Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

THẾ TRẬN 4: Chiến lược kết hợp Influencer để khẳng định giá trị thương hiệu

Trong môi trường cạnh tranh ngày nay, để có thể tồn tại và dẫn đầu trên thị trường thì các thương hiệu buộc phải thực hiện nhiều “binh pháp” Marketing cho từng mục tiêu khác nhau và cân đối ngân sách.

Ở các thế trận trước, 7Saturday đã hé lộ những cách hoạch định chiến dịch Influencer Marketing theo giai đoạn Awareness, Decision. Phần tiếp theo sẽ mở ra một thế trận nhằm xây dựng khách hàng trung thành và làm tăng giá trị thương hiệu, đồng thời giúp tăng doanh thu cho các sản phẩm đã và đang có mặt trên thị trường (giai đoạn Advocate).

Thực tế cho thấy, các sản phẩm trên thị trường đều trải qua 4 giai đoạn trong một chu kỳ sống: triển khai, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. Việc làm mới sản phẩm, hoạch định lại chiến lược, tăng giá trị thương hiệu là điều thường thấy ở hầu hết các sản phẩm trong giai đoạn cuối. Làm Marketing theo từng giai đoạn hoặc từng mốc thời gian luôn cần được chú trọng và lên chiến lược dài lâu. Và nhân tố mới xuất hiện trong truyền thông – Influencer Marketing giúp các thương hiệu có thể chủ động dẫn đầu trước những giai đoạn riêng lẻ này.

Nếu sản phẩm của bạn đã có mặt trên thị trường khá lâu và đang trong giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái, bạn muốn xây dựng khách hàng trung thành, làm mới hình ảnh sản phẩm để tăng doanh thu thì không thể bỏ qua bài viết thú vị này của 7Saturday nhé! Sự sống còn của thương hiệu phụ thuộc không ít vào vai trò marketing, truyền thông. Vậy đâu là giải pháp mới cho việc duy trì và phát triển cho các thương hiệu lâu năm?

Giai đoạn 1: Hâm nóng không khí bằng “lửa nhiệt” của Celebrities

Cùng với sứ mệnh thiết lập thế trận, những người làm Influencer Marketing phải “dàn binh, bố trận” sao cho hợp lý và dung hòa được ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả chiến dịch.

Một thương hiệu quen thuộc, xuất hiện đã lâu trên thị trường, việc quảng bá chiến dịch rầm rộ là điều cần thiết. Chiến dịch này không chỉ khẳng định được độ lớn mạnh của thương hiệu mà còn khẳng định được giá trị mà bạn đem đến cho khách hàng của mình.

Chính vì vậy, khi mở màn chiến dịch cần phải lan tỏa và hâm nóng không khí bằng “lửa” của các Celebrities. Họ chính là điểm nhấn vừa sâu vừa rộng, giúp thương hiệu bạn tỏa sáng trở lại sau bao nhiêu ngày vắng tiếng. Lúc này khách hàng sẽ thốt lên và trầm trồ về thương hiệu của bạn.

Một case study tiêu biểu có thể nhắc đến là thương hiệu giày Việt – Biti’s đã quay trở lại đầy bất ngờ trong chiến dịch “Đi để trở về” vào dịp Tết Nguyên Đán 2017. Biti’s đã kết hợp cùng với Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn – hai chàng ca sĩ gây mưa gió trong cộng đồng giới trẻ tại thời điểm này. Mặc dù Biti’s là thương hiệu giày Việt lão làng nhưng sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nước ngoài, Biti’s đã dần bị quên lãng. Sự trở lại đầy bất ngờ và hoành tráng, Biti’s đã bán cháy hàng trong dịp Tết Nguyên Đán, đạt 300% doanh thu đề ra. Sự thành công của Biti’s cũng không thể kể đến sự góp mặt của dàn influencers đình đám như: Phở Đặc Biệt, JVevermind, Nguyễn Ngọc Thạch, Phan Ý Yên,… đã khuấy động cộng đồng bằng các cuộc tranh cãi #teamđi hay #teamtrởvề.

Đặc biệt ở giai đoạn này, công việc chính của các Celebrities không chỉ đơn thuần là đăng bài về sự kiện. Hơn thế nữa, thương hiệu tạo ra giá trị cho cộng đồng thông qua các chiến dịch thì Celebrities là người kết nối fans cùng với thương hiệu. Celebrities cần chăm chỉ tương tác với fans và xây dựng hình ảnh đồng hành cùng thương hiệu xuyên suốt thời gian diễn ra chiến dịch, nhằm đánh trọng tâm vào cộng đồng fans tạo hiệu ứng domino lan truyền khích lệ mọi người tham gia chiến dịch.

Mega, Macro Influencer (thường là Celebrity, Talent) là viên ngọc sáng cho giai đoạn mở đầu của một chiến dịch duy trì khách hàng trung thành. Họ sẽ giúp thương hiệu của bạn được nhiều người chú ý hơn và lôi kéo được người tham gia, hưởng ứng cùng chiến dịch.

Giai đoạn 2: Platform kết nối khách hàng và thương hiệu và truyền thông bởi Influencers/ KOLs

Platform ở đây là một nền tảng giúp kết nối thương hiệu và khách hàng của mình, đặc trưng của platform ở giai đoạn này là các event online hoặc offline. Các thương hiệu sử dụng event như một chiêu thức để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Event sẽ giúp các nhãn hàng gần hơn với khách hàng của mình, không chỉ duy trì được tệp khách hàng cũ mà còn tiếp cận được các khách hàng tiềm năng khác.

Thương hiệu của bạn tồn tại được lâu dài và phát triển bền vững, đó là cả một quá trình nỗ lực của những người trong đội ngũ và sự ủng hộ của khách hàng. Sản phẩm, thương hiệu của bạn không chỉ đơn giản là bán ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà cần phải thể hiện được “đẳng cấp” của một thương hiệu.

Sản phẩm nước uống Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát là một đối thủ đáng gờm trong ngành nước giải khát tại Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, Tân Hiệp Phát hiểu rõ giá trị của sản phẩm và biết mình cần phải mang gì đến cho khách hàng. Những năm vừa qua, mùa hè nào Trà Xanh không độ cũng tổ chức nhạc hội Mùa Hè Không Độ.

Xuất phát từ hình ảnh khỏe khoắn, năng động và trẻ trung mà team Marketing của Trà xanh không độ đã xác định ngay từ đầu dành cho dòng sản phẩm nước uống này, chuỗi sự kiện Mùa Hè Không Độ đã làm rõ hơn thông điệp và giá trị sản phẩm nước là “giải tỏa nhiệt” cho người tiêu dùng. Chương trình âm nhạc hoành tráng của Trà Xanh Không Độ đã trở thành điểm hội tụ quen thuộc của giới trẻ vào mùa hè hằng năm.

Không chỉ offline event mà online event cũng rất thu hút được nhiều người tham gia và lan tỏa được thông điệp của bạn. Online event thường là các cuộc thi về tài năng hoặc chia sẻ về cuộc sống, đam mê của bạn để từ đó gây sự tò mò hoặc tìm sự đồng cảm của nhiều trái tim.

Một cuộc thi online khá rầm rộ và thành công trong năm 2018 không thể nhắc đến là Diana – Chiến dịch “Yêu. Tin. Hành động”. Diana đã dẫn dắt câu chuyện thật khéo léo khi truyền thông điệp theo từng giai đoạn. Đến giai đoạn cuối, Diana đã phá vỡ suy nghĩ xưa cũ, thôi thúc những cô gái phải hành động và tham gia cuộc thi online “Chắp cánh đam mê”.

Gương mặt đại diện cho chiến dịch của Diana là Min – cô ca sĩ không bao giờ ngừng “đốt cháy” đam mê của mình. Ngoài ra, để chiến dịch được lan rộng và thay đổi được suy nghĩ của khách hàng, Diana đã chọn những gương mặt như Nguyễn Ngọc Thạch, Han Sara, Nguyễn Lê Tường Vi,… để chia sẻ câu chuyện “thời đại con gái” phải “hành động”.

Xem list influencer có sức ảnh hưởng đến giới trẻ tại đây!

Bạn thấy đấy, để khẳng định được vị thế trên thị trường cũng như vị thế trong lòng khách hàng, việc mở ra một platform để kết nối bạn với khách hàng là điều phải làm. Đây không chỉ là nơi giao lưu kết nối với khách hàng mà còn giúp lan tỏa được các giá trị mà thương hiệu mang đến cho cộng đồng và đặc biệt chính là người tiêu dùng. Từ đó họ sẽ thêm tin tưởng và yêu thích sản phẩm của bạn hơn.

Tổ chức sự kiện còn được xem là một lời cảm ơn đặc biệt cho người tiêu dùng và lan tỏa mạnh mẽ thương hiệu của bạn. Vậy làm thế nào lan tỏa mạnh mẽ thông điệp, giá trị thương hiệu của bạn đến với cộng đồng?

Vai trò của Influencer trong các giai đoạn truyền thông chiến dịch

Tổ chức một sự kiện thành công cần có sự tham gia đông đảo của công chúng, cách tốt nhất để truyền thông trong giai đoạn đầu chiến dịch là dùng Celebrities để lôi kéo người tham gia, hưởng ứng sự kiện.

Như nói ở trên, Celebrities/Talents là gương mặt sáng giá để thu hút sự quan tâm của cộng đồng và tạo được sự tin tưởng, có sức ảnh hưởng tốt. Vì vậy, việc lựa chọn những Mega, Macro Influencer ở giai đoạn đầu là quyết định không thể nào chính xác hơn. Tùy vào độ lớn nhỏ của sự kiện mà bạn lựa chọn bao nhiêu Influencer và có độ phủ đủ tốt cho chiến dịch.

Ngoài ra, trước sự kiện thường có các chương trình mini game online vừa nhanh, vừa tiện lợi và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Các mini game tổ chức thường kèm quà tặng là vé đến sự kiện hoặc cơ hội sở hữu sản phẩm giá trị của chương trình. Ngoài sử dụng Celebrities/Talent để tạo ảnh hưởng tốt thì làn sóng Micro, Nano Influencer cũng giúp tạo dấu ấn trên thị trường nhờ tham gia mini game và kêu gọi mọi người cùng chơi.

Giải quyết xong giai đoạn trước sự kiện, để tiết kiệm chi phí nhưng thông điệp vẫn được lan tỏa mạnh thì các Micro và Nana Influencer chính là lựa chọn tối ưu nhất trong giai đoạn on-air (trong sự kiện).

Vai trò của các Micro/Nano Influencer tại thời điểm này là lan truyền thông điệp và hình ảnh diễn ra sự kiện trên các trang mạng xã hội, điều này sẽ giúp những người không tham gia nhưng vẫn biết rõ sự kiện của bạn là gì và diễn ra như thế nào. Bên cạnh đó, khi các Micro/Nano đăng bài, ngoài hình ảnh trong sự kiện thì vài câu cảm nhận về sự kiện cũng vô cùng quan trọng.

Hãy lựa chọn những Micro là các Professional đến sự kiện của bạn chụp tấm ảnh check in cùng đôi lời đánh giá. Với vai trò là người tham gia và trải nghiệm như các bạn khác thì Micro Influencer sẽ là các tín đồ dẫn dắt sự kiện vì họ đưa ra quan điểm cá nhân về sự kiện, truyền tải thông điệp một cách tự nhiên và thuyết phục. Việc đăng tải những tấm ảnh và lời chia sẻ khách quan về sự kiện sẽ tạo được lòng tin của khách hàng với thương hiệu của bạn hơn.

Xem list influencer về lifestyle phù hợp với đa dạng ngành hàng tại đây!

Giai đoạn 3: Kéo dài hiệu ứng, để lại dấu ấn dài lâu

Sau sự khuấy động cùng các Mega/Macro & Micro Influencer các thương hiệu thường tạo các sân chơi như minigame và đăng tải các tin “hot” diễn ra trong sự kiện. Engagement (tương tác) ở giai đoạn sau sự kiện được đo bằng bằng các lượt share, comment, like, event attendance. Mục tiêu của giai đoạn này nhằm nhắc nhở khách hàng về thương hiệu, kể lại câu chuyện nhãn hàng và xây dựng khách hàng trung thành.

OMO đã khá thành công khi thực hiện mini game “chấm điểm độ bẩn” sau khi tham gia chương trình Color Me Run 2019. Mặc dù sự kiện đã hết, cuộc vui chơi của gia đình đã tàn nhưng họ cũng không quên hí hoáy vào trang page của OMO để xem lại hình ảnh của gia đình.

Xem list các gia đình được nhiều người quan tâm tại đây!

Ngoài hình thức mini game, lan truyền thông tin bằng Influencer ở giai đoạn này cũng khá là quan trọng. Không cần tạo sự ảnh hưởng hay dấu ấn mạnh mẽ như giai đoạn mở đầu (sử dụng Celebrities kêu gọi tham gia), hay tạo sự tin tưởng và lan tỏa như giai đoạn trong sự kiện (sử dụng Talents, Profession tham gia và cảm nhận về sự kiện) thì giai đoạn cuối chỉ cần phát tán thông tin thật rộng rãi.

Thông tin sau sự kiện cần được báo chí đưa tin và khen về sự kiện của bạn, việc này sẽ khiến những người không tham gia hoặc chưa biết về sự kiện của bạn sẽ cảm thấy tò mò và tìm hiểu về sự kiện. Các kênh báo chính thống đưa tin và được truyền đi bởi Nano Influencer sẽ tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu hơn và giúp khách hàng hiểu rõ hơn sau chiến dịch của thương hiệu.

Ở giai đoạn này, vai trò của Influencer không còn là gánh nặng như giai đoạn mở đầu. Vì vậy, để thông tin được phát tán nhanh và đúng đối tượng mục tiêu thì Nano Influencer sẽ là “chiến binh” tốt nhất, vừa tối ưu được chi phí và vừa có lượng tương tác tốt. Vì Nano Influencer thường chăm bình luận, bàn tán vấn đề cùng với bạn bè của mình hơn là Mega và Macro Influencer.

Hy vọng bài viết về kết hợp Influencer Marketing trong truyền thông sẽ giúp bạn có một chiến lược thành công ngoài mong đợi ở giai đoạn Advocate!

Đọc thêm:

Thế trận 1: Chiến lược ra mắt sản phẩm bằng hình thức Influencer Marketing
Thế trận 2: Hoạch định chiến lược theo phễu AIDA và kinh nghiệm
Thế trận 3: Bán hàng hiệu quả cùng Influencer Marketing

7Saturday Agency chuyên về lĩnh vực Influencer Marketing, có kinh nghiệm nhiều năm với các chiến dịch lớn của ngành hàng FMCG. Bạn sẽ không còn lo lắng khi trở thành đối tác của 7Saturday!

Hãy cùng 7Saturday Agency làm chủ thị trường với chiến dịch Influencer Marketing của riêng bạn!

The post THẾ TRẬN 4: Chiến lược kết hợp Influencer để khẳng định giá trị thương hiệu appeared first on Advertising Vietnam.


THẾ TRẬN 4: Chiến lược kết hợp Influencer để khẳng định giá trị thương hiệu posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét