Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Influencer và cách tiếp cận mới của ngân hàng

Năm 2018 tiếp tục ghi nhận sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại khi lợi nhuận đã tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh việc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu dòng tiền thì 2019 là năm hệ thống các ngân hàng tích cực chuyển giao công nghệ số và đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tăng giá trị thương hiệu. Vậy cách thức nào sẽ giúp ngân hàng làm được điều đó đồng thời nhận được sự trung thành của khách hàng? Liệu Influencer Marketing đóng vai trò như thế nào trong cuộc chơi mới đầy cam go sắp tới.

Bức tranh tổng thể Ngân hàng 2019: Nối tiếp kỷ lục lãi đậm

Trong 3 năm trở lại đây, toàn ngành ngân hàng có sự tăng trưởng vượt ngoài mong đợi. Rất nhiều ngân hàng có kết quả kinh doanh năm 2018 tăng trên 50% so với năm 2017.

Cụ thể, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, VIB đang dẫn đầu khi tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tới 95%, tiếp theo là TPBank (87%), MBB (68%), HDBank (64%), Vietcombank (62%), Vietbank (52%), Agribank (50%), Sacombank (48%)… Riêng Vietcombank năm 2018 đạt kỷ lục lợi nhuận từ trước đến nay khi đạt 18.356 tỷ đồng, bỏ xa nhóm tiếp theo chỉ trên 9.500 tỷ đồng.

Các hệ sinh thái xung quanh ngân hàng bắt đầu phát huy lợi ích bên cạnh sự tăng trưởng của tín dụng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Năm nay, công cuộc tái cơ cấu ngân hàng tiếp tục được tập trung mạnh mẽ, việc đầu tư tín dụng chủ yếu được tập trung vào vào 2 nguồn chính: cho vay cá nhân và cho vay sản xuất kinh doanh.

Để làm tốt mảng này, chiến lược phát triển truyền thông của ngành ngân hàng phải được đẩy mạnh và nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Tham khảo List Review Influencer cho các sản phẩm smartphone

Ngân hàng thương mại, làm sao để thu hút và giữ chân khách hàng

Sự cạnh tranh để giữ chân khách hàng là cuộc chiến khốc liệt và không có hồi kết, buộc ngân hàng phải tạo đột phá để thu hút người dùng. Nhờ sự cạnh tranh đó mà nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao hơn, dư giả và an tâm hơn khi gửi tiết kiệm.

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng dù ở bất cứ ngành nghề nào, chỉ cần tỷ lệ khách hàng trung thành tăng lên 5% cũng làm tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%. Qua đó có thể thấy được rằng, khách hàng chính là chìa khóa giúp nâng cao sức cạnh tranh, sự “sống còn” cũng phụ thuộc rất nhiều vào “chiếc chìa khóa” này.

Tuy nhiên ở thời đại omni-channel (mô hình bán hàng đa kênh) như hiện nay thì những dịch vụ thẻ thanh toán, vay tín dụng, gửi tiết kiệm,… được chào bán từ chi nhánh, phòng giao dịch tới website tin tức, email hay thậm chí là mạng xã hội để đến với khách hàng tiềm năng. 

Với nguồn cung đa dạng, lợi ích cạnh tranh vô cùng hấp dẫn của rất nhiều ngân hàng khác nhau khiến các khách hàng ngày càng trở nên thiếu trung thành hơn khi sử dụng dịch vụ của một ngân hàng nào đó.

Thêm vào đó, hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu cho các ngân hàng thương mại cũng đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ nội bộ ngành, từ ngân hàng nước ngoài và từ các ứng dụng tài chính trên mobile. Điều đó làm cho khó khăn “chồng chất” khó khăn đè nặng trên vai của các ngân hàng trong nước.

Làm cách nào để khách hàng hiện tại yêu thích và gắn bó với ngân hàng là bài toán khó khiến ban lãnh đạo phải bâng khuâng.

Xu thế Fintech và định hướng chuyển đổi mô hình Ngân hàng số

Trong 2-3 năm trở lại đây, sự xâm nhập của công nghệ vào lĩnh vực tài chính (Fintech – Công nghệ tài chính) được xem như một trào lưu “hợp thời” trước bối cảnh công nghệ 4.0 phát triển toàn cầu và sự thay đổi hành vi online của khách hàng (bao gồm hoạt động mua sắm, giải trí, mạng xã hội… ).

Số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm 2018 (theo thống kê của Vụ Thanh toán). Hoạt động thanh toán điện tử, nhất là qua điện thoại di động cũng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch (tăng tương ứng 97,75% và 232,3%). 

Một số ngân hàng Việt Nam đã thử nghiệm các dịch vụ ngân hàng số và chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, số hóa như sử dụng các giải pháp e-banking để cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua mạng xã hội (Facebook, Zalo…)

Ví dụ dịch vụ rút tiền tại ATM không cần dùng thẻ của Techcombank và VIB; ứng dụng MyVIB của VIB; ứng dụng ngân hàng điện tử My Ebank của Sacombank; ứng dụng hỗ trợ phân tích hành vi khách hàng VPBank hay Livebank của TPBank là dấu hiệu tốt của công cuộc chuyển đối từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng số theo chỉ đạo của chính phủ.

Tham khảo List Influencer dành cho ví điện tử

Bắt nhịp xu hướng hay là chết

Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp đến người dân.

Tuy nhiên theo chia sẻ của ông Nguyễn Chiến Thắng – Giám đốc cao cấp Ngân hàng Số VPBank: “Công nghệ không phải là trở ngại chính trong quá trình chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số, mà trước hết vẫn là niềm tin và thói quen của khách hàng”. Có thể nhận ra một điều rằng thói quen tiêu dùng của người Việt khó có thể thay đổi trong “một sớm một chiều”, chúng ta phải tạo được sự chú chú ý và ủng hộ của nhiều khách hàng thông qua các hình thức mới hơn: Influencer Marketing.

Để minh chứng cho điều này, chúng ta không thể không nhắc đến TPBank-ngân hàng dám chi hàng triệu USD để quảng bá rầm rộ cho LiveBank.

Với nỗ lực thay đổi thói quen giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng truyền thống sang ngân hàng tự động. Chiến dịch Influencer Marketing của TPBank thành công vượt ngoài mong đợi khi chọn các ca sĩ thần tượng là Isaac, Tiên Tiên, Min, Erik, Lou Hoàng và Lê Thiện Hiếu làm gương mặt đại diện.

Nhóm khách hàng ưa chuộng LiveBank nhất là nhóm từ 18-32, nhóm khách hàng khá mới mẻ đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Do đó TPBank đã lựa chọn hình thức tiếp thị bằng thần tượng để thu hút những người hâm mộ của họ. Đây là những gương mặt có “quyền lực truyền thông” nổi trội với lượng người hâm mộ đông gấp nhiều lần, có thể tạo ra những cú hích cho thương hiệu.

Không chỉ mời những gương mặt ca sĩ và quảng bá mạnh trên mạng xã hội, tham gia cùng TPBank trong chiến dịch influencer marketing này còn có những Fanpage đình đám nhưng Thăng Fly Comics, Bà già kêu ca với các nhân vật mạng xã hội thân thiện là PikaLong, “Ninja Lead”, Bà già kêu ca… đưa ra các cập nhật liên quan đến LiveBank thu hút hàng chục nghìn lượt like, share và comment trên những Fanpage triệu người follow này. 

Chuỗi sự kiện này cũng tạo được những hiệu ứng tốt trên hai kênh Facebook, Instagram. Cụ thể, chiến dịch quảng bá này đã thu được hơn 5 triệu lượt hiển thị trên Facebook và Instagram, trên 750.000 tương tác, chi phí quảng cáo đã giảm được 30% trên Facebook và giao dịch LiveBank tăng xấp xỉ trên dưới 7 lần. Cú hít sử dụng Influencer Marketing khi ra mắt Livebank đã giúp TPBank tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tới 87% (2018), chỉ xếp sau VIB với 95%.

Tham khảo List Hot Influencer cho ngành ngân hàng

Vào những tháng đầu của quý II năm 2019, chúng ta chứng kiến sự kiện ra mắt rầm rộ của MWOW-giải pháp thanh toán qua thẻ trả trước online của ngân hàng MSB (Ngân hàng Hàng hải Việt Nam).

Với chiến dịch ra mắt này, MSB đã sử dụng Influencer Marketing để lan tỏa thông điệp đến đối tượng khách hàng là giới trẻ. Một số KOLs được sử dụng như: Đức Phúc, Erik, Vũ Dino kết hợp cùng gia đình hot mom Loan Hoàng, hơn 20 Influencers thuộc nhóm micro và 1 số page community fanpage: Bà già kêu ca, Beatvn,…

Cách kết hợp độc đáo này giúp MWOW tiếp cận gần hơn với nhóm khách hàng mục tiêu. Hiện tại, chiến dịch này chưa kết thúc, chúng ta cùng chờ đợi những con số đột phá của chiến dịch này của MSB nhé.

Bên cạnh TPBank và MSB thì gần đây MB Ageas thuộc ngân hàng Quân đội Việt Nam cũng áp dụng hình thức Influencer để lôi kéo và thu hút mọi người quan tâm sự kiện thể thao Family Ekiden được diễn ra ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thuật vào ngày 23/8 tới đây. Đây là sự kiện dành cho gia đình, thế nên MB Ageas đã sử dụng KOLs thuộc nhóm gia đình hạnh phúc nổi tiếng như: Hana Giang Anh, Lã Thanh Huyền,…

Influencer và cách tiếp cận mới của ngân hàng

Đối với ngân hàng, giá trị thương hiệu cũng như sự tin dùng của khách hàng là điểm mấu chốt, quyết định cả sự sống trên thị trường. Vậy làm sao để tăng giá trị thương hiệu? Làm sao để khách hàng trung thành? Với hàng ngàn câu hỏi được đặt ra, chúng ta đều có thể quy về một đáp án, đó là đẩy mạnh truyền thông, chính xác là bằng Influencer Marketing.

Công việc của người Influencer (người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng) là truyền tải thông điệp của nhãn hàng đến nhóm khách hàng mục tiêu. Người xem sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách chân thực và khách quan hơn so với xem quảng cáo của nhãn hàng. 

Những người theo dõi KOLs (hay còn gọi là fan) luôn có xu hướng gắn bó với những người họ theo dõi, điều đó thể hiện qua các hành động like, comment, share,… số lượng người theo dõi phần nào đánh giá được chất lượng của Influencer, chứng minh được sức ảnh hưởng của họ đối với một cộng đồng nhất định.

Influencer Marketing là hình thức truyền thông đột phá cho các sản phẩm ngân hàng nếu muốn thay đổi và đẩy mạnh truyền thông thương hiệu. Ở Việt Nam đã có nhiều ngành hàng áp dụng cách thức này để lan tỏa thông điệp của nhãn hàng mình và ngân hàng không phải là ngành nghề ngoại lệ. Những cái tên như TPBank, MSB hay MBBank là những chủ thể tiên phong trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, tiếp thị thông qua người ảnh hưởng không phải quảng cáo. Để thực hiện điều này có hiệu quả, các ông chủ ngân hàng cần đầu tư nhiều thời gian và phải suy nghĩ đó là một chiến dịch dài lâu.

Các bước để sử dụng Influencer hiệu quả cho ngành ngân hàng

Như đã đề cập, ngân hàng là một ngành kinh doanh rủi ro, uy tín và giá trị thương hiệu là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế mỗi Influencer đại diện cho ngành hàng này phải được chọn lựa kỹ lưỡng. Vậy chúng ta nên sử dụng Influencer như thế nào để đạt hiệu quả tối đa. Sau đây, 7Saturday sẽ gợi ý cho bạn các bước sử dụng Influencer hiệu quả 2019.

Bước 1: Tận dụng sức mạnh của Celeb

Bao giờ cũng thế, để mở đầu cho một chiến dịch Influencer Marketing, chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh của celeb, “quyền lực” truyền thông của họ sẽ giúp thương hiệu được lan tỏa một cách rộng rãi. Mục tiêu của bước này là tăng mức độ nhận diện thương hiệu mà celeb là những người có lượng fans cực khủng, có thể lên tới 100K lượt follow vì thế đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp thương hiệu của bạn dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng.

Một số gương mặt celeb có uy tín và được yêu thích tại thị trường Việt Nam: Quyền Linh, Ốc Thanh Vân, MC Trấn Thành,…

Bước 2: Professional đánh trúng đối tượng mục tiêu

Tiếp theo giai đoạn bùng nổ bằng celeb nhằm tăng nhận diện thương hiệu thì bước này chúng ta sẽ sử dụng nhóm Professional, Talent để nhắm đến khách hàng mục tiêu, định hướng mọi người về hình ảnh sản phẩm, thương hiệu đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm.

Hai nhóm Influencer này độ Resonance và Relevance với từng ngành hàng cao nhất, điều đó sẽ giúp nhãn hàng gửi thông điệp quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng mà họ muốn nhắm tới. Hơn thế nữa, khi nhóm Professional chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan tới chuyên môn của họ cũng có khả năng giúp tăng sự yêu thích của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ đó.

Ở phân khúc này, tùy theo đối tượng khách hàng mục tiêu mà có cách lựa chọn Influencer phù hợp. Ví dụ nếu khách hàng mục tiêu của ngân hàng là nhóm trẻ, hiện đại như TPBank thì Isaac, Min,… là những gợi ý vô cùng hay ho.

Bước 3: Len lỏi từng “ngõ hẻm” nhờ citizen

Nếu sử dụng celeb và professional giúp nhãn hàng tăng mức độ nhận diện thương hiệu thì bước này sẽ là bước giúp “chốt sale”. Citizen có vai trò len lỏi vào từng ngóc ngách nhằm kêu gọi khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, những thông điệp gửi gắm đến khách hàng được lặp đi lặp lại, khiến họ sẽ luôn nhớ đến thương hiệu đầu tiên.

Tham khảo thêm bài viết Những “thế trận” kết hợp các nhóm Influencer để chạy chiến dịch hiệu quả (Part 1)

Tạm kết:

Mỗi ngành nghề sẽ có cách sử dụng Influencer truyền tải thông điệp khác nhau. Những ngành nghề đòi hỏi giá trị thương hiệu cao như ngân hàng thì cần làm truyền thông nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn. Phụ thuộc vào từng chiến dịch, từng thông điệp, nội dung khác nhau thì sẽ có hình thức truyền tải sao cho phù hợp nhất.

7Saturday Agency chuyên về lĩnh vực Influencer Marketing, có kinh nghiệm nhiều năm với các chiến dịch lớn, trong đó có các chiến dịch của các ngân hàng như MSB, MB Ageas.

Hãy cùng 7Saturday Agency làm chủ thị trường với chiến dịch Influencer Marketing của riêng bạn!

The post Influencer và cách tiếp cận mới của ngân hàng appeared first on Advertising Vietnam.


Influencer và cách tiếp cận mới của ngân hàng posted first on https://advertisingvietnam.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét