Sự thành công và quy mô của công ty này có thể được coi là một bí ẩn. Zara không quảng cáo, ít tiếp thị và ông chủ của nó, người được một tạp chí kinh doanh tôn vinh là giám đốc điều hành tốt nhất thế giới vào năm ngoái, đã không tham gia bất kì cuộc phỏng vấn lớn nào, cho đến thời điểm hiện tại.
Zara là công ty bán lẻ thời trang nhanh Tây Ban Nha có trụ sở tại Arteixo ở Galicia. Được thành lập vào năm 1975 bởi Amancio Ortega và Rosalía Mera, Zara là thương hiệu chính của tập đoàn Inditex, nhà bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thế giới. Tính đến năm 2017, Zara cho ra mắt tới 20 bộ sưu tập quần áo mỗi năm.
Sự thành công và quy mô của công ty này có thể được coi là một bí ẩn. Zara không quảng cáo, ít tiếp thị và ông chủ của nó, người được một tạp chí kinh doanh tôn vinh là giám đốc điều hành tốt nhất thế giới vào năm ngoái, đã không tham gia bất kì cuộc phỏng vấn lớn nào, cho đến thời điểm hiện tại.
Pablo Isla gần đây đã vạch ra kế hoạch tương lai cho Zara, tập trung hoàn toàn vào sự chuyển đổi mang tính đổi kĩ thuật số và bền vững. Nhưng liệu một công ty, nơi toàn bộ hoạt động kinh doanh đều hướng khách hàng tới mua sắm càng nhiều càng tốt, có thể bền vững được hay không?
Không tồn tại mâu thuẫn giữa tính bền vững và lợi nhuận
Phát biểu tại trụ sở công ty ở miền bắc Tây Ban Nha, Pablo Isla, chủ tịch của Zara và công ty mẹ Inditex, đã đề cập đến vấn đề bền vững. Ông cho biết: “Không có mâu thuẫn nào giữa tính bền vững và lợi nhuận của công ty. Trong năm tới, tất cả các cửa hàng của chúng tôi sẽ hoạt động hiệu quả. Điều này nghĩa là tiêu thụ điện năng và nước của chúng sẽ thấp hơn đáng kể. Nếu mức tiêu thụ năng lượng của bạn giảm 20%, bạn sẽ có lợi nhuận.”
Trên thực tế, một số cách mà Zara hoạt động đang hỗ trợ mục tiêu bền vững của công ty. Ông Isla giải thích rằng Zara áp dụng “mức tồn kho thấp”.
Điều này giúp công ty bán lẻ giảm thiểu chất thải và tránh giảm giá một lượng lớn quần áo, qua đó giảm sức mua của người tiêu dùng.
Tại trụ sở, các nhân viên phân tích dữ liệu thực được cung cấp bởi những quản lý cửa hàng. Họ sử dụng thông tin này để quyết định việc sẽ làm mỗi tuần. Các nhà máy Zara chỉ làm những thứ họ biết sẽ bán chạy. Hầu hết các sản phẩm của Zara được sản xuất tại Tây Ban Nha hoặc các nước gần đó như Bồ Đào Nha, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển cũng như tác động của nó lên môi trường.
Một trong những nhà máy chủ chốt sản xuất đồ nữ của Zara nằm ngay cạnh trụ sở chính. Cách thức hoạt động này tập trung hoàn toàn vào tốc độ, cho phép Zara đưa các xu hướng thời trang mới tới cửa hàng trước các đối thủ cạnh tranh của họ.
Nhưng không phải lúc nào công ty này cũng để ý tới tiêu chuẩn. 2 năm trước, một số khách hàng của Zara ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm thấy ghi chú trong quần áo được viết bởi các công nhân rằng họ đã không được trả lương và cần khách hàng ủng hộ để họ được hưởng tiêu chuẩn làm việc tốt hơn.
Khi được hỏi về giám sát điều kiện làm việc, ông Isla nói rằng “điều quan trọng nhất là ý tưởng về mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp của chúng tôi”.
Fashion Revolution, một tổ chức độc lập theo dõi nguồn cung quần áo và tính đạo đức của quá trình sản xuất chúng, nói rằng Zara cần cung cấp thêm thông tin về nơi sản xuất để chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sản xuất.
Sarah Ditty, giám đốc chính sách của Fashion Revolution, cho biết: “Inditex, công ty sở hữu Zara, vẫn là một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn đang tụt hậu trong công bố danh sách các nhà sản xuất của họ. Các thương hiệu khác đã công bố danh sách (nhà cung cấp) và chứng minh rằng làm vậy không gây tổn hại tới khả năng cạnh tranh của họ.”
Nhựa tái chế
Trong trụ sở Zara có một cửa hàng thí điểm, giống với một cửa hàng thật nhưng không có người mua sắm. Đây là nơi Zara kiểm tra mọi thứ nên được sắp xếp và cảm nhận như thế nào, từ ánh sáng đến màn hình hiển thị.
Họ đang đặt mục tiêu không có chất thải trong cửa hàng. Tất cả các bao bì được làm từ giấy các-tông và nhựa có thể tái chế.
Tái chế cũng là một mục tiêu cho quần áo của Zara. Họ đang hợp tác với trường đại học MIT để phát triển các phương án sản xuất vải từ nhựa tái chế. Ông Isla đã cam kết rằng 100% bông, vải lanh và polyester được sử dụng bởi Zara – và các công ty chị em của nó – sẽ là hữu cơ, bền vững hoặc tái chế vào năm 2025.
Bên cạnh ghi nhận những nỗ lực của Zara để kết hợp vật liệu bền vững vào quá trình sản xuất, Sarah Ditty cho rằng vấn đề thực sự của công ty Tây Ban Nha là khối lượng quần áo họ làm ra. Theo báo cáo, Inditex đã đưa hơn 1,5 tỷ sản phẩm ra thị trường chỉ trong năm 2017. Ngay cả khi được sản xuất từ các vật liệu thân thiện với môi trường hơn, tạo ra nhiều mặt hàng mỗi năm là không bền vững đối với hành tinh của chúng ta.
*Nguồn: Nhịp Sống Kinh Tế
The post Không quảng cáo tiếp thị, nhờ đâu Zara trở thành đế chế thay đổi ngành thời trang thế giới? appeared first on Advertising Vietnam.
Không quảng cáo tiếp thị, nhờ đâu Zara trở thành đế chế thay đổi ngành thời trang thế giới? posted first on https://advertisingvietnam.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét