Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Xu hướng và Insights ở khu vực APAC từ góc nhìn của giám khảo Spike Asia 2019

Ông Bill Yom-Giám đốc sáng tạo toàn cầu tại Cheil Worldwide, Chủ tịch hội đồng thẩm định của Spike Asia hạng mục Brand Experience & Activation và hạng mục mới Creative eCommerce, chia sẻ về Xu hướng và Insights ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC).

Điều thú vị nhất khi làm sáng tạo ở thị trường Châu Á đối với ông là gì?

Châu Á là một “mảnh đất màu mỡ” cho những người làm sáng tạo phát huy khả năng của mình. Ở một nơi có nhịp sống phát triển nhanh chóng giúp cho khu vực này thu hút nhiều nhà sáng tạo ở các lĩnh vực như nghệ thuật, thời trang, thiết kế và thẩm mỹ. Châu Á còn rất nhiều mảng để khai phá những giá trị sáng tạo nhưng tôi nghĩ rằng Châu Á đang sáng tạo theo cách của riêng mình bởi sự pha trộn của nhiều nền văn hóa và bối cảnh khác nhau của các ngành nghề, ở cả phía thương hiệu và agency.

Theo ông, những điểm khác nhau trong mảng Thương mại điện tử và Trải nghiệm thương hiệu giữa phương Tây và phương Đông là gì?

Phải khác biệt và “chiếm spotlight” về mặt sáng tạo là sức ép mà các thương hiệu đang gặp phải trong quá trình xây dựng nhận biết và định vị thương hiệu. Đối với mảng thương mại điện tử, Châu Á phát triển vượt bậc hơn các khu vực khác trên thế giới trong hành trình thương mại điện tử trên thiết bị di động và trải nghiệm thương hiệu.
Người tiêu dùng Châu Á đã quen với chuyện mua sắm mọi lúc, mọi nơi theo cách thuận tiện nhất. Và điều khiến chúng ta hào hứng là việc chờ xem công nghệ 5G sẽ ảnh hưởng đến việc mua hàng như thế nào.

Tôi lớn lên ở Đức, hiện đang sống tại Seoul, và phần lớn thời gian tôi sống, làm việc tại Châu Á. Tôi nhận thấy rằng người Châu Á có suy nghĩ cởi mở hơn đối với thương mại điện tử và trải nghiệm thương hiệu so với người phương Tây. Ở Hàn Quốc, chúng tôi nhận thức tốt về chuyện thẩm mỹ ở các lĩnh vực như thời trang và làm đẹp.

Ông nghĩ sao về nền công nghiệp sáng tạo tại Trung Quốc vào thời điểm này?

Rất may mắn là tôi có cơ hội được hỗ trợ đồng nghiệp của mình ở Cheil China, Bắc Kinh, cho một hãng xe hơi của Đức. Đó là một trải nghiệm mở mang tầm nhìn, vì khách hàng yêu cầu tạo ra trải nghiệm người dùng với một ý tưởng táo bạo với việc tận dụng công nghệ. Đội ngũ sáng tạo phải khai phá nhiều phương thức tiếp cận khác nhau để chạm đến trái tim người tiêu dùng. Ví dụ như là văn hóa hậu mãi sau khi khách đã mua hàng. Nhìn chung, các kênh truyền thông xã hội đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự thay đổi của những chiến dịch tầm cỡ.

Theo ông, những sáng kiến thú vị nào đang diễn ra trong trải nghiệm thương hiệu và thương mại điện tử?

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ như hiện nay, cả thương hiệu và agency đều có nhiều cơ hội để thay đổi hành trình mua hàng trở nên mới mẻ và bất ngờ hơn đối với người tiêu dùng. Ngày nay, người ta mong chờ vào những trải nghiệm thương hiệu độc đáo và những câu chuyện đi kèm với nó. Điều này cũng góp phần cải thiện việc xây dựng nhận biết thương hiệu.

Điều thú vị trong việc dẫn dắt ban giám khảo hạng mục Thương mại điện tử và Trải nghiệm thương mà ông nhận thấy là gì?

Đây là hai hạng mục thiết yếu trong cuộc sống của người dân khu vực APAC: Đa số mọi người mua sắm trực tuyến và ưa chuộng những thương hiệu có tiếng để thể hiện bản thân.

Ông kỳ vọng điều gì vào những chiến dịch thắng giải sắp tới?

Ở cả hai hạng mục, tôi hy vọng có thể thấy chiến dịch sáng tạo mới, có thể định nghĩa và định hình lại giá trị của sự sáng tạo trong ngành. Tôi tò mò về những hiểu biết văn hoá (insight) và tác động của chúng đối với thương hiệu và xã hội. Bởi vì, Creative eCommerce là hạng mục mới, sẽ rất thú vị để Ban giám khảo tranh luận tìm ra đâu là chiến dịch hiệu quả về ý tưởng lẫn doanh số.

Ngọc Trâm / Advertising VietNam

Nguồn: Spike Asia

The post Xu hướng và Insights ở khu vực APAC từ góc nhìn của giám khảo Spike Asia 2019 appeared first on Advertising Vietnam.


Xu hướng và Insights ở khu vực APAC từ góc nhìn của giám khảo Spike Asia 2019 posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét