớ về.
Từ 5 quảng cáo đình đám góp phần làm nên tên tuổi những thương hiệu, có thể thấy rằng sự chân thực và khả năng truyền cảm hứng chính là những yếu tố hàng đầu để bắt nguồn một chiến dịch Thế vận hội Olympic có tầm ảnh hưởng.
Ngọc Anh / Advertising Vietnam
Theo campaignasia
The post 5 chiến dịch làm nên tên tuổi thương hiệu qua các mùa Thế vận hội appeared first on Advertising Vietnam.
5 chiến dịch làm nên tên tuổi thương hiệu qua các mùa Thế vận hội posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét