Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Củ khoai lang trên bàn Chủ tịch Đàm Bích Thuỷ và 7 nhà tài trợ giấu tên phía sau Đại Học

 

 

 

 

Tô Lan Hương: Vậy là bà đã trải qua năm đầu tiên cùng Đại học Fulbright Việt Nam: một năm học đồng kiến tạo, với việc đặt nền móng cho mô hình giáo dục đại học khai phóng và phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam. Từ khi bà trở thành Chủ tịch FUV đến giờ,  tôi luôn tò mò về lý do khiến bà từ bỏ cương vị CEO của một ngân hàng quốc tế lớn tại Việt Nam như ANZ, để rẽ ngang sang giáo dục?

Đàm Bích Thuỷ: Tôi phải nói rằng, tôi là một trong những thế hệ đầu tiên được cấp học bổng Fulbright. Năm 1993, tôi nhận học bổng, sang Mỹ học MBA ở Trường Kinh doanh Wharton, Đại học Pennsylvania. Những Fulbrighters chúng tôi được lựa chọn cho học bổng này, với kỳ vọng một ngày nào đó, chúng tôi sẽ làm những điều có ích cho cộng đồng mà chúng tôi sống, cho đất nước mà chúng tôi sinh ra.

Sau nhiều năm làm trong lĩnh vực ngân hàng, tôi nhận ra rằng đã đến lúc tôi thực hiện cam kết của mình với Fulbright, thể hiện trách nhiệm của mình với đất nước, như một sự đền đáp cho những gì mà tôi đã may mắn được nhận. Trở thành Chủ tịch FUV chính là cách tôi lựa chọn để thực hiện cam kết ấy.

Thật ra, từ lúc tôi về nước đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Ngân hàng ANZ Việt Nam (năm 2005), tôi vẫn thường xuyên đóng góp ý kiến vào các bài phân tích kinh tế và phản biện chính sách Việt Nam của các giáo sư Harvard.

Qua những câu chuyện trao đổi giữa chúng tôi, những giáo sư ở Đại học Harvard chia sẻ tâm nguyện một ngày nào đó có thể xây dựng ở Việt Nam một trường Đại học khai phóng kiểu Mỹ.

Chúng tôi thường xuyên thảo luận say sưa về dự định này, và đều gặp nhau ở sự say mê trong việc xây dựng mội trường đại học phi lợi nhuận và khai phóng đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2016, FUV chính thức được cấp phép thành lập, là một sự thử nghiệm mang nhiều kỳ vọng của cả hai chính phủ Việt nam – Hoa Kỳ. Và giờ thì sau một năm học đồng kiến tạo, chúng tôi chính thức bước vào năm học đầu tiên trong lịch sử FUV.

Tôi hay ví FUV như một start-up,  là một môi trường học thuật, nhưng vẫn có những hoạt động mà chúng tôi phải thực hiện với kĩ năng của một nhà quản trị doanh nghiệp. Có lẽ vì tôi phù hợp với việc quản trị tài chính, quản trị nhân lực, đàm phán các thoả thuận với các cơ quan chính phủ và địa phương, nên tôi được tin tưởng giao cho trọng trách này.

 

 

 

Tô Lan Hương:  Rời bỏ lĩnh vực ngân hàng sang làm Chủ tịch một trường Đại học, tôi nghe nói rằng, thu nhập của bà giảm đi ít nhất một nửa. Với bà, đó có phải một sự đánh đổi?

Đàm Bích Thuỷ: Dĩ nhiên là thu nhập của tôi giảm đi rất nhiều! Khi làm Tổng Giám đốc của ANZ Việt Nam, tôi được hưởng những tiêu chuẩn riêng về nhà ở, xe cộ, đi lại.

Tô Lan Hương: Vậy khi làm Chủ tịch FUV thì sao?

Đàm Bích Thuỷ: Giờ tôi đi máy bay hạng phổ thông, đi lại bằng taxi, bằng xe công nghệ, đôi khi cả xe ôm nữa… (cười)!

Tô Lan Hương: Có khó khăn với bà không khi phải mất đi những đặc quyền dễ chịu như thế?

Đàm Bích Thuỷ: Tôi không nghĩ đó là những thứ nằm trong danh sách mà tôi nhất định phải có thì mới yên tâm để sống!

Tô Lan Hương: Quả thật, tôi đã rất bất ngờ khi gặp bà lần đầu tiên ở FUV: bà ngồi làm việc trong cùng một dãy bàn với nhân viên, trên bàn có vài củ khoai lang. Tôi ngạc nhiên vì bà quá đỗi giản dị. Bà  có đang hạnh phúc với lựa chọn này của mình?

Đàm Bích Thuỷ:  Phải đến năm 2022, FUV mới xây dựng xong trụ sở chính ở Campus rộng 15 ha bên Quận 9. Hiện giờ, chúng tôi chưa có trụ sở chính thức nên vẫ phải đi thuê. Nên những khu vực tốt nhất trong toà nhà, chúng tôi dành cho sinh viên và các giáo sư giảng dạy ở đây. Tôi không có gì phàn nàn với góc làm việc nhỏ của mình, vì tôi thích những không gian mở, nơi mà mỗi buổi sáng tôi có thể được nhân viên của mình chia sẻ khi thì củ khoai, khi thì trái bánh.

Còn bạn hỏi tôi có hạnh phúc với lựa chọn của mình hay không? Câu trả lời là có! Nhất là những lúc cửa phòng bật mở, một cô cậu sinh viên nào đó ào ào chạy vào, ríu rít chia sẻ với tôi về những dự án mà các bạn ấy đang ấp ủ, hoặc đôi khi là xin tôi một lời khuyên trước một sự thay đổi “lớn lao” nào đó của tuổi 20. Thi thoảng tôi cũng phải làm vai trò nhà tư vấn khi các bạn ấy bỗng nhiên nghi ngờ năng lực và sự lựa chọn của mình. Lũ trẻ nhiều năng lượng đến mức đôi khi chỉ nhìn thấy chúng thôi là tôi đã thấy “mệt” rồi!

Đó là những niềm vui rất khác so với khi làm kinh doanh!

Đàm Bích Thuỷ: FUV hoạt động dựa trên nguồn tiền tài trợ từ Chính phủ và các tổ chức xã hội Hoa Kỳ, cùng với cơ sở hạ tầng là 15 ha trong khu Công nghệ cao Quận 9 mà Chính phủ Việt Nam đóng góp.

Tôi không giấu rằng cũng có những nhà hảo tâm, những doanh nhân Việt Nam đã đóng góp cho FUV, như một cách để ủng hộ giáo dục Việt Nam. Với mỗi đồng tiền tài trợ mà chúng tôi kêu gọi được từ những nhà hảo tâm Việt Nam, thì Chính phủ Mỹ sẽ đóng góp một khoản tương ứng.

Hiện giờ FUV đã được 7 nhà hảo tâm cam kết tài trợ lâu dài, với con số lớn. Nhưng bên cạnh những nhà tài trợ lớn như thế, điều chúng tôi hy vọng hơn cả là văn hoá đóng góp của cả xã hội. Tôi thích cách mà nước Mỹ đã tạo ra văn hoá “pay it forward” – “đáp đền tiếp nối”  trong giáo dục. Những trường đại học phi lợi nhuận của Mỹ nhận từ 10 – 20 USD đóng góp của những nhà hảo tâm, biến nó thành một nguồn lực lớn để đầu tư cho giáo dục, cho ra đời những thế hệ sinh viên là hạt nhân của tương lai trong xã hội Mỹ. Và những hạt nhân đó khi trưởng thành, lại quay lại đóng góp cho giáo dục theo cách mình có thể. FUV chúng tôi cũng hướng tới mục tiêu đó!

Đàm Bích Thuỷ: FUV hoạt động dựa trên nguồn tiền tài trợ từ Chính phủ và các tổ chức xã hội Hoa Kỳ, cùng với cơ sở hạ tầng là 15 ha trong khu Công nghệ cao Quận 9 mà Chính phủ Việt Nam đóng góp.

Tôi không giấu rằng cũng có những nhà hảo tâm, những doanh nhân Việt Nam đã đóng góp cho FUV, như một cách để ủng hộ giáo dục Việt Nam. Với mỗi đồng tiền tài trợ mà chúng tôi kêu gọi được từ những nhà hảo tâm Việt Nam, thì Chính phủ Mỹ sẽ đóng góp một khoản tương ứng.

Hiện giờ FUV đã được 7 nhà hảo tâm cam kết tài trợ lâu dài, với con số lớn. Nhưng bên cạnh những nhà tài trợ lớn như thế, điều chúng tôi hy vọng hơn cả là văn hoá đóng góp của cả xã hội. Tôi thích cách mà nước Mỹ đã tạo ra văn hoá “pay it forward” – “đáp đền tiếp nối”  trong giáo dục. Những trường đại học phi lợi nhuận của Mỹ nhận từ 10 – 20 USD đóng góp của những nhà hảo tâm, biến nó thành một nguồn lực lớn để đầu tư cho giáo dục, cho ra đời những thế hệ sinh viên là hạt nhân của tương lai trong xã hội Mỹ. Và những hạt nhân đó khi trưởng thành, lại quay lại đóng góp cho giáo dục theo cách mình có thể. FUV chúng tôi cũng hướng tới mục tiêu đó!

 

The post Củ khoai lang trên bàn Chủ tịch Đàm Bích Thuỷ và 7 nhà tài trợ giấu tên phía sau Đại Học appeared first on Advertising Vietnam.


Củ khoai lang trên bàn Chủ tịch Đàm Bích Thuỷ và 7 nhà tài trợ giấu tên phía sau Đại Học posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét